Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: "Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp" docx (Trang 52 - 57)

I. Mục tiêu và phát triển của công ty trong giai đoạn 200 5 2010

2.2.Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty

2. Định hướng phát triển trong giai đoạn 200 5 2010

2.2.Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty

2.2. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty đến năm 2010 ty đến năm 2010

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày một nâng cao. Xu hướng tiêu dùng nhằm vào các chủng loại giầy dép phong phú về mẫu mã, chất lượng bảo đảm, giá cả phù hợp. Đối với từng khu vực kinh tế và thương mại khác nhau có thị hiệu tiêu dùng giầy dép khác nhau. Để định hướng thị trường tiêu thụ cần căn cứ vào xu hướng tiêu dùng trên các thị trường cụ thể.

* Thị trường xuất khẩu

- Thị trường EU: Đây là thị trường lớn, với 360 triệu dân, có sức tiêu dùng giầy dép cao (6-7 đôi/người/năm). Hàng năm EU có nhu cầu nhập khẩu giầy dép với khối lượng lớn. Trong số giầy dép tiêu dùng, nhu cầu cho bảo vệ chân chỉ là 35%, còn lại 65% là giầy dép mẫu mốt thời trang, đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm và hình thức mẫu mã. Do đời sống được nâng cao, xu hướng tiêu dùng ở đây về giầy da là có nhiều hơn (có độ bền cao, giữ dáng tốt trong quá trình sử dụng, mềm mại, độ ẩm thấp mồ hôi tốt…).

- Thị trường Đông Âu: Là thị trường có số dân tương đối lớn, trên 300 triệu người, mức độ tiêu dùng bình quân 5-6 đôi/người/năm, có sức tiêu thụ lớn, yêu cầu chất lượng không quá cao, không cần hạn ngạch, xu hướng tiêu dùng các loại giầy dép phổ thông. Tuy nhiên, do đồng tiền ở đây không ổn định, việc buôn bán trao đổi mạo hiểm theo phương thức chính thống, có triển vọng hợp tác theo phương thức đổi hàng, sản xuất tại chỗ của các nước sở tại hạn chế, nhu cầu nhập khẩu lớn.

- Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc có tiềm năng rất lớn về sản xuất giầy dép nhưng do thiếu lao động đơn giá nhân công tăng, chi phí sản xuất cao nên đã chuyển dịch sang các nước khác. Hiện nay, Nhật Bản

có nhu cầu nhập khẩu khá lớn khoảng 250 triệu đôi trong một năm. Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, các loại mẫu mốt cũng phải đa dạng và phong phú, phải phù hợp với truyền thống của người dân Nhật.

- Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ: Với số dân 260 triệu người, bình quân tiêu thụ giầy dép 6-7 đôi/người/năm. Đây là thị trường hấp dẫn nhiều bạn hàng mậu dịch trên thế giới. Xu hướng tiêu dùng các chủng loại giầy dép mang tính quốc tế cao, kiểu dáng đẹp, mang nhãn mác của các hãng nổi tiếng. Hàng năm tiêu dùng 1,3 tỷ đôi/năm trên thị trường giầy ở đây có rất nhiều triển vọng.

* Thị trường nội địa

Là thị trường hiện nay còn đang rất yếu, chưa tập trung khai thác, trong thời gian qua lượng tiêu thụ sản phẩm giầy da tuy có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, do vậy chỉ có số ít doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa như Giầy vải Thượng Đình, Vinagiay, Bistis…, do đó các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nội địa là rất khó khăn. Sau khi Việt Nam gia nhập thành viên AFTA, thị trường nội địa sẽ là "Sân chơi" của các nước trong khu vực (các nước trong khu vực cũng và đã đang hướng đầu tư vào lĩnh vực giầy ở Việt Nam). Với số dân gần 80 triệu người hiện nay vào khoảng 100 triệu người vào năm 2010 mỗi năm nhu cầu tiêu thụ trong thời kỳ này khoảng 200 triệu đôi, đây sẽ là thị trường có tiềm năng rất lớn. Do vậy, nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Ngành da giầy Việt Nam nói chung và đối với công ty Giầy Thăng Long nói riêng, cho nên Công ty cần phải nhận thức rõ đựơc vấn đề này để có những chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp với sự đòi hỏi ngày càng lớn của thị trường.

Từ phân tích trên định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến năm 2010 của công ty.

