Chương 10 THANH TOÁN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần III- Chương 9&10 docx (Trang 43 - 48)

Suy cho cùng, mục tiêu của những phấn đấu thiết lập cơ sở chung cho các đồng tiền từ đầu thế kỷ đến nay, như hệ thống tiền tệ quốc tế và các thiết chế tài chính đa quốc gia là nhằm hỗ trợ cho quá trình thanh toán quốc tế giữa các nước trên thế giới.

Chúng ta đều hiểu rằng, ngày nay mỗi quốc gia đều có quan hệ không nhiều thì ít với các quốc gia khác vì nhu cầu cuộc sống và phát triển kinh tế. Người Việt Nam đi máy bay của Mỹ sản xuất, uống rượu của Pháp, mặc quần áo làm bằng vải của Anh, Nhật Bản, dùng xe của Hàn Quốc, Nhật Bản... Đòi hỏi của con người đã làm cho trao đổi ngày càng mở rộng ra khắp thế giới. Quá trình trao đổi này kéo theo 2 loại quan hệ: (1) Quan hệ thanh toán trực tiếp giữa người mua kẻ bán và (2) Quan hệ thanh toán gián tiếp giữa các quốc gia. Vì những quan hệ thanh toán này vượt ra ngoài biên giới, người ta gọi nó là thanh toán quốc tế.

Giữa hai công dân hoặc hai chủ thể trong cùng một nước buôn bán với nhau, để diễn tả tình hình mua và bán, mỗi tác nhân có thể ghi chép bằng sổ sách hoặc thông qua bảng cân đối chữ T để theo dõi. Khi một chủ thể trong nước mua hàng của người nước ngoài, vấn đề đã khác đi. Thứ nhất, chủ thể nhập khẩu trong nước phải trả cho người bán ở nước ngoài bằng ngoại tệ. Giữa các quốc gia, ngoại tệ là tài sản dự trữ dùng để đối thoại với nước ngoài. Cho nên, lưu chuyển ra vào của loại tiền tài sản này phải được chính phủ theo dõi. Quá trình theo dõi nói trên làm cho việc buôn bán với nước ngoài được thể hiện vào sổ sách của quốc gia. Đó là đặc trưng thứ hai. Loại sổ sách mà quốc gia dùng để thể hiện các luồng thanh toán và trả nợ giữa người trong nước và ngoài nước được gọi là cán cân thanh toán (Balance Of Payments)

10.1. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC GIA 10.1.1. Khái niệm 10.1.1. Khái niệm

Hiểu theo nghĩa đơn giản, thì như sự phân tích trên, cán cân thanh toán là những ghi chép về tổng giá trị mua và bán giữa nhân dân trong nước với nước ngoài.

Do sự đa dạng của các loại hình quan hệ và hợp tác quốc tế từ giữa thế kỷ trở lại đây, ngoài mua bán, các nước còn chuyển tiền từ nước này qua nước khác để đầu tư, viện trợ, cho vay. Phạm vi thanh toán giữa các quốc gia không còn bó hẹp trong việc mua hàng và trả tiền nữa, mà đã mang nội dung chu chuyển tư bản giữa các nước. Bên cạnh đó, vẫn diễn ra quá trình mua hàng của nước ngoài rồi chuyển giao ngoại tệ trả tiền hàng, hoặc bán hàng cho nước ngoài rồi nhận được ngoại tệ thanh toán. Quá trình đó thực chất cũng là sự chuyển dịch vốn hoặc ngoại tệ từ nước này sang nước khác. Cho nên, tổng quát hơn, người ta gọi cán cân thanh toán là bảng ghi chép của quốc gia về sự thay đổi và phát sinh của các luồng vốn ra vào giữa một nước và thế giới bên ngoài.

