CÁC MẶT CỦA QUÁ TRÌNH TỰ NHẬN THỨC

Một phần của tài liệu Tài liệu Sách " Thành Công Tột Đỉnh - Chiến Lược Và Phương Cách Giải Phóng Những Khả Năng Tiềm Ẩn Để Thành Công " pdf (Trang 45 - 49)

Có mối liên hệ trực tiếp giữa việc bạn làm tốt việc gì với sự tự nhận thức của bạn trong lĩnh vực đó. Mỗi khi bạn cảm thấy tốt về bản thân và đang làm tốt công việc của mình, trong các mối quan hệ hay trong một môn thể thao là bạn đang thể hiện sự tự nhận thức tích cực trong lĩnh vực đó. Mỗi khi bạn làm không tốt hay cảm nhận thấp kém, vụng về hay cư xử không tốt trong một vài trường hợp thì niềm tin tiêu cực đang được biểu hiện bằng các cư xử của bạn. Bên trong như thế nào thì bên ngoài như thế.

Điều tạo ra sự thay đổi tích cực cho bạn là sự tự nhận thức của bạn phải mang tính chủ quan, chứ không phải là khách quan. Niềm tin của bạn về bản thân, đặc biệt niềm tin và có sự nghi ngại tự hạn chế, không dựa trên cơ sở thực tế nào cả. Ý tưởng tiêu cực về bản thân và năng lực thường dựa trên những thông tin và ấn tượng sại lệch mà bạn tiếp nhận và cho là đúng.

Ngay khi bạn bắt đầu loại bỏ những suy nghĩ tự giới hạn đó, chúng sẽ không có tác động tới bạn. Bằng cách chủ động thay đổi tự nhận thức, những tiềm năng thật sự của bạn sẽ trở nên vô hạn.

Một thanh niên trẻ, khoảng 25 tuổi, người đã từng tham gia buổi sêmina của tôi, là một công nhân xây dựng. Trong quá trình thảo luận về ảnh hưởng của khả năng tự nhận thức, anh đã bị sốc.

Anh nói với tôi rằng bố anh, một công nhân không được học hành, thường xuyên nói với anh: “Chúng ta mãi mãi là những người lao động chân tay và sẽ luôn là như vậy. Đó là số phận của chúng ta. Vì lớn lên bởi những điều người cha nói, anh ta chấp nhận nó như một thực tế, một niềm tin mà khi rời trường học, anh ta trở thành công nhân.

Giờ đây, sau bảy năm, anh vẫn làm cật lực. Anh đã vô tình để cho bố mình định hình sự tự nhận thức của anh về công việc và khả năng của mình. Nhưng anh luôn cảm thấy mình có thể làm được nhiều hơn, và bị mắc kẹt. Giờ đây, lần đầu tiên anh nhận ra mọi giới hạn của anh đều bắt nguồn từ bên

trong chứ không phải từ bên ngoài.

Sau buổi sêmina, anh ta từ bỏ công việc lao động chân tay và chuyển sang bán hàng, bắt đầu lại từ đầu. Ban đầu, anh làm rất kém, nhưng anh vẫn quyết tâm. Anh đọc lại tất cả các sách về bán hàng, nghe các chương trình trên đài, tham dự rất nhiều buổi sêmina về bán hàng.

Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau. Trong một năm, thu nhập của anh tăng lên gấp đôi. Trong hai năm, thu nhập tăng lên gấp 4. Anh trở thành người đứng đầu đội ngũ nhân viên bán hàng và nhanh chóng được tuyển dụng với tiền lương cao hơn và các cơ hội lớn hơn.

Trong năm năm, anh kiếm được hơn 100 nghìn đô-la mỗi năm, có một ngôi nhà đẹp, một người vợ đáng yêu, hai đứa con và một tương lai tươi sáng. Anh ta đã làm chủ được vận mệnh của mình.

Bước ngoặt đối với anh, cũng như đối với bản thân tôi và hàng nghìn người khác, là học được quá trình tự nhận thức kiểm soát cuộc sống như thế nào và sau đó quyết định thay đổi điều đó. Mọi thứ đều đến từ đó.

Bạn không chỉ có sự tự nhận thức toàn diện, một sự tổng kết chung những niềm tin về bản thân, mà bạn có một loạt “ sự tự nhận thức nhỏ”. Những điều này sẽ kiểm soát biểu hiện và cách cư xử của bạn trong từng lĩnh vực cụ thể của cuộc sống mà bạn coi là quan trọng.

