7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
4.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác, khả năng sinh lời là điều kiện
duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kì sống của công ty dài hay ngắn
phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm
của lợi nhuận không thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị
thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá
4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu (ROS)
Bảng 7: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN DOANH THU
CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM (2007 – 2009)
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
1. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 81,40 -34,38 68,42
2. Doanh thu thuần Triệu đồng 2.990,06 2.766,02 2.557,43
3. ROS = (1)/ (2) % 2,72 -1,24 2,68
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu cho ta biết được một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua tính toán số liệu ở bảng trên ta thấy, tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua ba năm tăng giảm không ổn định.
Cụ thể, năm 2007 tỷ suất này đạt 2,72% tức cứ một đồng doanh thu thì tạo ra được 0,0272 đồng lợi nhuận, sang năm 2008 tỷ suất này là -1,24% tương ứng với
một đồng doanh thu thì công ty phải chịu lỗ 0,0124 đồngđã giảm xuống 0,0397
đồng lợi nhuận so với năm 2007. Đến năm 2009, tình hình này cải thiện hơn với
tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu đạt 2,68%, tức là với một đồng doanh thu
sẽ tạo ra 0,0268 đồng lợi nhuận cho công ty và tăng so với năm 2008 là 0,0392
đồng lợi nhuận tương đương với 3,92%.
Qua ba năm hoạt động thì công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc kiểm soát
những khoản chi phí như: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.... Để có thể giảm những khoản chi phí này thì công ty phải
tổ chức hệ thống quản lý chi phí chặt chẽ. Tuy nhiên, do tình hình biến động giá
cả trên thị trường nên công ty chưa thể kiểm soát toàn diện được. Giá cả tiếp tục tăng qua các năm, công ty phải chịu khoản chi phí ngày càng tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, vì thế làm giảm lợi nhuận. Những nguyên nhân trên đã góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống đặc
biệt là năm 2008. Đến năm 2009, công ty dần dần kiểm soát tốt hơn chi phí giá
quan đó, đòi hỏi công ty cần phải phát huy hơn nữa để tạo lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau.
4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA)
Bảng 8: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN TỔNG TÀI SẢN
CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM (2007 – 2009)
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
1. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 81,40 -34,38 68,42 2. Tổng tài sản Triệu đồng 2.915,82 2.954,19 2.244,65 3. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 2.657,31 2.935,01 2.599,42
4. ROA = (1)/ (3) % 3,06 -1,17 2,63
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty)
(Ghi chú: Tổng tài sản năm 2006 là 2.398,80 triệu đồng)
Tỷ suất này cho biết cứ một đồng tổng tài sản đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng. Qua kết quả trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của
công ty qua ba năm vẫn còn thấp và biến động qua ba năm. Năm 2007, tỷ số này
đạt 3,06%, tức cứ một đồng tài sản thì tạo ra 0,0306 đồng lợi nhuận ròng, cao nhất trong ba năm, cho thấy việc sử dụng tài sản có hiệu quả. Sang năm 2008 thì tỷ số này là -1,17%, tỷ số này âm là do năm 2008 doanh nghiệp bị lỗ 34,38 triệu đồng, chứng tỏ sự hoạt động kém hiệu quả của tài sản. Đến năm 2009, tỷ số này
đã được cải thiện và tăng lên 2,63%. Nguyên nhân là do, tổng tài sản của công ty tăng giảm không đều qua các năm: năm 2007 là 2.915,82 triệu đồng; năm 2008 tăng lên 2.954,19 triệu đồng đã tăng 38,37 triệu đồng (2.954,19 - 2.915,82 = 38,37), tức tăng 1,32% so với năm 2007; đến năm 2009 chỉ tiêu này giảm trở lại
còn 2.244,65 triệu đồng, giảm 709,54 triệuđồng, tỷ lệ giảm 24,02%.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số này vẫn chỉ ở mức tương đối thấp. Riêng năm 2008 doanh nghiệp bị thua lỗ nên đã làm cho tỷ số này nhỏ hơn 0, tình trạng này đánh dấu sự hoạt động kém hiệu quả của tài sản công ty và cần
khắc phục ở những kỳ kinh doanh sau. Đến năm 2009, công ty đã cải thiện được
sản của công ty ngày càng hợp lý hơn đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho
công ty.
4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của vốn chủ sở hữu, ta xác định bằng
mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu.