10.1.2. Tính chất

Mỗi gia đình trong một đất nước, nếu chi tiêu quá khoản thu nhập làm ra được, gia đình ấy sẽ phải:

- Bán một số tài sản đã tích luỹ (như xe, tivi, đất dai, cổ phiếu, trái phiếu...) để bù vào việc chi nhiều hơn thu.

- Xín cha mẹ hoặc người thân

- Nhận trợ cấp từ chính phủ hoặc các tổ chức xã hội khác - Vay nợ (vay bạn bè, ngân hàng, cơ quan...)

Điều thứ nhất mà chúng ta cần luu ý là, khi các khoản thu về không bù đắp các khoản chi, gia đình nói trên hoặc là phải chấp nhận sự hao hụt các tài sản đã tích lũy trong quá khứ, hoặc phải nợ nần. Bản thân khoản thu phải luôn luôn cân đối với khoản chi cho dù sự cân đối này được thiết lập bằng cách bán bớt tài sản, vay mượn, hay nhận viện trợ.

Ðiều thứ hai là trong một nền kinh tế tổng thể, tất cả khoản chi của người này, chủ thể này sẽ là khoản thu của người kia hoặc chủ thể khác. Tiền bạc và tài sản không bao giờ mất đi mà chỉ dịch chuyển từ người sở hữu này sang người sở hữu khác. Khi đã có chủ thể vay, tức phải có chủ thể cho vay. Gia đình A vay được 1 triệu VND - thì dứt khoát để 1 triệu Đồng này trở thành khoản nợ của A, phải có một chủ thể nào đó đã cho A vay. Có thể là ngân hàng, bạn bè, hoặc cá nhân khác. Khoản nợ của A là khoản có (hay khoản đã cho vay) của các tác nhân này.

Tính chất của cán cân thanh toán và quốc gia cũng vậy.

Bởi vì nền kinh tế thế giới không khác gì một tồng thể, cho nên, mỗi quốc gia trong đó, không khác gì gia đình A trong phân tích nói trên. Nếu quốc gia A chi tiêu nhiều hơn thu nhập nó làm ra được, nó buộc phải dùng 1 trong 4 biện pháp xử lý gia đình A. Trong đó biện pháp 1, 3, 4 dưới các hình thức bán bớt dự trữ tài sản, xin viện trợ hoặc vay nợ là phổ biến. Khi quốc gia A thu được tài chính để bù vào sự chi nhiều hơn thu của mình, tài chính đó dứt khoát phải đến từ một quốc gia hoặc tổ chức khác trong nền kinh tế thế giới. Nếu quốc gia A vay nợ để cân đối thu với chi, nợ của A sẽ là khoản cho vay hay khoản có của một quốc gia bất kỳ đã chuyển tiền cho A.

Cán cân thanh toán của quốc gìa với phần còn lại của thế giới, thực chất không khác gì cán cân thanh toán giữa các gia đình của một nước. Nó phản ánh tình hình chi tiêu, thu nhập, có và nợ của quốc gia. Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn luôn phải cân bằng. Nếu tổng khoản thu vào lởn hơn khoản chi (khoản nợ, sự thặng dư sẽ làm phát sinh tài sản ròng của quốc gia (như tài sản ròng của NHTG - chương 7). Nếu tổng khoản thu nhỏ hơn chi, hoặc là sự thâm hụt sẽ làm hụt đì tài sản ròng (gỉảm dự trữ), hoặc nó phải được bù bằng vay nợ nghĩa là tăng thêm tài sản nợ của đất nước đổi với bên ngoài.

10.1.3. Phương thức ghi chép trên cán cân thanh toán

Vì cán cân thanh toán ghi những chuyển dịch tiền, tài sản ra và vào giữa các hộ gia đình, công ty, chính quyền với phần còn lại của thế giới, nó có 2 luồng rẩt rõ ràng, đó là:

- Các khoản thu hoặc có quyền sở hữu - Các khoản phải chi, hay phải trả.

