b) Trái phiếu kho
8.3.3. Quyết định của nhà đầu tư cuối cùng
Chúng ta gọi nhân dân - những người sau cùng mua trái phiếu, cổ phiếu là các nhà đầu tư cuối cùng (Ultimate Investors) để phân biệt với các nhà kinh doanh. Bởi vì khi họ mua chứng khoán đểđầu cơ, tích trữ, họ cũng là nhà đầu tư: nhà đầu tư tạm thời.
Đương nhiên, đã có thị trường, có người sản xuất và kinh doanh hàng hóa thì cũng phải có người tiêu thụ hàng hóa. Những gì đã đúng với thị trường hàng hóa vật chất hữu hình thì cũng sẽ đúng với thị trường hàng hóa các loại khác kể cả tài chính và tiền tệ. Thị trường này cũng cần có người tiêu thụ hàng hóa. Giữa hàng hóa chứng khoán với các loại hàng hóa vật chất khác có một điểm khác biệt là quá trình tiêu thụ các loại hàng hóa vật chất là quá trình sử dụng nó với tư cách là các phương tiện sinh hoạt nhưăn, uống, mặc cho đến khi hàng hóa không còn tồn tại, bị biến chất thành dạng khác hoặc bị tự hủy; ngược lại quá trình tiêu thụ chứng khoán là quá trình giữ nó trong tay như một phương tiện để sáng tạo ra giá trị mới là tiền lãi, giống như cho vay. Hàng hóa “chứng khoán” chỉ bịđào thải khi nó đến hạn thu hồi. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn, cần phân biệt rõ thế nào là nhà đầu tư hay tiêu thụ cuối cùng. Bởi vì, lý do sinh ra sự nhầm lẫn là nếu gọi quá trình giữ nó trong tay để sinh lãi là một quá trình tiêu thụ, thì lúc ấy mọi người đều có thể là người tiêu thụ. Khó mà phân biệt rạch ròi giữa người kinh doanh và người tiêu thụ, vì chỉ giữ nó trong tay 1 ngày rồi ngày mai bán đi, chứng khoán vẫn tạo ra lãi cho người kinh doanh. Như vậy ông ta cùng lúc vừa là người tiêu thụ vừa là nhà đầu tư.
Thị trường tài chính - tiền tệ xác định nhà tiêu thụ cuối cùng hay đầu tư cuối cùng dựa vào quá trình định tính chủ thể. Một tác nhân được gọi là nhà kinh doanh khi và chỉ khi anh ta hoặc công ty nào đó được sinh ra với mục đích mua đi và bán lại chứng khoán kiếm lời. Mục đích ấy do chính công ty hay cá nhân xác định ngay từđầu. Quá trình giữ chứng khoán trong tay hơi lâu dài một chút chỉ là một việc ngoài ý muốn vì chưa tới cơ hội để bán, hoặc là hành vi đầu cơ như một thủ thuật kinh doanh để kiếm lợi nhuận trong những đợt bán sắp tới, chứ không phải chủ thể ấy được sinh ra để mua chứng khoán cất giữ và kiếm lãi từ việc cất giữ này (cho đến ngày đáo hạn). Tính chất trên hoàn toàn khác với đông đảo nhân dân. Đa số họ mua chứng khoán là để thuần túy hưởng lãi suất do cơ quan phát hành trả vào ngày đáo hạn.
Nếu lãi suất chứng khoán cao hơn lãi suất ngân hàng, họ mua chứng khoán. Ngược lại, nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng cao hơn lãi suất có thể thu được từ chứng khoán, họ bán chứng khoán, rút tiền vềđể gửi ngân hàng. Hành vi của họ rõ ràng là hành vi cho vay dưới hình thức này hoặc hình thức khác chứ không phải kinh doanh. Họ chỉ bán ra chứng khoán khi lãi suất của nó trở nên thấp, hoặc khi quá cần tiền mặt, chứ không sống bằng việc mua và bán này.
Do vậy, bộ phận thứ hai rõ ràng là các nhà đầu tư cuối cùng hay các nhà tiêu thụ cuối cùng vì họđích thực là chủ thể cho vay vốn trên thị trường tài chính - tiền tệ. Chính quyền và các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể tạo ra hàng hóa (chứng khoán) để vay nợ, thừa hiểu rằng đông đảo nhân dân là nguồn tài chính khổng lồ mà họ cần huy động, chứ không phải là 300 hay 400 nhà kinh doanh cấp I, cấp II và môi giới. Đồng ý rằng tài chính của số 300, 400 nhà này cũng lớn thật, nhưng không là cái gì khi so sánh với tài chính của đại bộ phận nhân dân trong cả nước. Huống hồ, tài chính của 300, 400 nhà nói trên là được tập trung để mua, bán chứ không phải để cho vay.
Để quyết định việc mua cổ phiếu hay gửi tiền vào ngân hàng, các nhà đầu tư cuối cùng quan tâm nhiều nhất đến vấn đề lợi tức.