NHỮNG MÔ HÌNH THÓI QUEN TIÊU CỰC

Một phần của tài liệu Tài liệu Sách " Thành Công Tột Đỉnh - Chiến Lược Và Phương Cách Giải Phóng Những Khả Năng Tiềm Ẩn Để Thành Công " pdf (Trang 54 - 58)

Có hai mô hình thói quen tiêu cực chủ yếu mà chúng ta được học khi còn nhỏ, đó là sự ức chế sự thúc ép. Việc hiểu được ảnh hưởng của chúng trong cuộc sống và học cách chống lại những ảnh hưởng của chúng là rất cần thiết, nếu bạn muốn thành công.

Sự ức chế hình thành trong trẻ khi chúng ta cứ lặp đi lặp lại với chúng những câu: “Đừng! Tránh xa những thứ đó ra! Ngừng ngay việc đó lại! Đừng chạm vào đó! Cẩn thận đấy!” Sự thôi thúc tự nhiên của trẻ là được sờ mó, ngửi,

nếm, cảm nhận và khám phá mọi thứ trong thế giới của chúng. Khi cha mẹ phản ứng lại hành động này của trẻ bằng cách la hét, đánh hoặc bằng một số hình thức phản đối khác, thì đứa trẻ chưa kịp hiểu điều gì đang diễn ra. Thay vào đó, đứa trẻ lại tiếp nhận thông điệp là cứ mỗi lần mình thử làm điều gì đó mới hay khác lạ thì cha mẹ sẽ giận dữ và không yêu mình nữa. Chắc hẳn là vì mình còn quá nhỏ, mình bất tài, mình không có khả năng, mình không thể làm được.

Cảm giác mình không thể này sẽ sớm kết tinh thành nỗi sợ hãi. Và nỗi thất bại này là trở ngại lớn nhất của thành công khi trẻ trưởng thành. Nó xuất hiện trong bạn mỗi khi bạn nghĩ đến việc thử bất cứ điều gì đó mới hay mạo hiểm có thể tiêu tốn thời gian, tiền bạc hay tình cảm.

Trong trường hợp của tôi, vì tôi học rất kém nên tôi luôn sợ mình không đủ thông minh để đạt được thành tích cao hơn. Khi chứng kiến những người xunh quanh thương lượng, chấp nhận rủi ro để bước vào những vụ làm ăn, tôi chỉ biết quay đi. Tôi cho rằng họ thông minh và liều lĩnh, những thứ mà tôi không có.

Khi còn nhỏ, vì luôn sợ những trận đòn của bố mẹ nên tôi sợ những kẻ côn đồ trên sân chơi. Khi đi bán hàng, tôi sợ những cuộc gọi không mấy nhiệt tình. Khi trở thành người quản lý, tôi sợ phải khẳng định chính mình. Khi kiếm được một chút tiền, tôi sợ phải đầu tư, và khi có cơ hội, tôi sợ khởi đầu công việc kinh doanh của chính mình, vì tôi sợ sẽ thất bại và mất trắng tay. Bố mẹ tôi rất hay lo lắng và họ nuôi tôi lớn lên trong nỗi lo lắng. Chỉ sau khi tôi hiểu rằng những nỗi sợ hãi của chính mình đều là trong tâm tưởng, rằng không có gì phải sợ cả, thì cuộc sống thật sự của tôi mới bắt đầu.

Khi bạn bị thu hút bởi một mô hình thói quen tiêu cực, bạn sẽ cảm nhận và phản ứng như thể bạn lâm vào nguy cơ bị tổn hại thể chất. Chẳng hạn, nếu bạn sợ nói trước đám đông, và người ta nói bạn sẽ phải lên nói trước một đám đông, thì phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là cảm giác yếu đuối. Và bạn càng nghĩ về những sự kiện sắp diễn ra thì nỗi sợ hãi càng kéo dài. Tim bạn bắt đầu đập nhanh hơn. Bạn bắt đầu thở gấp hơn và hơi thở ngắn hơn, cổ họng khô lại, và trán giật liên tục, giống như chứng đau nửa đầu. Bạn sẽ phản ứng như thể sắp bị đánh đòn. Tất cả biểu hiện về thể chất này của muô hình thói quen tiêu cực sự ức chế thường được lập trình trong tiềm thức trước sáu tuổi.

