CÁC KHOẢN SAI SÓT VÀ KHÔNG CHÍNH XÁC

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần III- Chương 9&10 docx (Trang 52 - 56)

7) SAI SÓT VÀ KHÔNG CHÍNH XÁC 44

10.3. CÁC KHOẢN SAI SÓT VÀ KHÔNG CHÍNH XÁC

Đây là một hạng mục lớn của cán cân thanh toán. Nhìn lại bảng III12, dòng 3, các bạn sẽ thấy rằng sai sót và không chính xác (Errors and Omissions) của Hoa Kỳ năm 1960 là -1 tỷ USD. Năm 1970 chỉ có -0,2 tỷ. Năm 1975 là +5,9 tỷ USD. Năm 1990 đến 63,5 tỷ USD. Vì sao có sự sai sót và không chính xác đến mức như vậy?

Vấn đề không phải thống kê tồi. Vấn đề là mỗi quốc gia, luôn lưôn có những hoạt động chuyển tiền ra hoặc công việc không tiện kể ra. Đó là lý do nhiều nhà báo soi mói ở Phương Tây, còn gọi hạng mục này trong cán cân thanh toán là những khoản thanh toán bí mật (Mistery Payments). Cũng có một vài nước gọi hạng mục này khác đi như: Các khoản không nhất quán (discrepancy) hoặc các khoản sai sót thống kê, hay cán cân của những chuyển dịch không phân loại được (balance of unclassifiable transactions) như trường hợp của Đức, … Dù gọi tên bằng cách nào, đây vẫn là một khoản:

- Luôn luôn tồn tại trong các cán cân thanh toán quốc tế. - Không liệt kê công khai được.

- Và thường là các thanh toán của khu vực chính quyền.

Những khoản thanh toán cho sự trợ giúp, cố vấn, ủng hộ về chính trị và quân sự thường đem lại những nguồn chuyển ra hoặc chuyển vào rất lớn. Nhưng khó có chính phủ nào có thể công khai các khoản mục nói trên. Bởi lẽ, các hoạt động bí mật về quân sự, tình báo và chính trị ở nước ngoài là những điều không thể tiết lộ vì bất kỳ lý do gì. Richard F.Janssen trong Wall Street Journal ngày 29 tháng 7 năm 1980 đã cho rằng những nổi loạn ở Iran, Ả- rập-xê-út từ năm 1978 đến 1980 và sự can thiệp vừa công khai vừa ngấm ngầm của Mỹ, đã làm cho có những khoản thanh toán rất khổng lồ chảy vào Hoa Kỳ. Do vậy sai sót và không chính xác trong cán cân thanh toán của nước Mỹ năm 1975 là 5,9 tỷ USD, đến năm 1980 nó lên đến 29,5 tỷ USD.

Một lần nữa, khủng hoảng vùng Vịnh 1989 - 1990 và tất cả các hoạt động quân sự, tình báo và chính trị của Mỹ để ủng hộ Kuwaitt đã được trả giá xứng đáng. Người ta cho rằng sau khi trừ đi các khoản tiền phải thanh toán cho nước ngoài (outflow), các khoản không chính xác còn lại mà nước Mỹ nhận được từ nước ngoài - các khoản không thể kê khai - đã

làm cho hạng mục này vượt lên thặng dư 63,5 tỷ USD. Trong con số nói trên, phần thanh toán của Kuwaitt cho Hoa Kỳ là bộ phận lớn nhất.

Viện trợ bí mật (hoặc nhận viện trợ bí mật) về quân sự, công nghệ quốc phòng và tin tức tình báo cần thiết về quân sự, chính trị, kinh tế cũng tạo ra các khoản thanh toán lớn giữa các quốc gia. Bởi vì khoản phải chi của một bên luôn luôn sẽ là khoản được nhận bên kia. Cho nên, thanh toán loại này có thể không được công khai, nhưng nó là điều khó giấu vì quá trình thanh toán bao giờ cũng phải qua các ngân hàng. Để ổn định dư luận, các nước Châu Âu, Bắc Mỹ phải liệt nó vào khoản mục không chính xác và sai sót.