Mọi sự chuyển dịch, không nhất thiết là ra hay vào, nếu là khoản phải chi trả của quốc gia, nó được gọi là khoản thâm hụt (deficit item) được ký hiệu bằng dẩu trừ (-) trong cán cân thanh toán.

Các khoản thâm hụt trong giao dịch bao gồm: nhập khẩu hàng hóa, dich vụ, quà gời tặng cho người nước ngoài, thuê phương tiện và dịch vụ của nước ngoài, chi tiêu của các thành phần đi du lịch hoặc ra nước ngoài công tác, chi phí quân sự phải trả, lãi hoặc lợi tức phải trả cho nườc ngoài do họ đầu tư vào trong nước dưới các hình thái như: gửi tiền vào ngân hàng, mua cổ phiếu. trái phiếu, bất động sản trả lãi vốn đã vay từ trước, hoặc các hình thức đầu tư khác. Thâm hụt thường dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về ngoại tệ của quốc gia. Và do đó, rất dễ đưa tình trạng tiền nội địa thặng dư trên thị trường ngoại t́ệ. Giá ngoại tệ lên cao. Tiền nội địa mất giá, trong khi tiền nước ngoài lên giá.

Những khoản gíao dịch hoặc chuyển dịch tiền, tài sản - cũng không nhất thiết là ra hay vào - dẫn tới việc gia tăng nguồn thu cho quốc gia được gọi là khoản thặng dư (Surplus item), ký hiệu bởi dấu cộng (+). Những loại chuyển dịch sau đây sẽ phát sinh khoản thặng dư: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài, các khoản chi tiêu của du kh́ách, công dân nước ngoài tại trong nước, các tiện nghi khác như vận chuyển, tài chính, tiền tệ cung cấp cho người nước ngoài bởi nhân dân trong nước, đầu tư ra nước ngoài, thu nhập hoặc tiền lãi có được (chuyển về) từ đầu tư hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu kinh doanh khác ngoài biên giới, quà tặng gửi từ ngoài vào, và các khoản thu khác...

Các chuyển dịch thặng dư sẽ tạo ra tình trạng thừa ngoại tệ vì cung ngoại tệ tăng. Nhu cầu về tiền mặt nội địa tăng theo, tiền trong nước lên giá. Bảng 10.1 tóm tắt về phương thức ghi chép của cán cân thanh toán.

Bảng 10.1: Các hạng mục thâm hụt (-) và thặng dư (+) trong tài khoản quốc tế (international accounts) của một nước

Các chuyển dịch tạo ra khoản thặng dư (+)

Các chuyển dịch tạo ra khoản thâm hụt (-)

1) Xuất khẩu hàng hoá 1) Nhập khẩu hàng hoá 2) Quà tặng của người nước ngoài cho nhân

dân trong nước 2) Quà tặng cho người nước ngoài

3) Chi tiêu của du khách nước ngoài 3) Chi tiêu của nhân dân trong nước khi ra nước ngoài 4) Cung cấp dịch vụ các loại (tài chính -

tiền tệ - bảo hiểm - vận chuyển - tiện nghi khác…) cho người nước ngoài

4) Chi phí phải trả cho các dịch vụ tài chính - tiền tệ - vận chuyển - bảo hiểm - quân sự - tiện nghi khác.. do nước ngoài cung cấp

5) Lãi và lợi tức thu được từ đầu tư ra nước

ngoài 5) Lãi và lợi tức phải trả cho đầu tư của nước ngoài 6) Bán tài sản cho người nước ngoài 6) Mua tài sản ở nước ngoài

7) Bán vàng, tiền nội địa cho nước ngoài 7) Mua vàng, ngoại tệ từ nước ngoài 8) Tiền nước ngoài ký gửi vào trong nước 8) Tiền trong nước đem ra nước ngoài ký

gửi

10.1.4. Thành phần của cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán tổng quát có 3 thành phần chính, lần luợt là:

