6. Các phương pháp phân tích, thể hiện nội dung thiết kế
1.5.4. Đăng ký sử dụng công trình
Công trình xây dựng sau khi nghiệm thu, bàn giao chủ đầutư phải đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo qui định của pháp luật để khai thác và sử dụng công trình.
1.6. Quản lý các hoạt động sáng tác kiến trúc
a/ Hiện nay ở nước ta mới có Bộ luật dân sự quy định những nguyên tắc chung về hợp đồng dân sự trong việc thuê, mượn tạo lập ra 1 tác phẩm nghệ thuật.
Trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng cũng đã quy định tình tự và thủ tục tạo lập nên 1 công trình kiến trúc.
Trong lĩnh vực quản lý kiến trúc, sự cần thiết phải có văn bản pháp luật xác định về quyền, nghĩa vụ của người đặt hàng (chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc) và người xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc sáng tác kiến trúc, xây dựng công trình kiến trúc thông qua các cơ chế: Chọn thầu tư vấn, đấu thầu xây dựng, thi tuyển, kiểm duyệt công trình bằng biện pháp cấp giấy phép kiến trúc - quy hoạch, giấy phép xây dựng và giấy phép đầu tư và chứng chỉ chất lượng công trình v.v... b/ Cấp giấy phép hành nghề kiến trúc sư - chủ nhiệm đồ án.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tổ chức cấp giấy phép hành nghề cho các KTS chủ nhiệm đồ án, nhưng vấn đề còn tồn tại là chưa xác định được quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy phép hành nghề KTS chủ nhiệm đồ án.
c/ Bảo hộ quyền tác phẩm kiến trúc bảo vệ công trình kiến trúc và quyền sở hữu công trình kiến trúc.
Đây là vấn đề lớn đã được Bộ luật dân sự và Nghị định 76/CP của Chính phủ quy định trên cơ sở đó Bộ Văn hoá Thông tin - Bộ Xây dựng nghiên cứu ban hành Thông tư liên tịch về vấn đề này.
d/ Hoạt động các Hội nghề nghiệp trong việc thi tuyển lựa chọn tác phẩm kiến trúc và quản lý kiến trúc.
Chính phủ đã giao cho Ban cán bộ và tổ chức Chính phủ thống nhất quản lý cả Hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
Hoạt dộng của Hội Kiến trúc sư, Hội Xây dựng và Hội Quy hoạch phát triển đô thị và các Hội nghề nghiệp khác phải đảm bảo tuân thủ theo quy định quyền và nghĩa vụ của Hội.
Để thực hiện quản lý kiến trúc sự cần thiết Quốc hội phải ban hành một đạo luật về hoạt động kiến trúc trong thời gian tới.
2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước kiến trúc cảnh quan đô thị.
2.1. Thể chế nhà nước
2.1.1. Phân cấp
Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định 4 cấp từ Trung ương đến địa phương
a/ Hệ thống bầu cử dựa trên phổ thông đầu phiếu. Uỷ ban mặt trận tổ quốc các cấp, các tổ chức quần chúng và nhân dân quyết định danh sách các ứng cử viên.
b/ Quốc hội bầu ra Chủ tịch, Phó chủ tịch nước; Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao.
c/ Thủ tướng Chính phủ thành lập các Bộ và các cơ quan ngang Bộ trình Quốc hội thông qua.
d/ Ở cấp tỉnh, thành phố nhân dân bầu ra Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
2.1.2. Quyền hạn và trách nhiệm của các cấp trong quản lý QHXD, kiến trúc cảnh quan đô thị.
a/ Chính phủ thống nhất quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị trên địa bàn cả nước. b/ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị tại địa bàn do mình phụ trách.
c/ Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị theo sự phân công của Chính phủ và sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d/ Các Sở, Ban, ngành địa phương chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, thành viên Chính phủ và Uỷ ban nhân
dân mỗi cấp
2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành Trung ương
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, địa phương và cơ sở.
2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân. Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân và các văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ những nghị quyết đó.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
Sở QHKT, Sở Xây dựng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị, cụm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
3.1. Thực hiện pháp luật về ngành Xây dựng
a/ Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh soạn thảo các văn bản để thực hiện luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy khác về ngành Xây dựng; hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước và các văn bản về xây dựng của địa phương. b/ Cấp và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ về xây dựng theo quy định của pháp
c/ Thực hiện công tác thanh tra Nhà nước, thanh tra và kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Nhà nước và của Uỷ ban nhân dân tỉnh.