Cơ cấu trợ lực phanh dùng chân khôn g:

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài tiểu luận- chẩn đoán hệ thống phanh pptx (Trang 35 - 37)

Đối với xe xăng thông thừong , nguồn chân không được trích từ ống hút gió , đối với xe dầu , người ta bố trí thêm một bơm chân không , đôi khi gắn kèm trong máy phát điện .

Dưới đây là hình minh họa :

1-hệ thống phanh thuỷ lực trợ lực chân không 2-hệ thống phanh bằng áp lực hơi.

Loại thứ nhất(1) thường dùng cho xe tải loại nhỏ, xe con, xe du lịch. Cấu tạo đại khái của loại này là có một bộ xi-lanh tổng phanh, trên nó là bình dầu phanh, tiếp đến là van phân phối sau đó là các đường ống dẫn dầu phanh sau nữa là van cân bằng áp suất rồi đến các xi-lanh phanh con tại các bánh xe. Dầu phanh sẽ được điền đầy trong các đường ống và trong các khoảng trống trong xi-lanh tổng phanh cũng như xi-lanh phanh con. Khi hệ thống phanh làm việc tức là đạp phanh thì lực bàn

đạp sẽ truyền lực lên trên màng của bộ trợ lực chân không và đẩy piston trong xi- lanh phanh chính nén dầu trong xi-lanh và truyền lực đến các xi-lanh phanh con và đẩy các má phanh ép sát vào tăng-bua tạo nên hiệu quả phanh. Nói cách khác là lực đạp phanh sẽ tạo nên áp lực dầu trong đường ống dẫn để điều khiển xi-lanh phanh con tại các bánh xe hoạt động để đẩy má phanh ép sát lên tăng-bua hoặc đĩa phanh.

Loại thứ 2 (2) sẽ phải có một máy nén khí trên xe, các bình chứa hơi dươí một áp lực nhất định và ổn định, bộ van chia các đường hơi đến bánh trước và sau, đường ống dẫn hơi đến các bát phanh của bánh xe trước và sau. Nguyên lý hoạt động đơn giản là khi đạp phanh có nghĩa là mở van hơi tại bộ van chia các đường hơi để hơi áp lực lớn sẽ truyền lực đến các bát phanh và sau cùng là đến các má phanh tại các bánh xe. Hay nói cách khác là lực điều khiển và tác dụng lên các má phanh tại các bánh xe là nhờ áp lực hơi. Loại phanh này chỉ dùng cho các xe có tải trọng lớn.

Khác nhau giữa hai loại là một thàng dùng áp lực dầu để truyền lực phanh, còn loại kia dùng áp lực hơi. Tuy nhiên kết cấu phải khác nhau một chút nhưng cùng cho ra một kết quả .

Nguyên lý làm việc của hệ thống

- Khi đạp phanh: thông qua bàn đạp phanh đầu dưới của bàn đạp đẩy ty đẩy sang phải do đó làm pittông dịch chuyển sang phải theo. Sau khi phớt làm kín đã đi qua lỗ bù dầu B thì áp suất dầu trong xi lanh ở phía trước pittông sẽ tăng dần lên. Dầu sẽ đẩy van một chiều thứ nhất để đi ra khỏi xi lanh đến đường ống dẫn và tới xi lanh bánh xe. Tại xi lanh bánh xe dầu đi vào giữa hai pittông nên đẩy hai pittông ra hai phía tác dụng lên hai guốc phanh bung ra ép sát vào trống phanh, thực hiện phanh các bánh xe.

- Khi nhả phanh: khi nhả phanh người lái nhấc chân khỏi bàn đạp phanh dưới tác dụng của lò xo hồi vị ty đẩy pittông dịch chuyển sang trái trở về vị trí ban đầu. Dưới tác dụng của lò xo cơ cấu phanh, hai guốc phanh được kéo trở lại ép hai pittông đẩy dầu ở khoang giữa của xi lanh bánh xe theo đường ống để trở về xi lanh chính. Lúc này van một chiều thứ nhất đóng lại dầu phải ép van một chiều thứ hai nén lò xo để mở cho dầu thông trở về khoang trước pittông. Khi áp suất dầu phía sau xi lanh chính cân bằng với lực căng lò xo tác dụng lên van một chiều thì van bắt đầu đóng lại, tạo một áp suất dư phía sau xi lanh chính. Khi pittông đã trở về vị trí ban đầu lỗ bù dầu thông với khoang trước của pittông duy trì áp suất của khoang này cân bằng với áp suất khí quyển.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài tiểu luận- chẩn đoán hệ thống phanh pptx (Trang 35 - 37)