Bảng 9: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU
CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM (2007 – 2009)
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
1. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 81,40 -34,38 68,42 2. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 91,76 519,84 552,71 3. Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 78,47 305,80 536,28
4. ROE = (1)/ (3) % 103,73 -11,24 12,76
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty)
(Ghi chú: Tổng vốn chủ sở hữu năm 2006 là 65,19 triệuđồng)
Tỷ số (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong
quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2007, tỷ số này đạt 103,73%, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu hơn 100%, tức ứng với 100 đồng
vốn chủ sở hữu thì đem lại lợi nhuận là 103,73 đồng, chứng tỏ vốn chủ sở hữu đạt hiệu quả rất cao trong quá trình hoạt động. Đến năm 2008, tỷ số này giảm là -11,24% do công ty hoạt động không có lợi nhuận và bị lỗ 34,38 triệu đồng. Điều
này cho thấy sự hoạt động kém hiệu quả của vốn chủ sở hữu, tương đương 100
đồng vốn bị lỗ 11,24 đồng.Nhưng đến năm 2009, tỷ số (ROE) của công ty tăng
lên trở lại đạt 12,76%, có nghĩa là với 100 đồng vốn tự có công ty thu được 12,76
đồng lợi nhuận ròng. Tuy tỷ số này tăng nhưng vẫn chưa cao, một phần là do vốn
chủ sở hữu tăng lên 552,71 triệu đồng, một phần do lợi nhuận giảm xuống 68,42 triệu đồng nên kéo theo tỷ số ROE cũng giảm theo. Qua phân tích cho thấy sự
hoạt động không hiệu quả lắm của vốn chủ sở hữu. Công ty cần có biện pháp để
Tóm lại, công ty cần lưu ý quan tâm đến tỷ suất này nhiều hơn và cần phải
phấn đấu, nỗ lực và phát huy nhiều hơn nữađể ngày càng nâng cao lợi nhuận để
hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
4.4 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY
Ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp có nhiều yếu tố khách quan và có thể phân thành các nhóm chính như việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi
phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh. Mỗi nhóm
nhân tố đều có nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chỉ có một số nhân tố có thể định lượng được mức tác động của nó. Chúng ta xem xét một số nhân tố chủ yếu sau:
4.4.1 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Khối lượng tiêu thụ là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã được xuất bán tiêu thụ theo các phương thức khác nhau và khối lượng sản phẩm của công ty có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lỗ, lãi ở mức độ nào của một công ty. Đây là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp nói lên quy mô sản xuất kinh doanh. Khi giá cả ổn định, khối lượng hàng hoá trở thành nhân tố quan trọng nhất để tăng lợi nhuận, lợi nhuận tăng hay giảm tỷ lệ với khối lượng hàng hoá tiêu thụ.
4.4.2 Cơ cấu hàng hóa
Công ty Hoàng Hà kinh doanh rất nhiều mặt hàng phần lớn là các loại thiết
bị máy văn phòng. Mỗi loại hàng hóa kinh doanh đều có một mức lợi nhuận
riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh: mức độ cạnh tranh trên thị trường,
chi phí kinh doanh, chất lượng chủng loại hàng hóa... rất khác nhau. Cho nên khi
cơ cấu hàng hóa kinh doanh thay đổi sẽ làm thay đổi hẳn mức lợi nhuận chung
của công ty. Nếu công ty kinh doanh mặt hàng có mức lãi suất lớn chiếm tỷ trọng
cao trong toàn bộ cơ cấu hàng hóa thì tương ứng sẽ làm tăng mức lợi nhuận và
ngược lại.
4.4.3 Chất lượng hàng hóa
Xu hướng xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã bao bì hàng hóa. Chú ý đến giá thành, sự phù hợp giữa chất lượng và giá cả. Không có “một
4.4.4 Nhân tố giá cả
Giá bán có liên hệ mật thiết đến chi phí sản xuất. Trước tiên, giá bán sẽ được hình thành trên cơ sở cơ cấu chi phí mua vào của các loại hàng hóa. Đối với
công ty, giá bán phải bù đắp các chi phí bỏ ra và phải có lợi nhuận. Giá bán còn
ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ, tức khối lượng tiêu thụ tăng thì lợi nhuận
tăng và ngược lại. Thế nhưng, để tăng tiêu thụ thì phải định giá hợp lý.
Định giá bán trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đối với lợi nhuận.
Bình thường giá cả định cao trong điều kiện trên thị trường không có sự cạnh
tranh thì lợi nhuận thu được dưới dạng lợi nhuận độc quyền cao. Tuy nhiên, định giá bán cao trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, sức mua có khả năng thanh toán thấp hàng hóa tiêu thụ chậm, lợi nhuận sẽ giảm.
