Điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kĩ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 54 - 56)

Thái Nguyên là một trong những tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ và ẩm độ cao. Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thường lạnh. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 - 1.750 giờ. Điều tra diễn biến thời tiết khí hậu của 6 năm nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả ở phụ lục 1.

Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây đậu tương, đồng thời phân tích thời tiết khí hậu của những năm tiến hành thí nghiệm cho thấy: Trong năm các tháng 11, 12, và tháng 1 có thời tiết khắc nghiệt nhất với ẩm độ không khí từ 68,0 - 78,0%, nhiệt độ thấp nhất dao động từ 14,3 - 17,50C, lượng mưa thấp 15,4 27,4mm. Như vậy tháng 12 điều kiện khí hậu lạnh và khô ảnh hưởng đến giai đoạn chín của đậu tương đông, kéo dài thời gian chín thậm chí làm đậu tương không chín được. Tháng 2, 3 khí hậu khô và lạnh ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng và thời gian mọc của đậu tương xuân. Theo tác giả Phạm Văn Thiều (2006) [44] nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian mọc của đậu tương. Nhiệt độ 10 - 120C thời gian mọc là 15 -16 ngày, trong khi nhiệt độ ở 200C thời gian mọc chỉ có 5 - 6 ngày.

Tháng 4 thời tiết ấm dần lên với nhiệt độ trung bình từ 22,9 - 25,00C, lượng mưa năm 2004 và 2007 đạt 103,7 - 135,4 mm, ẩm độ không khí dao động 82 - 87% thuận lợi cho đậu tương phân cành ra hoa và tích lũy vật chất

khô về hạt. Tuy nhiên năm 2005 và 2006 lượng mưa tháng 4 chỉ đạt 19,6 - 40,5 mm đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của đậu tương xuân.

Tháng 5 và tháng 6 là giai đoạn vào chắc và chín của đậu tương xuân, nhiệt độ và lượng mưa đều tăng nhiều so với các tháng trước, nhiệt độ trung bình từ 26,0 - 29,40C, ẩm độ không khí dao động từ 77 - 85%, lượng mưa đạt 136,5 - 391,3 mm

Tháng 8 và tháng 9, thời tiết nóng, nhiệt độ và ẩm độ đều cao, lượng mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình 26,8 - 29,00C; ẩm độ 83 - 88%; lượng mưa dao động từ 120,8 - 410,9 mm không thích hợp cho đậu tương sinh trưởng phát triển. Đây là nguyên nhân mà vụ đậu tương hè và hè thu ít phát triển. Đậu tương đông cũng bị ảnh hưởng do mưa nhiều trong tháng 9 gây khó khăn trong việc gieo trồng.

Tháng 10, nhiệt độ bắt đầu hạ dần trung bình từ 25,0 - 27,00C, ẩm độ 75 - 82%, lượng mưa giảm hẳn còn 45,7 - 83,1 mm; đặc biệt năm 2004 và 2005 trong tháng 10 hầu như không mưa (0,1 - 0,9 mm) đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của đậu tương đông và ảnh hưởng đến năng suất.

Tháng 11, nhiệt độ ít thay đổi so với tháng 10 dao động từ 20,3 - 240C. ẩm độ không khí đạt 75 - 85%, lượng mưa nhiều hơn tháng 10 đạt 9,9 - 93 mm thích hợp cho đậu tương hình thành quả và vào chắc.

Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây đậu tương và phân tích điều kiện thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên cho thấy, mặc dù thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên biến động phức tạp nhưng nhìn chung thích hợp cho quá trình sinh trưởng phát triển của đậu tương. Do đó cần căn cứ vào diễn biến thời tiết mà bố trí mùa vụ cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kĩ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 54 - 56)