- Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm
4.4.1.3. Hiệu quả kinh tế của loại hình sủ dụng đất nuôi trồng thủy sản
Loại hình sử dụng đất ở Kim Sơn – Ninh Bình chủ yếu là 3 LUT chính: Tôm sú; cua rèm và ếch lồng. Hiệu quả kinh tế của LUT nuôi trồng thuỷ sản thể hiện qua bảng 4.9
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của LUT nuôi trồng thuỷ sản tính trên 1 ha
STT LUT Giá trị SX(1000đ) Chi phí SX(1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ) Giá trị ngày công LĐ (1000đ) Hiệu quả sử dụng đồng vốn (lần) 1 Tôm sú 115.500,00 45.900,00 69.600,00 290,00 1,51 2 Cua Rèm 108.750,00 37.900,00 70.850,00 295,20 1,87 3 ếch lồng 168.324,00 105.651,20 62.672,80 241,05 0,60
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.9 ta thấy kiểu sử dụng đất nuôi ếch lồng là kiểu sử dụng đất mang lại lợi ích kinh tế rất cao tổng giá trị sản xuất đạt 168.324,00 nghìn đồng. Thu nhập thuần đạt 62.672,80, giá trị ngày công lao động đạt 241,05.
- Giống ếch Thái Lan được các hộ nuôi một năm hai vụ, đạt trọng lượng bình quân 300 - 350g/con. Trên địa bàn huyện Kim Sơn một năm nuôi hai vụ ếch tại xã Cồn Thoi. Một ha có 83 lồng ếch với mật độ 40 con/m2 . Mỗi lồng có diện tích 8m2, một ha nuôi 26560 con ếch với chi phí giống 1200đ/con, thức ăn 6108,8kg với giá 9000đ/kg... Vì chi phí đầu tư cho giống và thức ăn rất lớn nên hiện trên địa bàn có ít hộ có khả năng đầu tư để nuôi ếch. Đây là một kiểu sử dụng đất mang lại lợi ích kinh tế cao. Vì thế, để tăng tỷ lệ các hộ nuôi ếch lên các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa tới nhân dân thông qua các chính sách hỗ trợ vay vốn, kỹ thuật chăm sóc, giống...
Bên canh đó, kiểu sử dụng đất nuôi tôm sú và cua rèm trong LUT nuôi trồng thuỷ sản cũng là hai kiểu sử dụng đất mang lại lợi ích kinh tế rất cao tổng giá trị sản xuất, thu nhập thuần lần luợt đạt 115500 nghìn đồng, 69.600,00 nghìn đồng đối với Tôm và 108750 nghìn đồng, 70.850,00 nghìn
đồng đối với Cua rèm. Hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt 1,51 lần đối với kiểu sử dụng đất nuôi tôm và 1,87 lần đối với kiểu sử dụng đất nuôi cua. Nhìn chung nuôi tôm sú đầu tư cao, thời gian ngắn, hiệu quả cao, nhưng rủi ro lại rất lớn; nuôi cua đầu tư nhiều, thời gian dài hơn, hiệu quả không cao bằng, nhưng cua lại ít bệnh dịch, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt hơn, ít rủi ro. Tuy nhiên ở hai kiểu sử dụng đất này yêu cầu người nuôi phải có vốn đầu tư và đòi hỏi những kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định. Vì thế trên địa bàn huyện kiểu sử dụng đất này chưa được áp dụng nhiều.