Nếu bạn làm nghề bán hàng, bạn có sự tự nhận thức chung xem bạn là một người bán hàng giỏi đến mức nào, và điều này lại quyết định việc bán hàng của bạn tốt đến mức nào. Bạn cũng tự nhận thức về việc bạn sẽ giỏi đến mức nào trong việc thăm dò, nhận định nhu cầu, trình bày giải pháp, trả lời các phản đối và kết thúc. Trong mỗi lĩnh vực đó, bạn trở nên thỏa mái và thành thạo, hay căng thẳng và không chắc chắn phụ thuộc vào cách bạn suy nghĩ để thực hiện được các nhiệm vụ này.

Bạn có sự tự nhận thức tổng thể về khả năng của bạn trong lĩnh vực nào đó và số tiền bạn có thể kiếm được. Bạn không bao giờ phát triển hơn mức độ tự nhận thức về khả năng của mình hay kiếm được nhiều hoặc ít hơn so với mức độ tự nhận thức về thu nhập.

Nếu bạn kiếm ít hơn 10% so với mức thu nhập tự nhận thức bạn bắt đầu vướng vào hành vi “tranh giành”. Bạn bắt đầu suy nghĩ sáng tạo hơn, làm việc lâu hơn và chăm chỉ hơn, tìm kiếm những cơ hội thu nhập ngoài hay suy nghĩ về sự thay đổi công việc để đưa mức thu nhập của bạn trở lại tầm

tự nhận thức.

Ở nhưng nơi có liên quan đến tiền bạc, hay bất cứ cái gì khác, bạn sẽ dần dần bước vào các “ vùng thoải mái” káhc nhau, và khi đã ở đó, bạn làm mọi việc có thể để được ở lại đó. Bạn chống lại mọi thay đổi, thậm chí cả những thay đổi tích cực.

Khu vực thoải mái này là kẻ thù lớn của khả năng con người. Khi vùng thoải mái trở thành thói quen sống rất khó phá bỏ. Và bất cứ thói quen nào tồn tại lâu quá thì cuối cùng cũng sẽ trở thành lối mòn. Sau đó, thay vì sử dụng trí thông minh của mình để thoát khỏi lối mòn đó, bạn lại sử dụng phần lớn năng lực của mình để làm cho nó trở nên thoải mái hơn. Bạn điều chỉnh và hợp lý hóa hoàn cảnh của bạn giống như là không thể thay đổi được. Bạn cho rằng: “Mình chẳng thể làm được gì”.

Nhưng bạn có thể làm nhiều thứ dể thay đổi tương lai. Trong những trang sách tiếp theo, bạn sẽ học được cách phá bỏ vùng thoải mái. Bạn sẽ học cách bước lên bàn phím chiếc máy tính tinh thần của chính bạn và đặt vào đó một hệ thống niềm tin mới. Bạn sẽ học cách tái thiết sự tự nhận thức để có thể đạt được nhiều hơn những gì bạn thật sự mong muốn trong cuộc sống.

Ba phần của quá trình tự nhận thức

Sự tự nhận thức được tạo bởi ba phần, giống như ba lớp của một chiếc bánh. Phần đầu tiên là sự lý tưởng hóa bản thân. Đây là sự hình dung hay mô tả lý tưởng về một người mà bạn muốn trở thành trong mọi lĩnh vực. Hình ảnh lý tưởng này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi và cách suy nghĩ của bản thân. Lý tưởng hóa bản thân là sự kết hợp của các phẩm chất và thưộc tính mà bạn ngưỡng mộ nhất ở những người khác. Nó là sự tổng hợp những khát vọng của bạn. Nó là sự hình dung của bạn về một con người hoàn hảo.

Những người đặc biệt lý tưởng hóa bản thân đề ra rất rõ rang những điều mà họ kiên trì theo đuổi. Họ thiết lập các tiêu chuẩn rất cao cho bản thân và cố gắng đạt được chúng. Bạn cũng có thể làm được như vậy. Bạn càng xác định chính xác rõ về con người mà bạn muốn trở thành, thì bạn càng nhanh chóng trở thành một người như vậy.

Những người không thành đạt và không hạnh phúc luôn có ý tưởng mờ nhạt, hoặc trong đa số các trường hợp, không có lý tưởng nào. Họ đưa ra rất ít

hoặc không hề nghĩ về kiểu người mà họ muốn trở thành hay về các phẩm chất mà họ muốn có. Cuối cùng, sự phát triển của họ chậm lại rồi ngừng lại. Họ mắc kẹt trong lối mòn tinh thần và ở lại đó. Họ mất hết động lực hoàn thiện bản thân.

