Lỗ thủng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Mưa axit tàn phá môi trường sống của con người doc (Trang 50 - 54)

Cập nhật lúc 09h03' ngày 17/11/2007

Bản in

Gửi cho bạn bè Phản hồi

Xem thêm: lo, thung, ozone, o, nam, cuc, dang, thu, hep, lai

Các nhà khoa học Úc cho biết các đo đạc bằng vệ tinh cho thấy lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lại, với kích thước nhỏ nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo nhà khoa học Paul Fraser thuộc Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Liên bang Úc (CSIRO), một trong các tổ chức nghiên cứu lớn nhất thế giới, nếu lỗ thủng này tiếp tục thu hẹp với chiều hướng trên, tầng ozone ở Nam Cực sẽ được hồi phục trong vòng 60-70 năm nữa. Tầng ozone là một lớp khí mỏng ở tầng bình lưu của khí quyển, có tác dụng như một lá chắn, ngăn các tia cực tím có hại đến trái đất.

Lỗ thủng ozone xuất hiện do ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong bầu khí quyển. Tại những nơi có lỗ thủng ozone, tia cực tím đến được mặt đất nhiều hơn và sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho sự sống trên trái đất.

Lỗ thủng ozone xuất hiện do ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong bầu khí quyển (Ảnh: abc.net.au)

Ozone vừa hại phổi vừa làm suy yếu miễn dịch

Cập nhật lúc 06h06' ngày 02/10/2007 Bản in

Gửi cho bạn bè Phản hồi

Xem thêm: ozone, vua, hai, phoi, vua, lam, suy, yeu, mien, dich

Quang Thịnh

Theo các chuyên gia Mỹ, việc phơi nhiễm ozone không chỉ gây tổn thương phồi mà còn làm giảm số lượng tế bào miễn dịch quan trọng, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các chất độc có trong không khí bị ô nhiễm, nhất là ở các khu đô thị.

Mặc dù từ lâu các nhà khoa học đã biết việc phơi nhiễm ozone, một thành phần chính trong ô nhiễm không khí đô thị, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hô hấp và tử vong, nhưng cơ chế gây bệnh thực sự của ozone vẫn chưa được biết rõ.

Gần đây, các chuyên gia thuộc Trung tâm Y khoa của Đại học Duke, North Carolina, Hoa Kỳ, đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của ozone đối với hệ miễn dịch bẩm sinh, giúp giải đáp một phần về ảnh hưởng của ozone đối với sức khỏe con người.

Kích thích tiến trình tự hủy, làm giảm đại thực bào

Theo nhóm nghiên cứu, việc phơi nhiễm ozone không chỉ làm tăng thương tổn ở phổi trong quá trình cơ thể chống lại các độc tố của vi khuẩn, mà còn đẩy nhanh tiến trình tự hủy (apoptosis) của những tế bào miễn dịch có khả năng “tiêu hóa” các vật thể lạ và giữ cho đường hô hấp luôn thông suốt.

Tiến trình tự hủy là một quá trình thoái hóa, già cỗi và tiêu hủy dần của tế bào bình thường trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, “nếu chuột đã bị phơi nhiễm ozone trước, rồi sau đó bị phơi nhiễm tiếp với nội độc tố của vi khuẩn trong không khí, thì chúng sẽ bị giảm số lượng đại thực bào

(macrophages) trong phổi. Việc phơi nhiễm ozone trong bối cảnh này đã kích thích tiến trình tự hủy của các tế bào miễn dịch”.

Vai trò chính của đại thực bào là tiêu hủy các thành phần cặn bã của tế bào và bắt giữ, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Ở phổi, đại thực bào có chức năng loại bỏ các thành phần hoại tử và bụi, giúp ngăn chặn hiện tượng viêm tế bào.

Bác sĩ John Hollingsworth, chuyên gia về phổi và là tác giả chính của nghiên cứu này, phát biểu: “Ozone có thể làm cho hệ miễn

dịch bẩm sinh trở nên hoạt động thái quá, giết chết các tế bào miễn dịch quan trọng, khiến phổi dễ bị tấn công bởi các tác nhân từ bên ngoài, như hóa chất độc và vi khuẩn”.

Trong các thử nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã so sánh và phân tích sự khác nhau giữa 2 nhóm chuột: một nhóm được hít thở không khí trong phòng và nhóm kia bị phơi nhiễm ozone, nhằm đánh giá những phản ứng của cơ thể khi phải sống trong bầu không khi có chứa ozone ở mức gây hại.

Ông Hollingsworth cho biết: “Ở chuột bị phơi nhiễm ozone, các tuyến hô hấp ở phổi phải hoạt động quá mức và số lượng tế bào bị viêm cũng cao hơn so với chuột không bị phơi nhiễm”.