+ Hình thành mạng lưới tiêu thụ xuyên suốt trên phạm vi cả nước, tài chính các đại lý, các cửa hàng lẻ để dần thoả mãn thị hiếu và nhu cầu tiêu

dùng, tài chính nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, chú trọng mẫu mốt thưòi trang để vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

+ Tăng cường và phát triển mối quan hệ sẵn có với các khách hàng truyền thống thuộc các thị trường EU như Pháp, Đức…

+ Thu hút lượng khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường sang Mỹ, Nhật, Đông Âu (Nga).

+ Tìm và nối lại bạn hàng truyền thống bị mất trước kia, hướng sang thị trường Mỹ Latinh (Mexico). Bởi thị trường này ngược mùa với Châu Âu, cho nên Công ty cần tận dụng cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cho công ty mình để lượng sản phẩm xuất khẩu được ổn định trong năm, giảm bớt tính thời vụ của sản phẩm đồng thời còn giúp cho công ty luôn có nguồn thu từ xuất khẩu ổn định, để tăng doanh thu trong công ty, người lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định

+ Cần có chiến lược trong nước, đồng thời tài chính mạng lưới tiêu thụ tại các thành phố lớn, khu công nghiệp trọng tâm, khu dân cư, vùng nông thôn… để đáp ứng yêu cầu của đông đảo người tiêu dùng, tạo thế cạnh tranh với các công ty Giầy trong nước cũng như các nước trong khu vực.

+ Từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất, tăng hiệu quả và vươn tới tiêu thụ cho khách hàng trực tiếp đối với hàng xuất khẩu, tổ chức hệ thống giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm thông qua các bạn hàng nước ngoài.

+ Chú trọng đào tạo thiết kế mẫu thời trang, đào tạo đội ngũ tiếp thị trẻ, có năng lực để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, giúp công ty chuyển đổi phương thức kinh doanh nhanh chóng.

+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hoà nhập vào khu vực thông qua đầu tư phát triển, tổ chức mở rộng sản xuất, ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO - 9000, góp phần đưa các sản phẩm của công ty có vị trí trên thị trường quốc tế.Tăng cường các hoạt động hội chợ, hội thảo, tìm hiểu và giao lưu quốc tế.

Căn cứ vào xu hướng tiêu dùng trên các thị trường, công ty Giầy Thăng Long định hướng chiến lược tiêu thụ cho các khu vực thị trường đến năm 2010 như sau:

Bảng 11: Mục tiêu sản phẩm tiêu thụ trên một số thị trường đến năm 2010 của công ty giầy thăng long

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Thị trường SLSP (đôi) Tỷ trọng (%) SLSP (đôi) Tỷ trọng (%) SLSP (đôi) Tỷ trọng (%) EU 3.400.000 89,5 5.560.000 63,5 8.300.000 52,2 Mỹ 15.000 0,4 1.310.000 14,7 2.950.000 18,6 Đông Âu 18.000 0,5 1.060.000 11,9 2.930.000 18,4 Nội địa 350.000 9,2 880.000 9,9 1.170.000 10,8 Tổng 3.783.000 100 8.900.000 100 15.890.000 100

Nguồn định hướng phát triển sản phẩm của Công ty đến năm 2010. Tuy nhiên hiện nay, số lượng của công ty vào các khu vực này còn ở mức khiêm tốn, do đó công ty cần phải chuẩn bị mọi điều kiện để tăng thị phần thị trường vào các thị trường này đặc biệt là khi Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN). Dự kiến đến năm 2008 trở đi thị trường Mỹ sẽ là thị trường trọng điểm của công ty.

Như vậy, định hướng thị trường kinh doanh xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long đến năm 2010 tập trung vào 3 khu vực thị trường mục tiêu chính đó là: thị trường truyền thống EU, thị trường Mỹ và Bắc Mỹ và các thị trường tiềm năng Đông Âu. Ngoài những thị trường trọng điểm của chiến lược mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty còn rất chú trọng một số thị trường như châu Á (Nhật Bản), Mỹ Latinh (Mexico)…

Đặc biệt quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng và phát triển thị trường nội địa là một thị trường thực sự có nhiều tiềm năng, dân số khá đông, thu nhập còn thấp cho nên yêu cầu về chất lượng cũng như hình thức mẫu mã thời trang là không cao, khả năng đáp ứng của công ty là để thoả mãn, tuy nhiên cần phải ý thức rõ ràng điều kiện kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao do đó việc thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất cũng như mẫu mã

sản phẩm là một việc làm thường xuyên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất giầy dép trong nước cũng như các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: "Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp" docx (Trang 52 - 57)