Xây dựng mô hình đậu tương ở một số huyện của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kĩ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 108 - 167)

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã thu được, chúng tôi đã hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình trồng đậu tương trên đồng ruộng của họ và áp dụng giống mới là giống 99084 - A28 và kỹ thuật mới. Kỹ thuật mới là áp dụng thời vụ, mật độ và phân bón tối thích đã được thử nghiệm và xác định tại các thí nghiệm 3, 4, 8. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.31. Cụ thể vụ Xuân được trồng từ 15/2 đến 25/2, mật độ 35 cây/m2 (hàng cách hàng 35 cm, cây cách cây 8 - 9 cm), lượng phân bón là 5 tấn phân chuồng hoai mục + 40 kg N + 80 kg P2O5 + 40 kg K2O + 300 kg vôi bột. Vụ Đông trồng từ 5/9 đến 25/9, mật độ 45 cây/m2

(hàng cách hàng 35 cm, cây cách cây 6 - 7 cm), lượng phân bón như vụ Xuân. Kết quả thu được khi xây dựng mô hình trình diễn thể hiện ở bảng 3.31.

Bảng 3.31. Năng suất đậu tương và lãi thuần ở các mô hình trình diễn NSTT

Vụ Địa điểm Mô hình (tạ/ha) MH1 tăng so với MH2 (%) Lãi thuần (tr.đ/ha) MH1 25,5 63,46 20,3 Võ Nhai MH2 15,6 5,5 MH1 27,5 54,49 23,3 Đồng Hỷ MH2 17,8 8,8 MH1 23,2 52,63 16,9 Phú Lương MH2 15,2 4,9 MH1 25,4 56,86 20,2 Đông 2009 TB MH2 16,2 6,4 MH1 26,7 53,45 22,1 Võ Nhai MH2 17,4 8,2 MH1 28,3 52,97 24,5 Đồng Hỷ MH2 18,5 9,8 MH1 25,4 53,94 20,2 Phú Lương MH2 16,5 6,8 MH1 26,8 53,45 22,3 Xuân 2010 TB MH2 17,5 8,3

* Ghi chú: Cả 2 mô hình đều áp dụng kỹ thuật mới

Số liệu bảng 3.31 cho thấy, khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới thì giống 99084 - A28 (MH1) cho năng suất trung bình cao hơn DT84 (MH2) trong cả vụ Xuân và vụ Đông. Vụ Đông 2009 MH1 sử dụng giống mới và kỹ thuật mới năng suất trung bình đạt 25,4 tạ/ha trong khi MH2 sử dụng giống cũ năng suất chỉ đạt 16,2 tạ/ha. Vụ Xuân 2010 năng suất trung bình MH1 đạt 26,8 tạ/ha trong khi MH2 chỉ đạt 17,5 tạ/ha. Tại các địa bàn xây dựng mô hình thử nghiệm, năng suất ở huyện Đồng Hỷ đạt cao nhất (MH1 đạt 27,5 tạ/ha vụ Đông và 28,3 tạ/ha vụ Xuân), tiếp đến là huyện Võ Nhai MH1 đạt 25,5 tạ/ha vụ Đông và 26,7 tạ/ha vụ Xuân, thấp nhất ở huyện Phú Lương MH1 đạt 23,2 tạ/ha vụ Đông và 25,4 tạ/ha vụ Xuân. Sở dĩ có sự chênh lệch về năng suất đậu tương trên 3 địa bàn là do trình độ và kinh nghiệm canh tác của nông dân ở các địa bàn không giống nhau và yếu tố đất đai quyết định.

Số liệu bảng 3.31 còn cho thấy, trong cả 2 vụ thí nghiệm ở mỗi địa bàn xây dựng mô hình, khi áp dụng cùng biện pháp kỹ thuật thì giống mới luôn cho năng suất cao hơn giống cũ: ở huyện Võ Nhai vụ Đông năm 2009 giống DT84 (MH2) năng suất chỉ đạt 15,6 tạ/ha trong khi giống 99084 - A28 (MH1) đạt 25,5 tạ/ha tăng hơn so với MH2 là 63,46%; sang vụ Xuân 2010 MH2 đạt 17,4 tạ/ha trong khi MH1 đạt 26,7 tạ/ha tăng hơn so với MH2 53,45%. Huyện Đồng Hỷ, vụ Đông năm 2009 MH2 chỉ đạt 17,8 tạ/ha trong khi MH1 cho năng suất 27,5 tạ/ha, tăng hơn MH2 54,49%; vụ Xuân 2010 MH2 đạt 18,5 tạ/ha còn MH1 đạt tới 28,3 tạ/ha tăng hơn so với MH2 là 52,97%. Tại huyện Phú Lương cũng cho kết quả tương tự, cả vụ Đông và vụ Xuân đều thể hiện năng suất MH1 cao hơn MH2 (vụ Đông tăng 52,63% và vụ Xuân tăng 53,94%).

