- Công tác thẩm định dự án bảo lãnh làm sơ sài, thiếu cơ sở nghiên cứu, phân tích kinh tế cơ bản; ngoài ra ngân hàng thương mại quố c doanh
1.2. Một số kiến nghị hoàn thiện môi trường pháp lý
Hoàn thiện những bất cập còn tồn tại trong hệ thống pháp lý
Khi nói đến hệ thống luật pháp Việt Nam hiện nay thì còn nhiều điều bất cập. Để minh chứng điều này, chúng ta hãy xem xét một số luật mà theo các chuyên gia thì còn nhiều vướng mắc.
Tại điều 50 luật NHNN qui định “Thanh tra ngân hàng là thanh tra chuyên ngành ngân hàng” tuy nhiên tại điều 1 Nghị định số 91/1999/ND-CP lại qui định “Thanh tra ngân hàng là thanh tra Nhà nước chuyên ngành về
ngân hàng” do vậy không có sự thống nhất giữa hai luật
Giữa luật các TCTD, luật NHNN và luật doanh nghiệp cũng có nhiều mâu thuẫn. Ví dụ như về khái niệm “vốn pháp định” theo qui định tại điều 3, Luật Doanh nghiệp là mức vốn tối thiểu phải có theo qui định của pháp luật
để thành lập doanh nghiệp. Trong khi đó tại khoản 4, điều 1 và điều 43 luật NHNN có đề cập tới vốn pháp định của NHNN được thủ tướng chính phủ qui
định. Như vậy, rất dễ hiểu sai về chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh ( đã được tách ra khỏi NHNN ) như đối với một doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý
Trong pháp lệnh về thương phiếu nước ta còn thiếu tính hội nhập. Theo qui định trong pháp lệnh, việc chuyển nhượng thương phiếu chỉ được thực hiện dưới hình thức đầy đủ, không cho phép chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu. Trong đó, việc ký hậu chuyển nhượng là hình thức phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc tế có sử dụng thương phiếu. Sự khác biệt này tỏ ra không thích hợp trong điều kiện nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Hệ thống pháp luật Việt nam còn nhiều bất cập, nhưng do hạn chế về
khả năng cũng như yêu cầu của đề tài, khoá luận này chỉ nêu ra một ít để
minh chứng cho nhận định của mình. Việc làm cần thiết là song song với việc áp dụng luật trong cuộc sống, chúng ta cần tìm hiểu, phát hiện ra những thiếu sót, chồng chéo của các luật để từ đó sửa đổi kịp thời tạo nên một môi trường pháp lý vững mạnh.
Tích cực rà soát, chỉnh sửa và xây dựng mới cơ chế
- Chỉnh sửa Luật NHNN, Luật các TCTD và các văn bản dưới luật có liên quan đến nội dung, phạm vi, cấp phép hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của các ngân hàng nước ngoài; biểu hiện trên các mặt như vốn tự có ban đầu khi cấp phép hoạt động; mức độ được huy động vốn bằng tiền Việt nam; trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo; việc chấp hành kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng, trong đó có NHNN; Việc tham gia bảo mật, chia sẻ rủi ro….trong hoạt động ngân hàng nói chung.
- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế về thương mại điện tử, thanh toán
điện tử trong phạm vi nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.
- Xây dựng và sớm đưa các công cụ giấy tờ có giá vào thương trường hoạt động, cơ chế tổ chức thanh toán bù trừ các tài sản chính ( giấy tờ có giá ) trong phạm vi toàn quốc cũng như giữa các tổ chức tài chính tiền tệ để các ngân hàng có điều kiện thực nghiệm cơ chế mới, chuẩn bị tốt cho hội nhập quốc tế
- Mạnh dạn và kiên quyết xây dựng cơ chế mở rộng quyền và tự chịu trách nhiệm của các NHTM quốc doanh và triển khai thực tế để có điều kiện cọ sát trưởng thành
- Ngoài ra, các văn bản, luật pháp có liên quan khác như Luật đầu tư, Luật phá sản, Luật đất đai, ….cũng cần được hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu mới.
Tổ chức triển khai, thực hiện công tác pháp luật hiệu quả
Cần tổ chức thành các bộ phận chuyên trách trong từng lĩnh vực, từng loại hình công việc theo trương trình thực hiện để rà soát, soạn thảo cơ chế, tổ
chức hội thảo lấy ý kiến, nghiệm thu đưa vào thực nghiệm; từ triển khai điểm
đến mở rộng dần, nhất là đối với những vấn đề còn mới mẻ với Việt nam