Lỗ thủng ozone tại Nam Cực: không thể dự báo

Một phần của tài liệu Tài liệu Mưa axit tàn phá môi trường sống của con người doc (Trang 69 - 71)

. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt:

Lỗ thủng ozone tại Nam Cực: không thể dự báo

Cập nhật lúc 01h42' ngày 20/10/2005

Bản in

Gửi cho bạn bè Phản hồi

Xem thêm: lo, thung, ozone, tai, nam, cuc, khong, the, du, bao

Lỗ thủng ozone tại Nam Cực hiện nay là lỗ thủng lớn nhất thứ ba được ghi nhận, nhưng hiện các nhà dự báo thời tiết vẫn không biết chắc nó sẽ như thế nào trong tương lai, theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO).

Lỗ thủng này đã mở rộng tối đa hồi tháng trước với gần 27 triệu kilomet vuông, sau đó bắt đầu co lại như thường lệ. Tuy nhiên, nó vẫn lớn ở mức thứ ba, sau các năm 2003 (28 triệu kilomet vuông) và 2000. “Do không biết chắc được về các thay đổi khí hậu nên chúng tôi không biết được liệu lỗ thủng này có tiếp tục lớn lên như năm 2003 hay còn lớn hơn nữa trong thời gian tới hay không”, Geir Braathen, chuyên gia về ozone của WMO cho biết. “Tuy nhiên, dường như nó không lớn lên nhiều lắm và có vẻ như không biến đổi”, ông nói thêm.

Lỗ thủng ở tầng ozone được phát hiện vào những năm 1980, được tạo ra bởi tình trạng không khí và ô nhiễm, và thay đổi bất thường tùy theo mùa và theo tình hình thời tiết.

Ozone, một phân tử của khí oxy, là tấm chắn ở tầng bình lưu cần thiết cho sự sống trên Trái đất, ngăn các tia cực tím nguy hiểm từ mặt trời. Những tia này có hại cho cây cối và có thể gây ung thư da và bệnh đục nhân mắt. Tầng bảo vệ này hiện đang ngày càng bị tổn hại bởi các chất nhân tạo, đặc biệt là brom, clo và chlorofluorocarbons (CFCs).

Lỗ thủng ozone tiếp tục tăng

Cập nhật lúc 13h39' ngày 01/10/2005 Bản in

Gửi cho bạn bè Phản hồi

Một quan chức Liên hiệp quốc hôm 16-9 cho biết lỗ thủng ozone đang tiếp tục mở rộng và cái gọi là khôi phục ozone hiện vẫn chưa được thực hiện triệt để.

“Kích thước của lỗ thủng ozone trong năm nay được cho là tương tự như năm 2000 và 2003, hai lỗ thủng ozone lớn nhất được ghi nhận từ trước tới nay”, Geir Braathen, một chuyên gia của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, lỗ thủng ozone được ghi nhận tại Nam Cực gần đây đã cho thấy sự phá hủy tầng oznone trong năm nay đã bắt đầu sớm hơn thường lệ. Hiện tại, lỗ thủng tại Nam Cực đã lên đến khoảng 27 triệu kilomet vuông và các chuyên gia của WMO cho biết nó còn tăng lên nữa, khoảng 28 triệu kilomet vuông.

Theo WMO, từ tháng 5 cho đến giữa tháng 9-2005, điều kiện khí tượng tại tầng bình lưu ở Nam Cực đã gần như mức trung bình của năm 1995-2004: lạnh hơn năm 2004 nhưng ấm hơn một chút so với năm 2003.

Braathen cũng cho biết cái gọi là khôi phục ozone hiện vẫn chưa được thực hiện triệt để nhưng ông hy vọng kích thước của lỗ thủng ozone sẽ không tăng trong vài năm tới trước khi nó bắt đầu co lại.

WMO hiện đang cộng tác với cộng đồng khoa học chuyên về ozone và đang giám sát sự phát triển của lỗ thủng ozone này.

Quốc tế hỗ trợ VN bảo vệ tầng ozone

Cập nhật lúc 16h45' ngày 24/09/2005 Bản in

Gửi cho bạn bè Phản hồi

Xem thêm: quoc, te, ho, tro, vn, bao, ve, tang, ozone

Quỹ Đa phương về ozone của các tổ chức quốc tế sẽ viện trợ không hoàn lại 1,26 triệu USD cho VN để sử dụng vào việc giảm thiểu các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS) trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.

Trước mắt, Quỹ sẽ trang bị các thiết bị cơ điện lạnh và xe ôtô có tổng trị giá khoảng 600.000- 650.000 USD cho khoảng 700 cơ sở của VN.

VN đã chính thức tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS) từ tháng 1-1994. Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

“Chương trình Quốc gia của VN nhằm loại trừ dần các chất làm suy yếu tầng ozone“. Hơn 10 năm qua, VN đã nhận được trên 4 triệu USD hỗ trợ tài chính, công nghệ từ Quỹ Đa phương về ozone và đã loại trừ được 50% chất CFC, tức khoảng 250 tấn, đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ quốc tế của nhà nước trong khuôn khổ Nghị định thư. Trước thập kỷ 90, mỗi năm VN tiêu thụ khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn halon, gần 400 tấn methyl bromide.

Là một nước có lượng tiêu thụ ODS thấp (dưới 0,004kg/đầu người/năm), VN được xếp vào nhóm các nước thuộc Điều 5 Nghị định thư Montreal, được hưởng ưu đãi về hạn định loại trừ và được nhận hỗ trợ không hoàn lại về tài chính và công nghệ thông qua các dự án của các cơ quan quốc tế như Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới (WB).

Mới đây, Bộ Tài nguyên - môi trường, với sự tài trợ của WB đã xây dựng kế hoạch quốc gia của VN loại trừ hoàn toàn tiêu thụ CFC và halon cho giai đoạn 2005-2009.

Một phần của tài liệu Tài liệu Mưa axit tàn phá môi trường sống của con người doc (Trang 69 - 71)