Hùng “ozone” và đề án giải quyết vấn nạn nước đục ở TPHCM

Một phần của tài liệu Tài liệu Mưa axit tàn phá môi trường sống của con người doc (Trang 56 - 57)

đục ở TPHCM

Cập nhật lúc 08h27' ngày 23/10/2006

Bản in

Gửi cho bạn bè Phản hồi

Xem thêm: hung, “ozone”, va, de, an, giai, quyet, van, nan, nuoc, duc, o, tphcm

Đề tài nghiên cứu của KS Lê Quốc Hùng rất được quan tâm. Chính vì vậy, ngày 17-10, phóng viên Báo Người Lao Động cùng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và một số nhà doanh nghiệp, khoa học như GS-TS Trần Mạnh Trí, KS Lê Minh Liêm... đã đến Khu Công nghiệp Tân Thới Hiệp (Q.12), Đức Huệ (Long An) - nơi có những công trình xử lý nước sạch của KS Lê Quốc Hùng, để tham quan quy trình xử lý nước sạch.

Ngày 18-10, tại địa chỉ 84, đường Đồng Đen, Q. Tân Bình - TPHCM, KS Hùng đã đưa ra những số liệu nghiên cứu về nguyên nhân nước máy của TPHCM bị đục và thực nghiệm tại chỗ quy trình xử lý nước đục.

Nguyên nhân làm nước đục

KS Hùng phân tích: Nguyên nhân chính làm cho nước máy ở TPHCM có màu nâu đỏ là do hiện tượng trầm lắng của cặn mangan (Mn) và sắt (Fe). Điều này những người làm công tác xử lý nước có độ thực tiễn đều biết.

KS Hùng giải thích: Chúng ta biết rằng tiêu chuẩn nước sinh hoạt và thậm chí tiêu chuẩn nước uống đóng chai của Việt Nam cũng cho phép Mn<0,5 mg/lít, Fe<0,5 mg/lít. Do đó khi thấy nước có hàm lượng Fe và Mn đạt tiêu chuẩn cho phép mà lầm tưởng là nước không có vấn đề. Nước chỉ cần chứa hàm lượng Fe>0,2 mg/lít và Mn>0,05 mg/lít đã làm cho nước có màu nâu đỏ khi để lâu ngoài không khí hoặc tiếp xúc với chlorine (chất có trong nước máy để diệt khuẩn).

Hệ thống điều hòa không khí ở Trung Quốc

Kỹ sư Lê Quốc Hùng thực nghiệm dùng ozone để ôxy hóa nước nhiễm Fe và Mn

Hiện nay mỗi ngày TPHCM cung cấp khoảng 1,2 triệu m3 nước, trong đó phần lớn là nước mặt (sông), phần nhỏ là nước ngầm (giếng khoan). Những nhà máy xử lý nước mặt thì không gặp phải vấn đề về Fe, Mn. Tuy nhiên, những nhà máy nước ngầm thì có. Theo KS Hùng, Công ty OBM của ông đã xử lý trường hợp này cho rất nhiều xí nghiệp.

Kết quả: Nước vẫn đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, khi cho chlorine vào để rửa thủy sản thì nước chuyển sang màu vàng hoặc giặt quần áo thì ngả vàng. Hiện Công ty OBM có công nghệ xử lý Mn tiên tiến nhất (không cần nâng độ pH như công nghệ truyền thống và công nghệ green sand-thuốc tím) giá thành đầu tư và chi phí vận hành cực rẻ.

Thực nghiệm cả trên 2 loại nước

Thực nghiệm của KS Lê Quốc Hùng được tiến hành vào ngày 18-10 bắt đầu từ 2 nguồn nước: một là nguồn nước máy TP đạt chuẩn; hai là nước máy ở những nơi bị vẩn đục, màu đỏ gạch. Đối với loại nước thứ nhất, KS Hùng cho đo và đã đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Sau đó, anh cho sục khí ozone vào thì nước lập tức chuyển sang màu đỏ.

Anh giải thích: nước máy TP, xử lý xong, châm chlorine để diệt khuẩn, để một thời gian, gặp không khí sẽ ôxy hóa và cho ra thành phần như vậy. Đối với loại nước đục, màu đỏ gạch, KS Hùng cũng cho qua khí ozone để kết tủa những thứ gây đục, sau đó cho lọc, nước hoàn toàn trong vắt; khi cho vào chất ôxy hóa cực mạnh nước cũng không hề bị đục lại.

Với thực nghiệm này, KS Hùng cho rằng mình đã bắt đúng mạch về nguyên nhân nước đục của TP và sẽ giải quyết được vấn nạn làm đau đầu các nhà chuyên môn suốt thời gian qua.

Kỹ sư Lê Quốc Hùng: Tôi mong muốn trình diễn trước lãnh đạo TPHCM

Một phần của tài liệu Tài liệu Mưa axit tàn phá môi trường sống của con người doc (Trang 56 - 57)