Mô hình thói quen tiêu cực cũng gây lên cảm giác lo lắng và sợ hãi, kèm theo đó là toát mồ hôi, tim đập nhanh và phản ứng cảm xúc như tức giận,

nôn nóng. Mô hình thói quen tiêu cực càng ăn sâu vào bạn thì phản ứng của bạn trước tình huống đó càng lên đỉnh điểm.

Nỗi sợ thất bại, sự ức chế hình thành do 3 nguyên nhân:

Thứ nhất, do mối liên hệ lặp đi lặp lại với một sự kiện cụ thể đi liền với những lời phê bình tiêu cực hay sự trừng phạt về thể xác. Nếu một đứa trẻ bị đánh đòn mỗi khi nó chạm vào chiếc đàn piano thì cuối cùng, nó sẽ hình thành một phản ứng có điều kiện là nỗi sợ hãi nảy sinh từ ý nghĩ chơi đàn piano.

Thứ hai, đó là kết quả của những ảnh hưởng tiêu cực tinh tế mà có thể bạn không nhận biết được. Một số người chấp nhận lời chỉ trích một cách mù quáng như thể chúng là sự thật. Những người khác tin rằng các đặc tính tiêu cực gắn với số mệnh của họ. Một số người làm việc không hiệu quả ở lần đầu tiên và họ kết luận mình không có năng khiếu trong lĩnh vực đó. Một điều quan trọng mà bạn phải làm là liên tục tự hỏi: “điều gì sẽ xảy ra nếu mình có khả năng làm tốt trong lĩnh vực đó?” Khi bạn loại bỏ được cản trở của niềm tin tự giới hạn và nỗi sợ hãi, bạn sẽ nhận ra trước mặt mình có rất ít chướng ngại vật và hầu hết chúng đều nằm trong suy nghĩ của bạn, trong sự phản ứng tự động của bạn.

Thứ ba, đó là kết quả của một sự việc gây tổn thương nào đó. Một trải

nghiệm đặc biệt đáng sợ, ví dụ như suýt chết đuối hay bị ngã khi còn bé, nên bạn mắc chứng sợ nước và độ cao một cách vô lý.

Đôi khi những nỗi sợ hãi đó được gọi là sự ám ảnh và chúng có thể lớn dần. Một trải nghiệm tiêu cực liên tục lặp đi lặp lại có thể trở thành nỗi khiếp đảm, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hạnh phúc của bạn.

Một trong những yêu cầu để trở thành người tích cực là phải “dọn sạch” đầu óc, phải thổi tắt cây nến tiềm thức sợ hãi. Để làm được điều này, bạn phải xác định và đối phó với bất kỳ nỗi sợ hãi nào có thể làm cản trở bạn.

Hãy thổ lộ nỗi sợ hãi của mình với bạn thân hay bạn đời. Người khác có thể thấy được những điều mà mình không trông thấy. Hãy tham vấn một nhà tâm lý hay chuyên gia tâm thần học nếu cần. Một nhà trị liệu chuyên nghiệp cũng có thể giúp bạn giải phóng khỏi những chướng ngại tinh thần đã và đang ngăn cản sự phát triển của bạn trong thời gian dài.

con không làm, hay ngừng làm một việc này hay việc khác, thì con sẽ gặp rắc rối lớn”. Đối với trẻ em, rắc rối thường có nghĩa là sự giảm bớt tình yêu và sự tán đồng.

Khi cha mẹ thể hiện tình yêu thương có điều kiện của họ dựa trên sự biểu hiện hay thái độ cư xử của trẻ, thì đứa trẻ dễ hình thành suy nghĩ là mình không được yêu thương và vì vậy mình sẽ không được che chở cho đến khi mình làm được khiến cha mẹ vui lòng. Do đó, mình phải làm những việc khiến họ hài lòng. Mình phải làm việc khiến họ vui vẻ. Mình phải làm những gì họ muốn.

Mô hình thói quen tiêu cực thúc ép này phát triển khi cha mẹ thể hiện tình yêu có điều kiện với con chứ không phải tình yêu vô điều kiện. Nó tự biểu hiện trong nỗi sợ hãi bị hắt hủi. Và nỗi sợ hãi bị hắt hủi là nguyên nhân là nguyên nhân chính thứ hai dẫn đến sự thất bại và thành tích kém cỏi của con cái khi trưởng thành.