Lãi suất phải trả cho nước ngoài không phải từ đầu tư mà ra, cũng thuộc hạng mục này. Một công dân của nước A làm một số điều tốt cho một vài công dân của nước B. Để trả ơn ông ta, các công dân nước B mở cho ông một tài khoản tại nước của họ và chuyển vào đấy một số tiền. Ông A không chuyển qua nước B một đồng vốn nào để đầu tư vào ngân hàng. Thế nhưng, hàng năm, ngân hàng nước B vẫn đều đều chuyển tiền lãi qua nước A cho ông ta. Tiền lãi này không thuộc khoản mục đầu tư nước ngoài. Nó thuộc về “sai sót và không chính xác”.

Buôn bán hoặc đầu cơ ngoại tệ ở cấp NHTW hoặc chính phủ cũng tạo ra nhiều khoản thanh toán có dạng tương tự. Nếu NHTW đầu cơ ngoại tệ bị lỗ, sẽ phải thuyết minh bằng cách nào cho khoản chi ra của tiền đền bù? Những thất bại như vậy không thể công khai, và vì thế, ngay cả khi nó thắng lợi, thu được những khoản lãi lớn, nó cũng không thể kê khai. Nhét tất cả các khoản lỗ (outflow) hoặc lãi (inflow) trong các loại giao dịch quốc tế nói trên vào “sai sót và không chính xác” là biện pháp thượng sách. Richard F.Janssen còn nói rằng ở Âu Mỹ hiện nay, các khoản thanh toán qua ngân hàng giữa các nhóm tội phạm, buôn ma túy liên quốc gia, buôn vũ khí... cũng làm phát sinh những luồng tiền ra và vào ở các nước với số lượng rất lớn. Tuy nhiên, dẫu có phát hiện được sau này, các NHTW hoặc chính phủ cũng khó mà thừa nhận hoặc công khai, thì đành phải đưa vào “sai sót và không chính xác”.

Ngoài ra, biến động của giá cả quốc tế về ngoại tệ, vàng, dầu lửa… cũng làm cho tài khoản vốn trở thành thặng dư hoặc thâm hụt. OECD đã tổng kết rằng cuộc khủng hoảng giá dầu thế giới lần II (Mùa thu 1978 ) đã làm cho các nước trữ nhiều dầu và OPEC lãi 114 tỷ USD. Các nước công nghiệp thâm hụt thương mại 81 tỷ. Các nước đang phát triển không phải là quốc gia xuất khẩu dầu thâm hụt thanh toán 49 tỷ USD. Tất cả những nước còn lại (ngoại trừ các nước bán dầu) thâm hụt 12 tỷ USD. Những sự có thêm hoặc bị mất đi trong giá trị vô hình vì tình hình lên giá như vậy, cũng chỉ có thể nhét vào “sai sót và không chính xác”.

Cuối cùng, dĩ nhiên không thể loại trừ sự sai sót và không chính xác thực sự của thống kê. Nhiều khoản tiền chuyển ra hoặc chuyển vào trong nước cũng có thể bị bỏ sót, thất lạc, hoặc bị tính đến hai, ba lần, lạc hoặc thiếu thông tin… cũng là những nguyên nhân không phải hiếm để có thể tạo ra việc tăng thêm tư bản chuyển dịch ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào trong nước.

Tóm lại, “sai sót và không chính xác” tồn tại ở trong bảng cán cân thanh toán ở mọi nước. Chỉ có sự khác nhau về số lượng mà thôi. Hầu hết sai sót và không chính xác trong thanh toán quốc tế là từ các khoản không thể công khai. Chúng ta không nên vội vàng cho là nó không hợp pháp. Có khoản hợp pháp, có khoản không. Nó tựa như việc hai ông chồng đưa tiền cho nhau mà giấu vợ và gia đình. Hoặc các cá nhân (trong cùng một nước) đưa tiền riêng cho nhau vì tình cảm, vì các lý do khác không thể nói được. Ở đây quốc gia trở thành các cá nhân trong nền kinh tế tổng thể là cả thế giới.