Do năng suất của MH1 cao hơn MH2 trong cùng mức đầu tư về phân bón nên dẫn đến lãi thuần của MH1 cao hơn MH2 ở tất cả các địa bàn. Qua hạch toán (phụ lục 53) chúng tôi thấy, MH1 ở 3 địa bàn trong vụ Đông cho lãi

thuần từ 16,9 - 23,3 triệu đồng/ha trong khi MH2 chỉ đạt 4,9 - 8,8 triệu đồng/ha; trong vụ Xuân mô hình MH1 cho lãi thuần đạt 20,2 - 24,5 triệu đồng/ha trong khi MH2 chỉ đạt 6,8 - 9,8 triệu đồng/ha.

Kết quả so sánh giữa 2 mô hình đã khẳng định việc sử dụng giống mới và áp dụng kỹ thuật mới cho năng suất đậu tương và hiệu quả cao hơn nhiều so với việc sử dụng giống cũ. Kết quả này được đánh giá khách quan từ người nông dân tham gia xây dựng mô hình và bà con nông dân trên địa bàn khi chúng tôi tiến hành hội thảo đầu bờ.

Ý kiến đánh giá mô hình ca nông dân ti các địa bàn

Qua thời gian xây dựng và trình diễn mô hình sản xuất đậu tương tại 3 địa bàn trong tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã nhận được ý kiến phản hồi từ các hộ trực tiếp tham gia xây dựng mô hình, những hộ lân cận và đông đảo nông dân khi tham gia hội thảo đầu bờ. Nhìn chung, các hộ đều có nhận định và đánh giá rất cao về các mô hình sử dụng giống mới và quy trình kỹ thuật mới. Giống mới sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt, cho năng suất cao hơn hẳn các giống đang trồng tại địa phương.

Kết quả thực tế thu được trên các mô hình về năng suất và hiệu quả kinh tế đã chứng minh được ưu điểm của giống mới và kỹ thuật mới. Giống mới sử dụng trong sản xuất tại các mô hình có ưu điểm hơn hẳn các giống cũ mà dân đang sử dụng như: năng suất cao hơn, chống chịu với sâu bệnh tốt hơn, hình thức hạt đẹp hơn. Ngoài ra, nông dân còn phát hiện thêm những ưu điểm nữa của giống mới là “làm đậu được nhiu hơn” với cùng 1 lượng hạt như nhau và ăn ngt hơn” khi luộc. Những nhận xét này của nông dân phù hợp với kết quả thu được khi chúng tôi tiến hành phân tích hạt (phụ lục 54). Kết quả phân tích cho thấy, giống 99084 - A28 có hàm lượng protêin khá cao (40,25 - 43,45%) so với hàm lượng protêin của đậu tương phổ biến từ 38 - 40%; hàm lượng lipit (17,73 - 18,52%) đạt mức trung bình so với các giống

khác (15 - 20%). Từ những nhận xét tích cực về giống mới của nông dân khi được phỏng vấn và khi hội thảo đầu bờ đã có nhiều người hỏi về giống và kỹ thuật mới mà mô hình sử dụng để áp dụng cho sản xuất vụ sau.

Từ những kết quả trên bước đầu ta có thể khẳng định việc xây dựng mô hình trình diễn sản xuất đậu tương trong vụ Đông 2009 và vụ Xuân 2010 ở Thái Nguyên đã thu được những thành công đáng kể. Các hộ nông dân đều khẳng định giống đậu tương 99084 - A28 kết hợp với kỹ thuật mới rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương và cho năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các giống địa phương đang sử dụng.

Từ kết quả nghiên cứu của các thí nghiệm và xây dựng mô hình của đề tài, đồng thời tham khảo quy trình kỹ thuật trồng đậu tương của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) [38]. Chúng tôi đề xuất quy trình kỹ thuật trồng giống đậu tương 99084 - A28 tại tỉnh Thái Nguyên trong vụ Xuân và vụ Đông (phụ lục 55)

KT LUN VÀ ĐỀ NGH

Kết luận

1. Các yếu tố thuận lợi để phát triển sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên là có điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp, quỹ đất dồi dào. Đậu tương là cây dễ trồng, sản phẩm dễ tiêu thụ. Đây là những cơ sở để phát triến sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên.

Yếu tố hạn chế chính trong sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên là thiếu giống cho năng suất cao thích hợp với vùng sinh thái và kỹ thuật canh tác chưa phù hợp.