Một khu vực đô thị bị ô nhiễm bởi ozone.

(Ảnh: Letsgetitright.org)

Cấu tạo hóa học của ozone (O3) – một thành phần chính trong ô nhiễm không khí đô thị, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hô hấp và tử vong.

Hơn nữa, nghiên cứu này cũng cho thấy việc phơi nhiễm ozone còn làm giảm nồng độ tế bào miễn dịch lưu thông trong máu.

Đề nghị điều chỉnh ngưỡng gây hại của ozone

Trong khi các nhà hoạch định chính sách đang tranh cãi về mức độ nào của ozone trong không khí là an toàn cho việc hít thở của con người, thì nghiên cứu này cho thấy ozone không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch.

Các chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu về cơ chế tác động của ozone trong việc làm chết các tế bào trong macrophages trong phổi. Họ cũng sẽ tập trung vào ảnh hưởng của ozone đối với các phản ứng miễn dịch.

Theo tiêu chuẩn hiện nay, ngưỡng gây hại của ozone trong không khí là 85 phần tỷ (85 ppb). Bất cứ sự vượt quá nào đối với ngưỡng này cũng đều có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều tổ chức y tế quốc tế, trong đó có Hội Lồng ngực Hoa Kỳ, đã đề nghị hạ thấp ngưỡng gây hại của ozone trong không khí xuống còn 60 ppb.

Các tổ chức này đã viện dẫn các nghiên cứu cho thấy những tác hại nghiêm trọng của ozone đối với sức khỏe con người, nhất là trẻ em và những cá nhân có sức đề kháng yếu trước các chất độc hại trong không khí bị ô nhiễm.

Khi lượng ozone trong không khí tăng, dù chỉ trong thời gian ngắn, số ca mắc bệnh đường hô hấp và tử vong hằng ngày cũng tăng theo. Ozone còn bị xem là chất gây ung thư cho một số động vật, cũng như là tác nhân gây đột biến ở một số vi khuẩn.

Nghiên cứu của bác sĩ Hollingsworth và các cộng sự được công bố trên tạp chí Immunology (Miễn dịch học), ngày 1/10/2007.

Năm 2040, loại trừ hết các chất làm suy giảm tầng ozone

Cập nhật lúc 09h15' ngày 14/09/2007 Bản in

Gửi cho bạn bè Phản hồi

Xem thêm: nam, 2040, loai, tru, het, cac, chat, lam, suy, giam, tang, ozone

Đến năm 2040, thế giới sẽ loại trừ sản xuất, sử dụng tất cả các chất làm suy giảm tầng ozone còn lại. Thông tin này được đưa ra sáng 13/09, tại Hà Nội, trong buổi lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone (16/09/1987 - 16/09/2007) và 20 năm ký kết thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Theo báo cáo: Kể từ ký kết Nghị định thư đến nay, các nước đã thực hiện nghiêm túc những điều khoản này, góp phần đáng kể vào việc làm cho các chất gây suy giảm tầng ozone giảm từ 1,5 tỷ tấn (vào năm 1989) đến nay chỉ còn 52 triệu tấn. Năm 2007, Thế giới đã loại trừ 97% các chất

nguy hiểm gây suy giảm tầng ozone (CFC, halon, CTC).

Để các nước đang phát triển thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ký trong Nghị định thư, các nước phát triển đã đóng góp xây dựng Quỹ đa phương về ozone nhằm hỗ trợ tài chính, công nghệ cho những nước này, với kinh phí hơn 2.475 tỷ USD.

Việt Nam tham gia ký kết thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone từ năm 1994 cho đến nay đã làm giảm lượng tiêu thụ các chất chính làm suy giảm tầng ozone như CFC 11, CFC 12 từ 500 tấn xuống còn 75 tấn (năm 2007).

Chính phủ Việt Nam đã cấm nhập khẩu các thiết bị làm lạnh sử dụng dung môi chất lạnh CFC; Ban hành thông tư liên bộ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thương mại (cũ) về hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tái nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ozone theo nghị định thư Montreal.

Để cho các điều khoản của Nghị định thư được thực hiện hoàn toàn vào 15-20 năm tới, cộng đồng quốc tế cũng đang phải đối mặt với việc bảo đảm loại trừ các chất chính làm suy giảm tầng ozone vào năm 2010; xúc tiến loại trừ sản xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone còn lại (HCFC và methyl bromide) để đến năm 2040 không còn sản xuất và sử dụng các chất này trên toàn thế giới.

Theo TTXVN, Lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Mưa axit tàn phá môi trường sống của con người doc (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w