10.1.4.1. Cán cân tài khoản vãng lai (hiện hành)

Cán cân tài khoản vãng lai (current account balance) còn được gọi là cán cân tài khoản mở bao gồm sự diễn giải các luồng chuyển dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ. Trong cán cân tài khoản vãng lai, trước đây người ta đã từng chia ra làm 2 bô phận là:

* Cán cân thương mại (trade balance)

* Cán cân hàng hóa và dịch vụ (goods and services balance)

Loại thứ hai khác loại thứ nhất duy nhất ở chỗ, nếu loại thứ nhất chỉ phản ánh các luồng xuẩt và nhập khẩu hàng hóa hữu hình giữa trong nước và thế giới bên ngoài, thì loại thứ 2 bao gồm thêm các khoản xuất và nhập khẩu dich vụ. Ngày nay, chi tiết hơn, các nhà kinh tế đưa ra khái niệm cán cân tài khoản thông thường bao gồm tới 3 thành phần nhỏ hơn:

10.1.4.1.1. Tài khoản xuất nhập khẩu hàng hữu hình

Nếu quốc gia xuất khẩu ra nước ngoài một tổng giá trị hàng hóa nhiều hơn lượng mua từ nước ngoài, cán cân thương mại hàng hóa (Merchandise trade balance) sẽ thặng dư, hoặc nói vắn tắt là thặng dư thương mại (trade surplus) như nước Đức suốt từ 1992 đến 1995 (bảng 9.4). Ngược lại, nếu quốc gia ấy mua hàng hóa của nước ngoài nhiều hơn tổng giá tri bán ra - nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu cán cân thương mại sẽ thâm hụt, gọi tắt là thâm hụt thương mại (Merchandise trade deficit).

Một nước như Việt Nam hàng năm có thể bán cho nước ngoải rất nhiều thứ: Gạo, lúa, nông sản, hải sản, cao su, dầu thô, quần áo may sẵn, giày dép... Nhưng cũng mua của thế giới rất nhiều thứ, từ nước ngọt, bột ngọt, đường, sữa cho đến xăng dầu, vật tư máy móc, thiết bị ... Khi thương mại thặng dư, nó xuất hiện lên bảng cán cân thương mại bằng dấu cộng. Khi thương mại thâm hụt, ký h́ỉệu của sự thâm hụt sẽ là dấu trừ, chỉ ra sự nợ nước ngoài.

10.1.4.1.2. Tài khoản dịch vụ

Tài khoản dịch vụ (service account) phổ biến nhất là các hạng mục chi tiêu du lịch, cung cấp các tiện nghi vận chuyển, bảo hiểm, tài chính, tiền tệ và lợi nhuận từ đầu tư.

Dịch vụ du lịch và vận chuyển cung ứng cho người nước ngoài là khoản thu. Ngược lại nước ngoài cung cấp cho nhân dân trong nước là khoản chi. Lợi nhuận từ đầu tư của người trong nước trên thế giới là khoản thu. Tương tự, lợi nhuận mà người nước ngoài thu được từ những công việc đầu tư của họ vào trong nước là khoản phải trả, phải chi. Tất cả khoản thu về dịch vụ trừ cho các khoản chi về dịch vụ sẽ cho biết tình trạng của cán cân tài khoản dịch vụ. Cán cân này giống cán cân thương mại, chỉ có 1 trong 3 trường hợp:

- Thặng dư khi thu > chỉ

- Thâm hụt khi thu < chi. Như Bảng III14 cho biết, nước Đức năm 1995 thâm hụt 62.9 tỷ DM trong tài khoản dịch vụ. Trong đó, thâm hụt riêng về chi tiêu du lịch là 50.5 tỷ DM.