2. Kết quả so sánh 10 giống đậu tương trong 2 vụ Xuân và 2 vụ Đông năm 2004 và năm 2005 cho thấy có 2 giống là ĐT2000 và 99084 - A28 có NSLT và NSTT cao hơn giống đối chứng chắc chắn với độ tin cậy 95% trong tất cả các vụ khảo nghiệm. NSLT dao động từ 25,8 - 28,6 tạ/ha vụ Xuân và 21,6 - 26,3 tạ/ha trong vụ Đông. NSTT dao động từ 20,7 - 23,3 tạ/ha vụ Xuân và 15,3 - 19,7 tạ/ha vụ Đông.

3. Thời vụ gieo trồng giống đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân của Thái Nguyên thích hợp nhất từ 15 tháng 2 đến 6 tháng 3. Ở thời vụ này giống cho NSLT đạt 28,6 - 30,4 tạ/ha, NSTT đạt 20,9 - 21,9 tạ/ha cao hơn hẳn các thời vụ nghiên cứu khác. Thời vụ gieo trồng đậu tương đông thích hợp nhất từ mồng 5 tháng 9 khi thu hoạch lúa mùa sớm và kết thúc trước ngày 25 tháng 9, ở thời vụ này giống cho NSLT đạt 18,7 - 24,0 tạ/ha, NSTT đạt 12,2 - 15,7 tạ/ha cao hơn chắc chắn các thời vụ nghiên cứu khác.

4. Mật độ thích hợp cho giống đậu tương 99084 - A28 trồng trong vụ Xuân là 35 cây/m2 và vụ Đông là 45 cây/m2. Ở các mật độ này giống cho NSLT đạt 27,8 tạ/ha vụ Xuân và 24,7 tạ/ha vụ Đông, NSTT đạt 25,0 tạ/ha vụ Xuân và 19,0 tạ/ha vụ Đông cao hơn chắc chắn các mật độ nghiên cứu khác.

5. Trồng giống đậu tương 99084 - A28 với lượng phân bón 5 tấn phân chuồng + 40 kg N + 80 Kg P2O5 + 40 Kg K2O +300 Kg vôi bột/ha là thích hợp nhất vừa cho năng suất cao (30,5 tạ/ha) vừa cho lãi thuần cao nhất (27,8 triệu đồng/ha).

6. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn tại 3 địa bàn trong tỉnh là huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương cho thấy, việc sử dụng giống mới và áp dụng kỹ thuật mới đã cho năng suất và lãi thuần cao hơn hẳn giống cũ. Năng suất đậu tương đông ở mô hình giống mới, kỹ thuật mới dao động từ 23,2 - 27,5 tạ/ha tăng 52,63 - 63,46% so với giống cũ, vụ Xuân đạt từ 25,4 - 28,3 tạ/ha tăng 52,79 - 53,94% so với sử dụng giống cũ. Lãi thuần đạt từ 16,9 - 23,3 triệu đồng trong vụ Đông và 20,2 - 24,5 triệu đồng trong vụ Xuân.

Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu tìm hiểu khả năng thích ứng của một số giống đậu tương nhập nội và xác định biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên chúng tôi có một số đề nghị sau:

1. Cho phép phát triển giống đậu tương 99084 - A28 trong tỉnh Thái Nguyên với quy trình kỹ thuật đã được xây dựng.

2. Tìm hiểu khả năng thích ứng của các giống đã chọn được với các tỉnh lân cận và tiếp tục nghiên cứu áp dụng kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) đối với các giống đậu tương mới tại Thái Nguyên.

DANH SÁCH CÔNG TRÌNH KHOA HC ĐÃ CÔNG B

1. Lưu Thị Xuyến, Luân Thị Đẹp, Hoàng Minh Tâm (2008), "Ảnh hưởng của thời vụ trồng giống đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân và vụ Đông tại Thái Nguyên", Tp chí KH & CN 3(47) - Tp 2/

năm 2008, Nhà in Báo Thái Nguyên, pp: 29 - 32.

2. Lưu Thị Xuyến, Luân Thị Đẹp, Hoàng Minh Tâm (2010), "Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống đậu tương 99084 - A28 trong các vụ Đông 2007 - 2008 tại Thái Nguyên", Tp chí Nông nghip & Phát trin nông thôn, Tháng 10, năm 2010, Nhà in Khoa học và Công nghệ, 18 Hoàng Quốc Việt Hà Nội, pp: 126 - 130.

TÀI LIU THAM KHO Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thanh Bình, Trần Thị Trường, Trần Đình Long (2006), "Kết quả nghiên cứu, tuyển chọn giống đậu tương phục vụ sản xuất ở huyện Tuần Giáo - Điện Biên", Tp chí NN & PTNT, (6), tr. 55 - 57.

