Tr ọn bộ điều tốc gồm có: tủ điều tốc, bảng thiết bị điện, cơ cấu liên lạc ngược và máy chỉ huy.
3.3.8: Bộ lọc dầu kép 5 dùng để lọc thêm dầu vào các cơ cấu nằm trong tủ điều tốc Cấu tạo bộ lọc đảm bảo có thể dùng dầu sạch để vệ sinh và rửa
tủ điều tốc. Cấu tạo bộ lọc đảm bảo có thể dùng dầu sạch để vệ sinh và rửa phần lưới lọc không làm việc và không phải tháo nó ra khỏi vỏ.
Ngoài ra còn các đồng hồ cần thiết để theo dõi sự làm việc của tổ máy và của bộ điều tốc.
- Đồng hồ tốc độ điện báo tần số quay của tổ máy
- Đồng hồ chỉ độ mở của máy hướng nước và vị trí của bộ hạn chế. - Đồng hồ cân bằng chỉ giá trị và chiều dòng điện điều khiển trong cuộn dây của bộ biến đổi điện thủy lực
- Các đèn tín hiệu báo vị trí các chốt vành điều khiển
- Áp kế báo áp lực dầu đưa vào bộ biến đổi điện thuỷ lực và các bộ báo cột nước nằm ở trong tủ điều tốc.
- Dây cáp phản hồi cơ và tất cả các đường ống dẫn đến tủ điều tốc từ phía dưới.
Quá trình hoạt động ở các chếđộ khác nhau của tủđiều tốc: * Khởi động tổ máy:
Vị trí của các cơ cấu và các bộ phận riêng biệt trước khi khởi động tổ máy như sau :
- Van 7 trong tủ điều tốc mở, áp lực dầu bằng 18-20kg/cm2.
- Cần 2.3 của bộ biến đổi điện thuỷ lực nằm ở vị trí Tự động.
- Cơ cấu hạn chế mở nằm ở vị trí tương ứng với vị trí máy hướng
nước đóng hoàn toàn. Kim đỏ của đồng hồ 13 nằm ở chấm đỏ kể từ phía 0 của thang đo. Kim đen chỉ máy hướng nước đóng hoàn toàn. Đèn tín
hiệu 12 báo xéc vô mô tơ máy hướng nước đã tháo chốt ( Đèn xanh
sáng). Khi phát tín hiệu khởi động, động cơ 14.2 đóng điện đẩy cần 14.7
của bộ hạn chế độ mở lên phía trên. Khi cần bắt đầu chuyển động thì
tiếp điểm cuối14.3 tác động và phát tín hiệu điều khiển vào cuộn dây
của bộ biến đổi điện thủy lực làm việc nhở tín hiệu của bộ hạn chế điện
trên bảng thiết bị điện. Tổ máy bắt đầu quay, khi tần số quay gần bằng
tần số quay định mức và máy hướng nước mở đến độ mở không tải thì
tiến hành đồng bộ và hoà tổ máy vào lưới. Khi đóng máy ngắt của máy phát thì bộ hạn chế điện được cắt ra. Tổ máy có thể mang tải đến phụ tải cho phép lớn nhất của cột nước đó.
Khi phát tín hiệu ngừng tổ máy bình thường thì cơ cấu thay đổi tần số và công suất sẽ giảm bớt phụ tải của tổ máy bằng cách đóng bớt máy hướng
nước của tuabin. Khi máy hướng nước đạt tới độ mở không tải thì tổ máy
được cắt khỏi lưới nhờ tiếp điểm hành trình của máy chỉ huy, lúc đó động
cơ bộ hạn chế độ mở đóng điện làm việc về phía đóng, máy hướng nước
đóng hoàn toàn, tổ máy ngừng. Tiếp điểm hành trình tác động cắt điện động cơ.
* Tổ máy làm việc dưới tải:
Tần số trong lưới điện tăng lên làm cho tần số quay của tổ máy cũng tăng lên. Khi tần số đó vượt quá giá trị số bộ nhạy của bộ điêu tốc thì trên bảng điện sẽ tạo ra tín hiệu tỷ lệ với độ sai lệch tần số và có chiều hướng khôi
phục trạng thái cân bằng, nghĩa là có chiều hướng đóng bớt máy hướng
nước.