Nếu bạn được nuôi dưỡng bằng một tình yêu thương có điều kiện, bạn sẽ trở nên quá quan tâm đến ý kiến của người khác, đặc biệt là ý kiến của cha mẹ, vợ(chồng), ông chủ hay bạn bè.

Ở đây tôi dung từ “quá”. Việc cân nhắc những suy nghĩ và cảm giác của người khác là hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Sự quan tâm và sự tôn trọng ý kiến của người khác có đóng vai trò như chất keo gắn kết xã hội? Nếu không, chúng ta sẽ trở nên hỗn đoạn.

Nhưng khi điều này thái quá, nó sẽ khiến chúng ta không dám đưa ra quyết định chừng nào chưa nhận được sự đồng tình của người khác.

Hãy nhớ rằng, tất cả chúng ta đều sợ hãi. Đặc biệt, chúng ta sợ bị phê bình và không được tán thành. Chúng ta sẽ cố gắng hết sức để có được thiện chí và sự tôn trọng của người khác. Chúng ta sẽ dâng hiến mọi thứ để được người khác yêu quý. Những người lính thậm chí còn hy sinh mạng sống để không làm cho người khác thất vọng.

Nhưng bạn cần ý thức về ảnh hưởng này. Trong mỗi tình huống có liên quan ý kiến của người khác, hãy tự hỏi: “Mình thật sự muốn làm gì? Điều gì khiến mình thấy hạnh phúc nhất?” trước khi đưa ra quyết định.

Phụ nữ có xu hướng thể hiện nỗi sợ hãi khi bị bỏ rơi bằng sự thất vọng, rút lui và triệu chứng về cơ thể, còn đàn ông biểu hiện “qua hành vi tuýp A”. Thái độ cư xử này sinh ra từ mối quan hệ giữa cha và con trai hay cha và con

gái. Điều này sinh ra khi đứa trẻ cho rằng nó chưa bao giờ có đủ tình cảm đầy đủ từ cha.

Đối với đàn ông, khi trưởng thành sự nỗ lực vô thức để có được tình yêu thương từ người cha được chuyển sang ông chủ nơi làm việc. Khi đó hành vi tuýp A được biểu hiện thành sự tán đồng đối với ông chủ. Trong trường hợp cực đoan, điều này khiến người đàn ông bị ám ảnh bởi công việc, thậm chí ảnh hưởng tới mức hủy hoại sức khỏe và gia đình anh ta.

Tôi nhớ khi bố tôi qua đới, tôi đã rất đau buồn. Tôi cảm thấy mình chưa bao giờ làm đúng- mình chưa bao giờ làm được những việc cần thiết để có được tình yêu thương và sự chấp nhận trọn vẹn của ông. Hai năm sau cái chết của ông, tôi vẫn còn cảm giác mất mát và trống trải mỗi khi nghĩ đến cha.

Sau đó, vào một buổi tối, tôi mời mẹ đi ăn tối và chia sẻ cảm giác ấy với bà. Bà rất ngạc nhiên và nói với tôi rằng, tôi không có lý do gì để buồn chán hay thất vọng. Bà giải thích rằng cha tôi chưa bao giờ có nhiều tình yêu thương để trao cho bất cứ ai.

Do những trải nghiệm từ thời thơ ấu, ông ấy có rất ít tình yêu thương cho bản thân và vì thế cũng dành cho con cái rất ít tình yêu. Bà nói với tôi rằng sẽ chẳng thể làm gì để có được nhiều hơn tình yêu mà tôi đã nhận.

Qua thời gian, tôi nhận ra rằng đa số những người đàn ông phải chịu hành vi tuýp A vẫn đang cố gắng tìm kiếm tình yêu thương và tôn trọng từ cha mình. Nhưng những gì tôi học được sau khi cha tôi qua đời, đó là bất kể bạn nhận được bao nhiêu tình yêu thương từ cha mình, thì đó là tất cả những gì ông đã trao tặng cho bạn. Trước đây và bây giờ, bạn không thể làm gì để thay đổi điều đó. Một khi bạn hiểu và chấp nhận điều đó, bạn sẽ thấy thoải mái hơn và sống thanh thản phần còn lại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sách " Thành Công Tột Đỉnh - Chiến Lược Và Phương Cách Giải Phóng Những Khả Năng Tiềm Ẩn Để Thành Công " pdf (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w