Phần thứ 2 của quá trình tự nhận thức là việc tự tạo hình ảnh bản thân. Tự tạo hình ảnh bản thân là cách bạn nhìn nhận suy nghĩ về bản thân khi bạn thực hiện các công việc hàng ngày. Quá trình tự tạo hình ảnh của bản thân thường được gọi là “tấm gương nội tại”, bạn có thể nhìn vào đó để xem cách bạn sẽ cư xử và thể hiện trong mỗi tình huống cụ thể. Bạn luôn cư xử hòa hợp với bức tranh bản thân mà bạn dựng lên ở bên trong. Bạn có thể cải thiện sự thể hiện của mình bằng cách thận trọng thay đổi bức tranh đó. Quá trình thay đổi hình ảnh bản thân này là một trong những cách nhanh nhất và đáng tin cậy nhất để cải thiện sự biểu hiện của bạn. Khi bạn bắt đầu nhìn nhận và suy nghĩ về bản thân là giỏi và tự tin hơn, thì hành động của bạn cũng trở nên tập trung và có hiệu quả hơn.

Khi bạn thay đổi thận trọng hình ảnh về bản thân, bạn sẽ đi lại, trò chuyện, hành động và cảm thấy thoải mái hơn trước. Bạn sẽ thay đổi nhân cách và kết quả bằng cách thay đổi hình ảnh tinh thần.

Phần thứ ba là lòng tự trọng. Lòng tự trọng là cách bạn cảm nhận về bản thân. Nó là phần cảm xúc trong nhân cách của bạn và là đặc tính cơ bản của sự biểu hiện cao độ. Nó là chìa khóa mở cửa hạnh phúc và hiệu quả cá nhân. Nó giống như trung tâm của lò phản ứng hạt nhân. Nó là nguồn năng lượng, nhiệt thành, sức sống và sự lạc quan giúp bạn hoàn thiện nhân cách và thành đạt hơn.

Mức độ tự trọng của bạn được quyết định bởi hai yếu tố, giống như hai mặt của một đồng xu. Yếu tố thứ nhất, bạn thấy mình có giá trị và quan trọng đến mức nào? Bạn yêu quý và chấp nhận bản thân như một người tốt đến mức độ nào? Đây là mặt “ đánh giá cá nhân” của lòng tự trọng, là sự phân loại bản thân, ngoài những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại của bạn. Yếu tố này không phụ thuộc vào biến số bên ngoài. Một người có lòng tự trọng cao có thể gặp vô vàn khó khăn thất bại trong cuộc sống mà vẫn duy trì sự tự trọng cao và tích cực về bản thân với tư cách là một con người. Nhưng rất ít người đạt đến trạng thái này.

Yếu tố thứ 2 quyết định mức độ tự trọng của bạn là cảm giác “hiệu lực tự tại”, bạn cảm thấy bạn giỏi và có khả năng đến đâu trong những việc bạn

làm. Đây là mặt “dựa trên biểu hiện” của lòng tự trọng. Nó là nền tảng để xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng.

Hai phần này của lòng tự trọng củng cố cho nhau. Khi bạn cảm thấy lạc quan về bản thân, bạn sẽ thể hiện tốt hơn. Và khi bạn biểu hiện tốt, bạn sẽ cảm thấy lạc quan về bản thân. Cả hai đều cần thiết. Không cái nào có thể tồn tại mà không có cái kia.

Phương thức đo lòng tự trọng tốt nhất là mức độ yêu thích bản thân. Càng yêu bản thân, bạn càng làm tốt hơn những việc bạn quan tâm. Càng yêu thích bản thân, bạn càng thấy tự tin hơn, thái độ càng tích cực hơn, bạn càng thấy khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực hơn, và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Bạn có thể tăng lòng tự trọng bằng cách nói, lặp đi lặp lại, với sự hăng hái và niềm tin, câu: “Mình thích bản thân mình”. Điều đó rất có sức mạnh. Bạn sẽ nhận ra rằng mình không thể nói câu này năm hay sáu lần mà không cảm thấy thật sự tốt hơn về bản thân.

Việc yêu thích bản thân là rất lành mạnh. Trên thực tế, đây là chìa khóa mang đến các hiệu quả cá nhân và mối quan hệ vui vẻ với người khác. Một vài người được dạy rằng, việc yêu thích bản thân cũng giống như sự kiêu ngạo hay rất đáng ghét. Nhưng điều ngược lại mới đúng. “Mặc cảm tự tôn”, cư xử một cách kiêu căng hay tự cao và “phức cảm tự ti” là biểu hiện của lòng tự trọng thấp, của việc không yêu thích bản thân. Những người có lòng tự trọng đích thực thường dễ hòa thuận với mọi người.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sách " Thành Công Tột Đỉnh - Chiến Lược Và Phương Cách Giải Phóng Những Khả Năng Tiềm Ẩn Để Thành Công " pdf (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w