Bảng 10.5: Cán cân thanh toán của nước Đức qua 4 năm 1992 - 1995 (Tỷ DM) Năm Số liệu 1992 1993 1994 1995 I. Current account 1. Goods -33.5 +41.4 -26.9 +65.7 -34.3 +80.0 -24.9 +98.0 Exports (f.o.b) 671.6 632.7 696.0 732.6 Imports (f.o.b) 630.2 567.0 616.0 634.6 2. Services

(of which) Foreign travel

-42.5 -39.9 -52.1 -44.9 -61.2 -49.7 -62.9 -50.5 3. Factor income

(of which) Investment income

+22.5 +26.3 +17.8 +22.6 +8.2 +12.9 -2.0 +2.4 4. Current transfers

(of which) Net contributions to the EC budget

-54.9 -24.7 -58.3 -26.7 -61.4 -31.0 -58.0 -29.1 Other official current transfers to nonresidents

(net) -13.6 -14.2 -12.7 -10.8

II. Capital transfers +0.9 +0.8 +0.3 -0.9

III. Financial account (capital exports: -) 1. Direct investment +92.2 -26.3 +13.4 -22.4 +59.0 -25.9 +55.8 -37.1 2. Portfolio investment +46.9 +182.4 -43.9 +41.8 Equities -5.8 +0.3 -11.0 +0.7

Investment fund certificates -61.0 -14.7 -17.3 -2.4

Bonds and notes +113.2 +198.0 -6.3 +58.6

German investment abroad (increase:-) -7.7 -12.5 -27.4 -24.3 Foreign investment in Germany (increase:+) +121.0 +210.5 +21.1 +82.8 Other portfolio investment +0.5 -1.2 -9.3 -15.1 3.Credit transactions +74.4 -144.0 +130.6 +55.5

Credit institutions +81.0 -87.6 +141.7 +43.3

Long - term +13.9 +12.0 +15.9 +39.8

Short - term +67.1 -99.7 +125.8 +3.6

Enterprises and individuals +5.4 -51.1 -17.6 +17.5

Public authorities -12.1 -5.3 +6.5 -5.4

4. Other investment -2.8 -2.6 -1.7 -4.3

IV.Balance of unclassifiable transactions +9.1 -23.0 -12.7 -12.3 V. Change in the Bundesbank’s net external

assets at transaction values (increase:+) +68.7 -35.8 +12.2 +17.8 Memorandum item

Change in the Bundesbank’s net external assets

at balance sheet rate (increase:+) +62.4 -34.2 +8.6 +15.1

Nguồn: Deutsche Bundesbank Annual report 1995 - P51

Bảng 10.5 là cán cân thanh toán của nước Đức những năm gần đây sau thống nhất. Để chúng ta làm quen và nhớ lại toàn bộ cơ cấu trình bày của bảng thanh toán và chuyển nhượng quốc tế, cùng các thuật ngữ thông dụng của nó, chúng tôi đưa ra nguyên văn bản này. Vì ngày nay, rất nhiều từ tiếng Anh (nhất là từ chuyên môn về kinh tế) và từ viết tắt, đã được quần chúng hóa tới mức như từ bản địa ở hầu hết các nước trên thế giới như GDP, GNP, FDI…

TÓM TẮT

1. Không phải đợi cho đến khi cả thế giới được nhất thể hóa thành một cộng đồng, nhu cầu tồn tại và phát triển tốt hơn cho con người đã thúc đẩy các nước phải có quan hệ buôn bán, đầu tư và liên kết lẫn nhau. Do vậy, hoạt động thanh toán giữa các nước là một điều tất yếu.