2. Tạ Kim Bính, Nguyễn Thị Xuyến (2006), "Kết quả tạo nguồn gen cao sản đậu tương ĐT2006", Tp chí NN & PTNT, (18), tr. 29 - 31; 60 - 62. 3. Bộ NN và PTNT (2001), 575 ging cây trng mi, Nxb Nông Nghiệp,

Hà Nội, tr. 213 - 233.

4. Bộ NN và PTNT (2001), “Quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương”,

Tuyn tp Tiêu chun Nông nghip Vit Nam, Tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 105 - 108.

5. Vũ Đình Chính (1995), Nghiên cu tp đoàn ging đậu tương để chn ging đậu tương thích hp cho vđồng bng trung du Bc b, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, tr. 55 - 71.

6. Vũ Đình Chính (1998), "Tìm hiểu ảnh hưởng của N, P, K đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương hè trên đất bạc màu Hiệp Hòa - Bắc Giang", Thông tin KHKTNN, Đại hc Nông Nghip 1 Hà Ni, (2), tr. 1 - 5.

7. Cục thống kê Thái Nguyên (2007), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 8 - 15.

8. Cục thống kê Thái Nguyên (2009), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 9 - 84.

9. Cục Trồng trọt (2006), Kết quảđiu tra ging 13 cây trng ch lc ca c nước giai đon 2003 - 2004, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 139 - 141. 10. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị

11. Nguyễn Thị Dần (1996), "Chế độ phân bón thích hợp cho cây đậu đỗ trên đất bạc màu Hà Bắc", Kết qu nghiên cu khoa hc, (2), Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 77- 84.

12. Đường Hồng Dật (1995), Sâu bnh và cây trng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. Dương Văn Dũng, Đào Quang Vinh, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Kim Lệ, Đỗ Ngọc Giao, Bùi Thị Bộ (2007), "Giống đậu tương ngắn ngày năng suất cao ĐVN - 9", Tp chí NN&PTNT ( 9), tr. 35 - 37.

14. Dương Trung Dũng, Luân Thị Đẹp, Trần Đình Long, (2009), “ Nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trong vụ Đông tại Thái Nguyên”, Tp chí khoa hc & công ngh, (s13), Đại hc Thái nguyên, tr. 35 - 39.

15. Dương Trung Dũng, Luân Thị Đẹp, Trần Đình long, Hà Việt Long (2010), “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương vụ Đông tại Thái Nguyên”, Tp chí Hot động Khoa hc- B KH & CN ( s1), tr. 63 - 65.

16. Lê Song Dự, Nguyễn Thị Lý, Vũ Đình Chính, Nguyễn Văn Liễu, Nguyễn Văn Nam và Ngô Đức Dương (1998), "Giống đậu tương ĐT93",

Kết qu nghiên cu KHCN nông nghip 1996 - 1997, tr. 75 - 79.

17. Ngô Đức Dương (1995), "Giống đậu tương ĐT80" Tp san nghiên cu khoa hc Cây đậu đỗ - Vin KHKT Nông Nghip Vit Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

18. Luân Thị Đẹp, Trần Văn Điền, Phan Thị Vân, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, (1999), “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời kỳ bón đạm đến khả năng cố định đạm và năng suất của đậu tương trên đất đồi tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”, Tp chí Khoa hc và Công Nghệ Đại hc Thái Nguyên, (số 2), tr. 18 - 22.

19. Luân Thị Đẹp, Trần Văn Điền, Trần Đình Long, (2008), “Nghiên cứu phương thức trồng xen ngô với đậu tương xuân trên đất dốc tại tỉnh Bắc Kạn”, Tp chí KH & CN - Đại hc Thái Nguyên, tr. 24 - 28.

20. Nguyễn Thuý Điệp, Kiều Thị Dung, Đăng Minh Trọng, Lê Việt Chung, Đăng Trọng Lương, Trương Thị Thanh Mai (2005), " Kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng tái sinh của một số giống đậu tương phục vụ kỹ thuật chuyển gen", Tp chí NN& PTNT, (20), tr. 35 - 38.

21. Trần Văn Điền, Luân Thị Đẹp (2008), “Nghiên cứu thời vụ gieo trồng đậu tương xuân trên đất dốc tại tỉnh Bắc Kạn”, Tp chí KH & CN - Đại hc Thái Nguyên, tr. 19 - 23.

22. Trần Văn Điền, Luân Thị Đẹp, Trần Đình Long (2008), “Kết quả so sánh giống đậu tương gieo trồng trong vụ Xuân trên đất dốc tại Bắc Kạn”,

Tp chí KH&CN - ĐH Thái Nguyên, (48), tr. 97 - 101.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kĩ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 108 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)