Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình" pptx (Trang 56 - 61)

- Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm

4.6.3.2. Giải pháp cụ thể

* Đối với đất trồng cây hàng năm

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp, hệ thống dịch vụ vật tư nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống, phân bón phục vụ sản xuất.

- Tạo điều kiện về vốn cho người dân thông qua các quỹ tín dụng: Ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nữ, hội nông dân....

- Mở rộng thị trường nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm - Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, thuỷ lợi.

- Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nhằm tăng cường giá trị trên diện tích canh tác cần phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện của huyện

- Phát triển sản xuất cần gắn liền với bảo vệ, cải tạo đất, môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất bằng việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng phân vô cơ một cách hợp lý. Trồng các cây họ đậu xen canh hợp lý để cải tạo đất.

- Khuyến khích luân canh tăng vụ, đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp.

- Cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật người dân thông qua các buổi hội thảo đầu bờ.

- Quan tâm hơn tới việc bảo quản nông sản sau thu hoạch.

- Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý để đạt được sản lượng cao và hạn chế ảnh hưởng của thời tiết

- Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao ổn định như: Tám thơm, nhị ưu 838, KD 18… các cây trồng vụ đông có hiệu quả cao như: Hành, tỏi, rau thơm, cà chua, cải bắp, sup lơ, giống ngô VN10, LVN184…

* Đối với cây trồng lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản

- Cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với địa phương

- Cải tạo ao đầm chuyển hình thức nuôi quảng canh sang hình thức nuôi chuyên canh, sản xuất hàng hoá.

- Mở các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác... phù hợp với từng giai đoạn của cây.

- Hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư giống đối với loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản và có các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho bà con nông dân yên tâm canh tác.

Phần 5

Kết luận và đề nghị 5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, từ số liệu thu thập được của địa phuơng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Huyện Kim Sơn là huyện ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình với diện tích đất nông nghiệp là 13569.49 (Chiếm 63,624% tổng diện tích tự nhiên). Huyện có vị trí địa lý, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

- Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Kim Sơn là:

+ Đối với đất cây trồng hàng năm bao gồm các loại hình sử dụng đất chính: 2Lúa; 2Lúa – 1Màu và Cây công nghiệp hàng năm với các kiểu sử dụng đất khác nhau

+ Đối với đất trồng cây lâu năm chủ yếu là đất trồng cây ăn quả

+ Đối với đất nuôi trồng thủy sản kiểu sử dụng đất đối với loại hình sử dụng đất này thì khá đa dạng nhưng kiểu sử dụng đất chủ yếu là nuôi tôm, cua rèm và ếch lồng

2. Trong các loại hình sử dụng đất phổ biến của huyện thì LUT 2lúa – 1 màu với kiểu sử dụng đất là lúa mùa – lúa xuân – ngô đông; lúa mùa – lúa xuân –rau đông, LUT 2 lúa với kiểu sử dụng đất là lúa mùa – lúa xuân, cói 2vụ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ngoài ra kiểu sử dụng đất nuôi tôm sú – cua rèm và ếch lồng cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao do điều kiện tự nhiên ở đây rất thích hợp, đất đai được phù sa của hai con sông là sông Đáy và sông Càn bồi đắp cùng với hệ thống sông nội địa rất chủ động trong việc tưới tiêu.

Kiểu sử dụng đất ngô đông – ngô hè mang lại hiệu quả kinh tế thấp. nguyên nhân là do: Chi phi đầu tư bỏ ra của người dân chưa lớn, thu nhập và

giá trị ngày công lao động còn thấp, trình độ kỹ thuật sản xuất chưa cao, chưa áp dụng triệt để những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Việc đầu tư thâm canh tuy đã được củng cố nhưng chưa đúng, chưa đủ theo quy định mức kỹ thuật đề ra dẫn đến năng suất cây trồng chưa tương ứng với tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện. Ngoài ra, sản phẩm chưa được đa dạng hoá, việc tổ chức lưu thông hàng hoá còn chậm ảnh hưởng tới giá cả.

3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, chúng tôi đưa ra hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho huyện Kim Sơn:

Đối với đất 3 vụ: 2 lúa – 1 màu với kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – ngô đông; lúa xuân – lúa mùa – rau đông lựa chọn các giống cây trồng cho năng suất cao và ổn định như Tám thơm, nhị ưu 838, KD 18… các cây trồng vụ đông có hiệu quả cao như: Hành, tỏi, rau thơm, cà chua, cải bắp, sup lơ, giống ngô VN10, LVN184….

Đối với đất 2 vụ: lúa mùa – lúa xuân cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt.

Loại hình sử dụng đất cây ăn quả cần cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ản quả có giá trị kinh tế cao với các cây trồng: Na, vải, nhãn

Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản cần chuyển từ nuôi quảng canh cải tiến sang hình thức nuôi chuyên canh với các giống như tôm, cua, ếch và cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho bà con nhân dân yên tâm đầu tư canh tác vì đây là loại hình cho lợi nhuận kinh tế rất lớn.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, luân canh, thâm canh tăng vụ. Đặc biệt phải nâng cấp và củng cố hệ thống thuỷ lợi nội đồng, sử dụng phân bón hợp lý. Trong quá trình sử dụng đất cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho tương lai.

Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt tổ chức tốt các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường môi trường sinh thái.

- Các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra các giống cây trồng vật nuôi mới thích hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình" pptx (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w