2. Khi biên giới hữu hình giữa các quốc gia còn tồn tại, thì mọi hoạt động thanh toán và chuyển nhượng tiền, tài sản giữa 1 nước với các nước khác trên thế giới được gọi là thanh toán quốc tế.

3. Cán cân thanh toán quốc tế là bảng kê các phát sinh của việc mua bán, vay mượn, nợ nần, cho vay, viện trợ, cho không giữa các nước nói trên. Bảng kê này về nguyên lý không khác bảng kê giữa các cá nhân với các chủ thể khác trong hoạt động kinh tế của cùng một nước, vì thế giới có thể xem là một nền kinh tế lớn mà các quốc gia là các cá nhân thành viên.

4. Trong cán cân thanh toán, các khoản thâm hụt hay chuyển ra ngoài nước, được ký hiệu bởi dấu trừ (-). Các khoản thặng dư hay từ nước ngoài chuyển vào được biểu diễn bằng dấu cộng (+).

5. Có 5 bộ phận chủ yếu được trình bày trong cán cân, đó là: a) cán cân tài khoản thông thường hay tài khoản mở, b) cán cân tài khoản vốn, c) sai sót và không chính xác, d) cán cân thanh toán cân đối và e) các hoạt động chuyển nhượng dự trữ để thiết lập thăng bằng.

6. Cán cân tài khoản mở có 3 thành phần chủ chốt là cán cân thương mại, cán cân dịch vụ và chuyển dịch tư bản một chiều thí dự như quà biếu, cho không, viện trợ không hoàn lại…

7. Cán cân tài khoản có thể (hoặc không) bao gồm đầu tư liên quốc gia, với các thành phần khác như vay, cho vay, chuyển dịch lãi và lợi nhuận đầu tư…

8. Sai sót và không chính xác là các khoản chuyển dịch hoặc thanh toán không thể kê khai. Ngoài ra, cũng có thể có sai sót và không chính xác do thống kê.

9. Tổng cộng 3 cán cân nói trên cho biết tình hình nợ nần của quốc gia đối với cả thế giới còn lại, giống như một cá nhân với tất cả các cá nhân khác trong một nước. Tình hình nợ nần này được thể hiện trong một cán cân thanh toán cân đối. Khi cán cân này xuất hiện số âm (-), quốc gia nợ nước ngoài và cần phải trả. Khi nó xuất hiện số dương (+), nước ngoài đang nợ trong nước.

10. Cuối cùng, chuyển nhượng dự trữ cho biết tình hình trả nợ nói trên. Nếu cột này hiện số dương, quốc gia phải chuyển dự trữ, làm hụt đi tài sản đã tích lũy. Nếu nó xuất hiện số âm, dự trữ không những không bị chuyển đi, mà còn được tăng thêm do nước ngoài trả nợ.

11. Cán cân thanh toán cân đối luôn luôn phải cân đối với kết quả của việc lấy tài khoản vốn cộng với sai sót và không chính xác, rồi trừ cho tài khoản mở. Đó là ý nghĩa của từ cân đối (balance)

12. Nếu Balance Sheet cho biết thực lực, tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một doanh nghiệp, một ngân hàng vào thời điểm đó, thì có nhiều điểm tương đồng, Balance of Payments cho biết tình hình tài chính, các hoạt động, giao dịch về một quốc gia ■

c) Lãi suất chiết khấu của NHTW tăng

d) Sự chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn trong thái độ gửi tiền của đa số nhân dân.

201. Nếu nhu cầu về nhập khẩu tăng bất ngờ trong khi sản lượng tạm thời không đổi, hỗn hợp ISLM sẽ như thế nào? Những trường hợp như vậy có khả năng xảy ra không? Vì sao?

