Mô tả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình" pptx (Trang 41 - 43)

- Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm

4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất

* Loại hình sử dụng đất 2 lúa:

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng phổ biến trên các địa hình cao, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân chấp nhận. Kiểu sử dụng đất là: Lúa đông xuân – lúa mùa.

- Lúa đông xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu vào giứa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Lúa xuân (xuân sớm, xuân chính vụ, xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau những năm gần đây trà xuân muộn với các giống Q5, KD18, CR203, lúa lai 2 dòng, lúa lai 3 dòng được mở rộng và phát triển mạnh trên địa bàn huyện.

- Lúa mùa (Mùa sớm, mùa trung và mùa muộn) bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.

+ Đối với trà mùa sớm thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 – 120 ngày như CR203, KD18….

+ Đối với trà lúa mùa trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, dự, tám thơm các loại.

* Loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu

Loại hình sử dụng đât này chủ yếu được trồng trên đất phù sa chua kết von nông và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông; Lúa mùa – Lúa xuân – Rau đông.

- Lúa xuân muộn: Gieo 5/2 – 25/2 với các giống lúa: Nhị ưu 838, KD18… có thời gian sinh trưởng ngắn.

- Lúa mùa (Mùa muộn) sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, dự, tám thơm các loại.

- Ngô đông: Thường trồng các giống ngô có năng suất cao nhu: Ngô lai LVN 14 và một số giống ngô địa phương

- Rau đông: Thường trồng các loại rau có thời gian sinh trưởng từ 60 – 100 ngày như: Cà chua, cải bắp, xu hào,….

* Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp hàng năm

- Cói 2 vụ:

Cói là nguyên liệu phục vụ cho ngành thủ công mỹ nghệ như: dệt thảm, dệt chiếu… và phục vụ cho các mục đích sử dụng khác như lợp nhà, làm chất đốt…

Trồng cói chỉ phải bỏ vốn mua giống và công trồng lần đầu, từ đó cứ chăm sóc và có thể thu hoạch khoảng 10 năm mới phải trồng lại. Sản xuất cói 1 năm cho thu 2 vụ: vụ chiêm thu vào tháng 5 và vụ mùa thu vào tháng 10. Trồng cói ít chịu tác động của các yếu tố tự nhiên, ít bị rủi ro.

- Ngô đông – Ngô hè:

Nhân dân thường trồng các giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn từ 110 ngày đến 125 ngày: VN10; VN14; LVN184…. Và một số giống ngô địa phương như Mỡ, vàng nghệ.

+ Đối với ngô đông xuân thì thời vụ gieo hạt khoảng từ 15/11 đến 15/12

+ Đối với Ngô hè thu thì bắt đầu gieo hạt từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7.

Chủ yếu trồng các loại cây ăn quả: Na, vải, nhãn….cho năng suất cao. LUT này được phân bố gần nhà ở để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật về giống, sử dụng các biện pháp kích thích ra hoa, đậu quả.

* Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản:

Có hai kiểu sử dụng đất phổ biến là tôm sú – cua rèm và nuôi ếch lồng được nuôi chủ yếu ở vùng Bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

- Tôm sú – Cua rèm

+ Về phương thức và quy mô nuôi trồng: Qua điều tra thực tế thì phương thức nuôi ở đây chủ yếu là nuôi theo phương thức truyền thống, phương thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT). Các đầm nuôi được thả thêm con giống và ngoài thức ăn tự nhiên thì chủ động cho thêm thức ăn nhân tạo như: cá vụn, cám… Diện tích các đầm nuôi khu vực này khoảng từ 0,5 - 1,5 ha, trên bờ đầm có các cống lấy nước và cũng là cống tháo nước thải. Việc thay tháo nước hoàn toàn phụ thuộc vào thủy triều, nên luôn bị động trong việc điều tiết nước, đặc biệt là vào mùa mưa.

+ Về đối tượng nuôi: Trong thời gian nghiên cứu thì đối tượng nuôi chính tại vùng này chủ yếu là tôm sú và cua rèm, chưa đa dạng hóa đối tượng nuôi.

- Nuôi ếch lồng

+ Hình thức nuôi đa dạng như nuôi trong ao, nuôi trong vườn, nuôi trong bể… nhưng phổ biến nhất hiện nay là nuôi ếch lồng. Để nuôi ếch đạt hiệu quả cao phải có diện tích ao, hồ, sông ngòi (Không bị ảnh hưởng của lưu thông dòng chảy), môi trường sạch không bị ô nhiễm là nơi để đặt lồng nuôi. Vật liệu làm lồng là luồng, tre, lưới cước. Lồng nuôi được thiết kế hình chữ nhật có diện tích 6; 8 hoặc 10 m2/lồng. Có đáy kín, miệng trên hở có nắp che. Nếu lồng nuôi được đặt trên diện tích ao để nuôi thì ao cần được cải tạo kỹ, khử trùng môi trường nuôi bằng vôi với lượng từ 7 – 10 kg/100m2, sau đó lọc nước sạch vào ao để nuôi các loại cá như: Cá chép, mè trắng, rô phi để tận dụng nguồn thức ăn thừa của ếch.

+ Đối tượng nuôi là giống ếch Thái Lan

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình" pptx (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w