Cho nên trong điều kiện cơ chế thị trường này lại có nhiều đối thủ cạnh
tranh thì công ty phải nắm vững thị trường để đề ra chính sách giá cả hàng hóa thích hợp mà mục đích cuối cùng là đẩy mạnh doanh số bán, chiếm lĩnh thị trường và tăng mức lợi nhuận tuyệt đối cho công ty.
4.4.5 Nhân tố chi phí
Qua phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, hàng loạt các chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh,... biến động qua các năm.
Chi phí lại là một nhân tố tác động làm tăng, giảm lợi nhuận đáng kể. Do đó, để tăng lợi nhuận thì công ty cần có biện pháp khắc phục làm giảm chi phí.
4.4.6 Các nhân tố khác
- Tình hình cung cấp nguyên liệu đầu vào cũng ảnh hưởng không kém đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty bởi nếu chi phí đầu vào không ổn định thì sẽ làm tăng giá vốn và giảm doanh thu của công ty. Mặt khác nếu cung
cấp nguồn hàng đầu vào không đúng thời gian qui định sẽ ảnh hưởng đến uy tín
của công ty làm mất khách hàng tiêu thụ, cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Hệ thống thông tin kinh tế nghèo nàn thiếu cơ sở thực tế để dự báo thị trường, dự báo các thông số cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
- Phương thức bán hàng: xem xét phương thức và hình thức thanh toán,
quảng cáo, tiếp thị, lượng hóa các nhân tố đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ để
- Tổ chức, kỹ thuật thương mại: tình hình nhân sự, tổ chức quản lý, mạng lưới đại lý, bố trí cửa hàng…
- Ngoài ra, có các nhân tố khác như: tình hình xã hội; tình hình Thế Giới,
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
5.1 NHỮNG MẶT MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY 5.1.1 Những mặt mạnh
- Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Hoàng Hà nằm ở trung tâm của
thành phố Cần Thơ thuận lợi trong việc tiêu thụ các loại thiết bị máy văn phòng. - Công ty có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, ý thức chấp hành, ý thức
hoàn thành nhiệm vụ được phát huy triệt để, lề lối làm việc được đổi mới nhanh,
phù hợp và khoa học.
- Có được sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn công ty. Trình độ, kinh
nghiệm của từng thành viên trong công ty thường xuyên được trau dồi và nâng lên, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty có sự quyết tâm không mệt mỏi trước những thử thách, vì sự phát triển của công ty.
- Công tác tiếp thị, marketing ngày càng được chú trọng và đầu tư, mối
quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp ngày càng được thắt chặt hơn.
- Dịch vụ sửa chữa bảo trì máy móc ngày càng được mở rộng, cụ thể doanh
thu từ cung cấp dịch vụ tăng dần qua ba năm. Trình độ chuyên môn của các nhân
viên kỹ thuật càng nâng cao, được sự tin tưởng của khách hàng.
- Công ty có những chính sách tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán rất hiệu
quả như: tìm nhà cung cấp trong nước làm giảm chi phí nhập khẩu, tiết kiệm chi
phí vận chuyển… góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.
5.1.2 Những hạn chế
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của
các doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao lợi nhuận của công ty, thì vấn đề đặt ra là phải nâng cao doanh thu và giảm thiểu chi phí để đạt lợi nhuận tối đa của mình. Qua kết quả phân tích thì ta thấy, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao và tăng dần qua ba năm, công ty vẫn chưa kiểm soát
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa đạt hiệu quả cao do lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng vốn lưu động của công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty vẫn chưa cao. Công ty cần xem xét, vì tỷ trọng chi phí chiếm khá cao, cần có biện pháp kiểm soát chi phí.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty còn rất thấp. Công ty nên có biện pháp để sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản hợp lý hơn.
- Tỷ lệ nợ của công ty chiếm khá cao trong cơ cấu nguồn vốn, gây khó khăn
cho công ty về huy động vốn khi có nhu cầu.
- Nguồn vốn công ty còn nhiều hạn hẹp, công ty chỉ hoạt động với quy mô
nhỏ. Do đó công ty nên có chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, giúp công ty mở rộng quy mô và phát triển hơn nữa.
- Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường này sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ gây khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa của công ty.
- Bên cạnh đó, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì con người cũng là nhân tố quyết định. Vì vậy, nâng cao trình độ nhân viên và chất lượng quản lý là công việc mà ban lãnh đạo cần quan tâm.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều
khâu, nhiều nhân tố. Cho nên muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh phải