202. Phân tích những lập luận giống và khác nhau giữa phương trình trao đổi và phương trình Cambridge.

203. Nếu nhân dân đột nhiên gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn trước, phuơng trình trao đổi có biến đọng không? Vì sao?

204. Phân tích sự giống và khác nhau giữa học phái Cambrìdge và A.C.Pigou.

205. Giữa John M,Keynes và Milton Friedman giống nhau và khác nhau như thế nào? Giải thích

206. Hãy chỉ ra bước phát triển của lý thuyết định lượng về tiền tệ từ phương trình XI.01 đến XI.05, XI.08 và XI.15.

Chương 12: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

207. Đầu năm 1996, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thắt chặt một ít cung ứng tiền. Hãy dùng hỗn hợp ISLM để nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách trên đến nền kinh tế 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm 1996.

208. Anh, chị vừa dùng tiền mặt để mua xong bất động sản giá 100 triệu VND. Lãi suất tiền gửi ngân hàng là 25% năm, lạm phát là 10% năm. Thuế thu nhập là 30%.

Anh, chị vừa làm một việc có lợi hơn hay thiệt hơn? Giải thích.

209. Giữa tháng 8 năm 1945 và tháng 7 năm 1946, tiền ngoài lưu thông tại Hungary tăng lên 12.000.000.000.000.000.000.000.000, hệ số. Trong khi giá cả hàng hóa tăng lên 4.000.000.000.000.000.000.000.000.000, theo anh, chị, cung ứng tiền thực tế đã tăng hay giảm?

210. Cho rằng trong lúc cung ứng tiền tạm thời không đổi, sản lượng tăng lên 10%. Hãy xác định sự thay đổi của giá cả. Biểu diễn điều này bằng hỗn hợp ISLM.

211. Tại sao nền kinh tế của chúng ta có thời điểm cả lạm phát và thất nghiệp đều cao (1984 - 1991)? Và cũng có những giai đoạn cả lạm phát và thất nghiệp đều thấp (1993 - 1996). Giải thích điều này bằng đường cong Phillips và lập luận.

212. Trong 5 loại biến động kinh tế vĩ mô mà các anh, chị đã biết, có một hình thái mang tên: “giảm phát trong tăng trưởng”. Khi nào thì nền kinh tế đạt được điều này?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể làm được điều ấy không? Nếu được, theo anh, chị, bằng cách nào?

213. Nhiều nhà kinh tế cho rằng lạm phát, trong một số trường hợp là tích cực, là có ích cho nền kinh tế. Anh, chị hiểu về điều đó như thế nào? Những trường hợp mà họ ám chỉ là những trường hợp cụ thể nào?

214. Milton Friedman quan niệm rằng: “Không thể chạy trốn khỏi lạm phát mà chỉ có thể giữ nó ở mức thấp và học cách sống với nó”. Vì sao vậy?

215. Vì sao mọi nước trên thế giới, kể cả Nhật Bản và Thụy Sĩ, trong 50 năm phát triển gần đây, đều có lạm phát, không nhiều thì ít? Có thực sự rằng chúng ta không chạy thoát được lạm phát hay không?

216. Giả định rằng ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất 10%, trong khi lạm phát là 10%. Nó có bị thiệt không? Giải thích.

217. Lạm phát đột ngột ở Hoa Kỳ có ảnh hưởng gì đến giá cả ở Việt Nam không? Tại sao?

218. Hãy tóm tắt, bằng ngôn ngữ của anh, chị, hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế. 219. Hãy thu thập những dữ liệu trong khoảng 10 năm gần đây (1987 - 1996) về tình hình lạm phát tại Việt Nam và hậu quả của nó. Viết một báo cáo khoảng 10 trang để bình luận về vấn đề trên.

220. Vẽ đuờng cong Phillips của Việt Nam từ năm 1986 đến 1996 (số liệu có thể lấy từ các ấn phẩm của Tổng cục Thống kê và thư viện).

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần III- Chương 9&10 docx (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)