* Sa thải phụ tải:
Khi máy ngắt của máy phát nhảy, bảng thiết bị điện hình thành tín hiệu
“Đi đóng” truyền qua bộ biến đổi thuỷ lực, do đó thân ngăn kéo chính 8.3
chuyển động hết xuống dưới và máy hướng nước đóng lại với tốc độ lớn
nhất mà điều kiện đảm bảo điều chỉnh cho phép.
* Ngừng sự cố tổ máy.
Nếusau khi máy ngắt của máy phát nhảy mà thân ngăn kéo chính
không chuyển động xuống dưới và công tắc hành trình củ mạch bảo vệ
chống lồng tốc 21 không nhả ra thì ngăn kéo sự cố sẽ tác động khi tần số
quay của tổ máy đạt bằng 115% tốc độ định mức và ngăn kéo sự cố sẽ
đóng máy hướng nước không qua ngăn kéo chính của bộ điều tốc.
Ngăn kéo sự cố cũng tác động để đóng máy hướng nước khi bất kỳ bảo vệ cơ khí thuỷ lực vào làm việc mà máy hướng nước không đóng lại được bằng ngăn kéo chính của bộ điều tốc.
Khi lồng tốc 170% nguyên lý làm việc của ngăn kéo sự cố có bộ truyền động điện tử. Việc ngừng sự cố tổ máy do các nguyên nhân không liên quan tới lồng tốc được thực hiện bằng cách đống điện động cơ của các cơ cấu hạn chế độ mở. Trong trường hợp này máy phát được cắt khỏi lưới điện nhờ công tắc hành trình của máy chỉ huy khi các máy hướng nước đạt tới độ mở không tải.
* Điều khiển bằng tay.
Để điều khiển bằng tay, cần của bộ biến đổi điện thuỷ lực 2.3 phải đưa về “Bằng tay” lúc đó khoang trên pittông 2.4 củ bộ biến đổi điện thuỷ lực sẽ
thông với đường dầu xả và pittông chuyển động lên trên, lại trừ khả năng
làm việc tự động của điểu tốc qua bộ biến đổi điện thuỷ lực. Trong trường hợp này phải dung vô lăng của cơ cấu hạn chế độ mở 14.1 để khởi động, ngừng, duy trì tần số quay và thay đổi phụ tải của tổ máy.
Khởi động tổ máy ở chế độ điều khiển bằng tay như sau:
Quay vô lăng 14.1 để đưa cần bộ hạn chế 14.7 về vị trí độ mở khởi động
bằng cách căn cứ vào chỉ số đồng hồ vị trí máy hướng nước 13. Dùng vô
lăng 14.1 của cơ cấu hạn chế độ mở 14 chỉnh độ mở không tải phù hợp để đạt tần số quay định mức 100%.
Ngừng tổ máy bằng cách quay vô lăng 14.1 về phía đóng. Khi đó tổ máy phải tự động cắt khỏi lưới khi máy hướng nước đạt tới độ mở không tải.
* Trình tự chuyển tổ máy từ điều khiển bằng tay ra điều khiển tự động và ngược lại.
Khi chuyển từđiều khiển bằng tay sang tựđộng
phải dùng khoá 9 để đưa kim đồng hồ cân bằng 10 đến vạch 1-1.5 về phía “Tăng” sau đó chuyển cần 2.3 về vị trí “Tự động”.
Sau khi thực hiện thao tác trên, dung khoá 9 phát tín hiệu “Giảm” cho đến khi kim đồng hồ cân bằng 10 nằm về vạch “0” trên đồng hồ 13. Kim đen chỉ vị trí máy hướng nước cách kim đỏ hạn chế độ mở một ít, dùng vô lăng 14.1 để đưa cần 14.7 về vị trí mở hết.
Khi chuyển từđiều khiển tựđộng sang bằng tay thì
phải quay vô lăng 14.1 của cơ cấu hạn chế độ mở về phía đóng đến khi
nào trên đồng hồ 13 kim đỏ và kim đen trùng nhau, lúc đó trên đồng hồ cân bằng sẽ xuất hiện tín hiệu nhỏ về phía tăng sau đó chuyển cần 2.3 về vị trí “Bằng tay”.
Thực hiện nghiêm túc trình tự thao tác ở mục 5.6 khi chuyển từ điều
khiển tự động sang điều khiển bằng tay và ngược lại sẽ đảm bảo phụ tải của tổ máy sẽ không thay đổi.
Chỉở chếđộđiều khiển bằng tay hoặc khi máy đã ngừng mới được phép đóng và mở van 7.