- Thăng bằng khi thu = chỉ

10.1.4.1.3. Chuyển dịch đơn phương

Bao gồm các khoản mục xuất ra một chiều mà không đòi hỏi trả lại như quà biếu từ nước ngoài cho trong nước, viện trợ không hoàn lại ..., hoặc ngược lại. Các khoán chuyển dịch đơn phương này diễn ra giữa các gia đình, cho đến các công ty và các chính phủ. Lấy các khoản nhận trừ đi khoản chi ta sẽ có giá trị ròng của tài khoản chuyển dịch đơn phương (Unilateral transfers account) cũng có thể là âm hoặc dương. Nó âm khi trong nước cho và viện trợ nhiều hơn nhận của nước ngoài và ngược lại.

Năm 1994 nước Đức thâm hụt 61,4 tỷ DM. Năm 1995 là 58 tỷ DM trong tài khoản này. Nói tóm tắt, cán cân tài khoản vãng laì chỉ ra các luồng dịch chuyển thông dụng về hàng hóa và dịch vụ giữa một quốc gia bất kỳ có cán cân nói trên với thế giới. Khi cán cân tài khoản vãng lai này thâm hụt, nó chỉ cho người đọc một sự kiện đơn giản mà quan trọng là quốc gia đó đang tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ do thế giới làm ra, nhiều hơn số sản phẩm, dịch vụ mà nó có thể cung cấp cho thế giới. Nghĩa là nó phải nợ nước ngoài. Nợ này hoặc sẽ làm giảm tài khoản ròng của nó (như vàng và ngoại tệ đang dự trữ, tài nguyên quốc gia khác …) do phải chuyển đi để trả nợ. Hoặc nợ này sẽ làm tăng thêm khoản nợ đã có của nó đối với thế giới.

Ngược lại, khi cán cân tài khoản vãng lai thặng dư, nó chỉ cho biết quốc gia đã cung cấp cho thế giới bên ngoài nhiều hàng hoá, dịch vụ hơn tiêu dùng của thế giới. Sự thặng dư sẽ dẫn đến việc thế giới bên ngoài nợ thêm đối với trong nước dù dưới bãt kỳ hình thức nào: ghi nợ hoặc trả nợ bằng ngoại tệ (vì ngoại tệ cũng là giấy nợ), hay giảm bớt nợ cũ của quốc gia đối với thế giới.

10.1.4.2. Tài khoản vốn

Có nơi còn gọi tài khoản vốn (Capital account) là tài khoản chuyển nhượng vốn (Capital-transfer account). Tài khoản vốn phản ánh 2 sự kiện:

- Quốc gia bán tài sản các loại như: cổ phiếu, trái phiếu, bãt động sản… của cả trong nước lẫn ngoài nước cho nước ngoài.

- Quốc gia mua các loại tài sản như trên từ nước ngoài. Có 2 trường hợp xảy ra:

Thứ nhất: Nếu quốc gia bán nhiều hơn mua, lúc đó tư bản, vốn từ nước ngoài tràn vào trong nước (inflow) để thanh toán. Người ta gọi đây là tình trạng thặng dư tài khoản vốn (capital account surplus).

Thứ hai: Nếu quốc gia mua tài sản ở nước ngoài nhiều hơn tổng giá trị tải sản trong nước đã dem bán, vốn sẽ chạy ra nước ngoài (outflow) để thanh toán khoản mua. Người ta gọi đây là tình trạng tài khoàn vốn thâm hụt (capital account deficit). Khoản thâm hụt sẽ đúng bằng độ chênh lệch giữa tổng giá trị mua và tổng giá trị bán.

Có một câu hỏi đặt ra là ai mua và ai bán các loại tài sản này. Câu trả lời sẽ là tất cả thành phần trong và ngoài nước từ nhân dân, các hộ gia đình cho đến chính phủ. Chính phủ mua thêm một mảnh đất ở nước ngoài để mở thêm lãnh sự quán, các công ty mua đất, văn phòng để mở đại diện, hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu ở nước ngoài…, nhân dân cũng có thể làm tương tự. Đó là mua cũng có nghĩa là đầu tư ra nước ngoài. Và bán là khi chính phủ, các

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần III- Chương 9&10 docx (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)