Tập lõi trong bảng quyết định

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tiếp cận lý thuyết tập thô do z pawlak (Trang 36 - 40)

Cho bảng quyết định T = (U, C ∪ D). Khi đó trên U có quan hệ tương đương IND(D). Giả sử các lớp tương đương ứng với quan hệ này là U/D = {W1, W2,· · · , Wk} và các tập B−xấp xỉ dưới, B−xấp xỉ trên của của các tập Wi

tương ứng là BWi và BWi. Dựa trên các khái niệm xấp xỉ này, các tác giả Xiao- hua Hu, Jianchao Han và T.Y. Lin [14] đã đưa ra các khái niệm B−xấp xỉ dưới và

B−xấp xỉ trên tương ứng với tập quyết định D của tập đối tượng U. Từ đó đưa ra các khái niệm tương đương về tập lõi và rút gọn dựa vào các phép toán đại số quan hệ. Chúng ta sẽ lần lượt tiếp cận các khái niệm này thông qua các định nghĩa một cách chính xác như sau

Định nghĩa 2.1. Cho bảng quyết địnhT= (U, C∪D)vàU/D ={W1, W2,· · · , Wk}. Giả sử B ⊆C, B−xấp xỉ dưới tương ứng với D của U, ký hiệu Lower[B]/[D], là tập xác định bởi Lower[B]/[D]:= k [ j=1 BWj. (2.1)

Định nghĩa 2.2. Với các giả thiết như trong Định nghĩa 2.1,B−xấp xỉ trên tương ứng với D của U, ký hiệuUpper[B]/[D], là tập xác định bởi

Upper[B]/[D]:=

k

[

j=1

BWj. (2.2)

Thực ra khái niệmLower[B]/[D]chính làB−miền khẳng định củaDcònUpper[B]/[D]

lúc nào cũng bằng chính tập U. Điều này được suy ra từ định nghĩa của bảng quyết định nhất quán và các tính chất của quan hệ tương đương, cụ thể chúng ta có mệnh đề sau

Mệnh đề 2.1. Cho T= (U, C∪D) là một bảng quyết định. Khi đó: a) B0 ⊆B ⊆C ⇒ ∀Vi ∈U/B,∃Vj0 ∈U/B0 :Vi ⊆Vj0.

b) Upper[B]/[D]=U với mọi tập B ⊆C. c) T nhất quán ⇔Lower[C]/[D]=U. Chứng minh. Xét B, B0 ⊆C. Khi đó, a) B0 ⊆B ⇒ ∀u, v ∈U, u(B) = v(B) thì u(B0) = v(B0) do đó [u]B ⊆[u]B0. b) Upper[B]/[D]= k [ j=1 BWj = k [ j=1

{u∈U |[u]B∩Wj 6=∅}=U vì với mọi đối tượng

u∈U đều thuộc một lớp tương đươngWj nào đó.

c) Rõ ràng T nhất quán khi và chỉ khi POSC(D) = U. Hơn nữa, từ định nghĩa của Lower ta có Lower[C]/[D] = POSC(D). Do đó T nhất quán khi và chỉ khi

Lower[C]/[D]= POSC(D) =U.

Từ các định nghĩa xấp xỉ trên bảng quyết định các tác giả trong [14] đã đưa ra định nghĩa mới về tập lõi dựa vào các phép toán của đại số quan hệ, đó là phép đếm và phép chiếu.

Định nghĩa 2.3. Với các xấp xỉ được định nghĩa trong (2.1) và (2.2), ta gọiB−biên của U là tập

Boundary[B]/[D]:= Upper[B]/[D]\Lower[B]/[D] =U \Lower[B]/[D]. (2.3) Định nghĩa 2.4. Cho T= (C, D) là một bảng quyết định nhất quán. Thuộc tính

cj ∈C được gọi là thuộc tính lõi (hay không cần thiết) nếu

Card(Y(C\ {cj}))< Card(Y(C\ {cj} ∪D)). (2.4) Định nghĩa này mang lại một ý nghĩa thực tiễn rất lớn, cho phép xác định các thuộc tính lõi chỉ với những thao tác đơn giản mà không cần tìm tất cả các tập rút gọn, thậm chí chưa biết đến một tập rút gọn nào cả. Hơn nữa, định nghĩa này hoàn toàn tương đương với định nghĩa theo lý thuyết tập thô truyền thống đã được trình bày trong Mục 1.3.1.

Thật vậy, nếu cj là thuộc tính cần thiết thì POSC(D)% POSC\{cj}(D) suy ra

∃u ∈ POSC(D) mà u 6∈ POSC\{cj}(D). Do đó [u]C ⊆ [u]D mà [u]C\{cj} * [u]D hay nói cách khác, ∃v ∈ [u]C\{cj} sao cho v 6∈ [u]D tức là v(C \ {cj}) = u(C\ {cj}) và

v(D)6=u(D). Vậy Card(Q

(C\ {cj}))<Card(Q

(C\ {cj} ∪D)). Ngược lại, giả sử (2.4) thoả mãn. Lúc đó, tồn tại V ∈U/(C\ {cj})và V 6∈U/(C\ {cj} ∪D). Tức là

V * Lower[C\{cj}]/[D] trong khi V ⊆ U = Lower[C]/[D] vì T là nhất quán. Vậy cj là thuộc tính cần thiết.

Từ định nghĩa này, cũng trong [14], các tác giả đã đề nghị thuật toán sau tìm lõi của bảng quyết định

Thuật toán 2.1. Tìm lõi.

Input: T= (C, D).

Output: Tập lõi Core. Method:

2. For cj ∈C do 3. If Card(Q

(C\ {cj}))< Card(Q

(C\ {cj} ∪D)) then 4. Core := Core∪{cj};

Độ phức tạp tính toán của thuật toán này làO(knlogn), trong đók = Card(C)

và n = Card(U).

Ví dụ 2.1. Ta xét bảng quyết định trong [14] được cho bởi Bảng 2.1, lưu thông tin về 8 chiếc xe hơi nhận được thông qua các thuộc tính điều kiệnC={c1 =W eight, c2 =

Door, c3 =Size, c4 =Cylinder}và thuộc tính quyết định D ={d=M ileage}.

U c1 c2 c3 c4 d

u1 low 2 compact 4 high

u2 low 4 sub 6 low

u3 medium 4 compact 4 high

u4 high 2 compact 6 low

u5 high 4 compact 4 low

u6 low 4 compact 4 high

u7 high 4 sub 6 low

u8 low 2 sub 6 low

Bảng 2.1: Bảng thông tin về các xe hơi.

Trong bảng này ta có:

Card(Q({c1, c2, c3})) = 8 = Card(Q({c1, c2, c3, d})).

Như vậy, c4= Cylinder không phải là thuộc tính lõi. Tương tực2 = Door, c3= Size cũng không phải là thuộc tính lõi vì

Card(Q({c1, c2, c4})) = 8 = Card(Q({c1, c2, c4, d})),

Card(Q

(c1, c3, c4)) = 6 = Card(Q

Trong khi đó

Card(Q({c2, c3, c4})) = 5<Card(Q({c2, c3, c4, d})) = 6.

Vậy bảng chỉ có một thuộc tính lõi là c1= Weight.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tiếp cận lý thuyết tập thô do z pawlak (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)