KẺ PHÁ HOẠI THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Sách " Thành Công Tột Đỉnh - Chiến Lược Và Phương Cách Giải Phóng Những Khả Năng Tiềm Ẩn Để Thành Công " pdf (Trang 53 - 54)

Sự chỉ trích tiêu cực là một trong những hành vi có hại nhất của con người. Nó hạ thấp lọng tự trọng, tạo ra hình ảnh xấu về bản thân và làm hạn chế sự phát triển cá nhân trong mọi việc mà người đó nỗ lực làm. Sự chỉ trích tieu cực làm lung lay lòng tự tin, khiến con người cảm thấy kém cỏi, căng thẳng và phạm sai lầm mỗi khi cố gắng làm những việc từng bị chỉ trích trong quá khứ.

Cha mẹ thường phê bình con cái gấp 8 lần so với khen ngợi chúng. Bố mẹ phê bình con cái với mong muốn chúng sẽ thay đổi thái độ cư xẻ. Nhưng ngược lại, sự chỉ trích đã hạ thấp lọng tự trọng và sự tự nhận thức của trẻ. Sự thể hiện của trẻ ngày càng tệ đi chứ không tốt đẹp hơn. Đặc biệt, mối quan hệ giữa cha mẹ và con vái ngày càng xấu đi.

Những đứa trẻ bị phê bình về việc học tập sẽ ghét và tránh né đi mỗi khi có thể. Chúng coi việc học như nguồn gốc của sự đau khổ và thất vọng. Chúng bắt đầu quan hệ với những đứa trẻ khác có quan hệ giống chúng.

Mục đích chung của sự phê bình, nếu bạn phải đưa ra những lời chỉ trích, là “ cải thiện biểu hiện”, để giúp người khác trở nên tốt hơn. Lời phê bình nhằm mục đích xây dựng chứ không mang mục đích trả thù. Nó không phải là phương tiện để thể hiện sự khó chịu hay giận dữ. Mục đích của nó là giúp đỡ chứ không phải gây tổn thương, vì vậy tốt nhất là bạn hạn chế sử dụng nó.

Đây là bảy bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo rằng những điều bạn nói là “ sự phản hồi mang tính xây dựng” chứ không phải sự chỉ trích tiêu cực. Một là, bảo vệ lòng tự trọng của người káhc bằng mọi giá. Hãy coi nó như một quả bỏng, còn từ ngữ của bạn là mũi kim. Hãy nhẹ nhàng. Khi phê bình con mình, tôi thường bắt đầu bằng những lời nói như: “Bố rất yêu các con”, sau đó mới là góp ý để hướng dẫn chúng làm tốt hơn.

Hai là, tập trung vào tương lai chứ không phải là quá khứ, tập trung vào cách giải quyết chứ không phải là lỗi lầm. Hãy nói: “Chúng ta phải làm gì bây giờ?” Hãy sử dụng những từ ngữ như “lần sau”, “sao con không”, v.v… Ba là, tập trung vào thái độ cư xử hay biểu hiện, chứ không phải tập trung

vào con người. Hãy thay từ “bạn/con” bằng việc mô tả vấn đề. Thay vì nói: “Bạn bán hàng không tốt lắm”, hãy nói: “Doanh số bán hàng của bạn dưới mức mong đợi của chúng ta. Chúng ta làm gì để nâng nó lên vậy?”

Bốn là, sử dụng thông điệp “Tôi” để duy trì những cảm xúc của bạn. Thay vì nói: “Bạn khiến tôi rất tức giận”, thì hãy nói: “Tôi cảm thấy rất tức giận khi bạn làm như vậy”, hay “Tôi không thích tình huống này và tôi muốn thảo luận xem làm cách nào để thay đổi nó”.

Năm là, hãy đặt ra thỏa thuận rõ ràng về những gì sẽ thay đổi, khi nào và bao nhiêu. Hãy cụ thể hóa nó, có định hướng tương lai và định hướng giải pháp. Hãy nói những điều như: “Trong tương lai, điều quan trọng nhất là phải giữ lại ghi chú chính xác và kiểm tra lần cuối trước khi bạn gửi hàng”. Sáu là, hãy đề nghị giúp đỡ. Hãy hỏi: “ Tôi có thể làm gì giúp bạn không?” Hãy chuẩn bị để cho người đó thấy những gì phải làm và như thế nào. Giống như một bậc phụ huynh, hay nếu bạn là người có thẩm quyền, một trong những nhiệm vụ chính của bạn là trở thành những người hướng dẫn. Bạn không thể hy vọng người khác làm điều gì đó khác đi mà không chỉ dẫn cho họ phải làm như thế nào.

Bảy là, khi ai đó mắc lỗi, hay nghĩ họ mắc lỗi không phải do chủ định, ý định ban đầu của họ là rất tốt. Vấn đề là kỹ năng bị hạn chế, thông tin không đầy đủ hay là một sự hiều lầm nào đó.

Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn, ủng hộ, rõ ràng và mang tính xây dựng thay vì giận dữ và có thái độ tiêu cực. Hãy xây dựng con người thay vì đánh đổ họ. Cách nhanh nhất để xây dựng lọng tự trọng và sự phát triển cá nhân ở người khác là chấm dứt ngay những chỉ trích tiêu cực.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sách " Thành Công Tột Đỉnh - Chiến Lược Và Phương Cách Giải Phóng Những Khả Năng Tiềm Ẩn Để Thành Công " pdf (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w