Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kĩ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 42 - 43)

2.3.1. Điu tra thc trng sn xut đậu tương ti Thái Nguyên.

- Số liệu thời tiết khí hậu thu thập tại trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên.

- Xác định thành phần cơ giới, tính chất đất thí nghiệm và đất xây dựng mô hình chúng tôi lấy mẫu trước khi tiến hành thí nghiệm (5 mẫu/ điểm, huyện).

+ Xác định thành phần cơ giới đất theo phương pháp “ vê giun”. + Xác định pHKCL bằng pH kế theo TCVN 6492: 1999; Đạm tổng số (N%) bằng phương pháp Kjendhal; Lân tổng số (P2O5) bằng phương pháp trắc quang “xanh molipden” trên máy quang phổ tử ngoại; Kali tổng số( K2O) xác định trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS. Mùn xác định bằng phương pháp Tiu rin.

-Xác định tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp cán bộ Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

-Xác định thực trạng sản xuất đậu tương ở các huyện điều tra chúng tôi dùng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA) có sự tham gia của nông dân, phỏng vấn trực tiếp nông dân theo bảng câu hỏi (phụ lục 3).

+ Tiêu chí chọn điểm: Đại diện cho huyện vùng cao, xa trung tâm tỉnh, trồng nhiều đậu tương của tỉnh là huyện Võ Nhai, huyện vùng cao trồng ít đậu tương là Phú Lương, huyện trồng nhiều đậu tương và gần trung tâm tỉnh là Đồng Hỷ.

+ Tiêu chí chọn hộ để điều tra: Là hộ đại diện trong vùng nghiên cứu, hộ đang trồng đậu tương; có đất, có lao động, chủ hộ am hiểu về sản xuất đậu tương, nhiệt tình hợp tác với đề tài.

2.3.2. Nghiên cu kh năng sinh trưởng phát trin ca mt s ging đậu tương nhp ni ti Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kĩ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 42 - 43)