Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm)

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" doc (Trang 49 - 50)

I. Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và tác động của nó tới khả

1.3.Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm)

1. Hoạt động khai thác bảo hiểm

1.3.Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm)

Công ty bảo hiểm sau khi nhận đơn và lập bản đánh giá rủi ro, xem xét mọi khía cạnh kinh tế và pháp lý sẽ quyết định nhận hay từ chối bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm chỉđược lập khi đơn xin bảo hiểm được chấp nhận và 2 bên đã gặp nhau để thoả thuận cặn kẽ về chi tiết của hợp đồng.

Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được dùng thay thế cho hợp đồng bảo hiểm.

Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thường bao gồm những nội dung như sau:

- Số đơn bảo hiểm

- Tên, địa chỉ của người được bảo hiểm - Tên đối tượng bảo hiểm, địa chỉ

- Rủi ro được bảo hiểm - Số tiền bảo hiểm - Phí bảo hiểm - Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm là tuỳ theo yêu cầu của người được bảo hiểm, có thể là một năm hoặc ngắn hơn. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm có thểđóng tiếp phí bảo hiểm và yêu cầu tái tục bảo hiểm.

Thông thường, tài sản được bảo hiểm của khách hàng có nhiều loại, không thể hiện được chi tiết trong giấy yêu cầu bảo hiểm. Vì vậy, kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn có bản danh mục tài sản. Bản này được coi là một bộ phận của giấy chứng nhận bảo hiểm và có giá trị pháp lý, nó thể hiện từng hạng mục tài sản, số lượng, đơn giá, giá trị, số tiền bảo hiểm của từng loại đó.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" doc (Trang 49 - 50)