Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên thế giới và

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" doc (Trang 27)

TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

TRÊN THẾ GIỚI

Trong dân gian Việt Nam từ lâu vẫn lưu truyền câu: "giặc phá không bằng nhà cháy" để nhắc nhở người dân về tác hại khủng khiếp của hoả hoạn. Chỉ cần một ngọn lửa nhỏ cũng có thể thiêu huỷ cả một gia sản được gây dựng trong hàng thập kỷ. Chính vì thế, khi con người bắt đầu biết đến những ích lợi của ngọn lửa cũng chính là khi con người phải tìm cách khắc phục những hậu quả ghê gớm do hoả hoạn gây ra.

Tuy nhiên, trước đây nhiều thế kỷ, khi hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn còn duy trì một nền kinh tế tự nhiên nghèo nàn, lạc hậu, khi những nhu cầu bức bách về ăn, ở, chữa bệnh… vẫn đang từng ngày hối thúc người dân, thì bảo hiểm, vốn được xem là nhu cầu loại 2 (tức là sau nhu cầu sinh lý), chắc chắn không thể được quan tâm từ chính phủ cho đến thường dân. Nếu phải bỏ tiền ra mua bảo hiểm thì dân chúng cũng chỉ có thể mua các loại bảo hiểm thân thể chứ chưa thể mua các loại bảo hiểm tài sản như bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt (do khả năng tài chính của họ quá thấp và tập quán bảo hiểm cũng chưa thể hình thành).

Ngành công nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt không thể hình thành trong một nền kinh tế tự nhiên mà chỉ có thể hình thành, phát triển và để bảo vệ cho một nền kinh tế thị trường. Vì thế, nền công nghiệp này ra đời khá muộn. Những ý tưởng về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt chỉ nảy sinh sau "cuộc cách mạng thương mại" Thế giới vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, khi những đoàn thương thuyền tư bản mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn thế giới đến những vùng giàu có xa xôi mới khai phá ở Châu Á và Châu Mỹ.

Cụ thể hơn, ta biết rằng vào thời Trung Đại hay Phục Hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có hệ thống phòng cháy nào hữu hiệu hơn hệ thống phòng cháy đã được sử dụng từ thời các Hoàng đế La Mã trị vì: nhà nào cũng dự trữ những xô

nước đầy, khu phố có đội tuần tra để kịp thời phát hiện ra cháy, người thiệt hại trong các vụ hoả hoạn có thể được hội phường giúp đỡ với điều kiện phải là hội viên. Tuy nhiên, khoản trợ giúp này chưa thể coi là khoản bồi thường thực sự. Phường hội đầu tiên kiểu này do các nhà lái buôn thành phố Rowen (Pháp) thành lập năm 1374 trong nhà thờ Saint Patrice. Dù vậy, cuộc đấu tranh chống lại những hiểm hoạ do lửa mang lại vẫn còn gặp nhiều trở ngại bởi vì bấy giờ dân chúng vẫn còn tư tưởng cho rằng: hoả hoạn cũng như nạn đói, chiến tranh và các dịch bệnh khác là những rủi ro không thể tránh khỏi, con người không thể khắc phục được - Đó là sự trừng phạt của chúa trời giáng xuống.

Cho đến ngày 2/3/1666, Luân Đôn đã phải gánh chịu một trận hoả hoạn khủng khiếp chưa từng thấy - Đám cháy do nổ khinh khí cầu Edinburg, đã kéo dài 7 ngày 8 đêm, thiêu huỷ hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ…và gây ra những tổn thất không thể cứu trợ được. Những người dân sống ở đây phần lớn không còn nhà để ở nữa, đã xảy ra cảnh khó khăn xã hội nghiêm trọng. Lúc này, người dân Anh Quốc mới thấu hiểu được sự nguy hiểm của hoả hoạn và nhận thức được tầm quan trọng của việc thành lập hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) và việc bồi thường thiệt hại một cách hữu hiệu cho những người phải gánh chịu tổn thất do hoả hoạn gây ra. Mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ này đã khiến cho các nhà kinh doanh ở Anh phải nghĩđến việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hoả hoạn. Họ hiểu ra rằng: nhất thiết phải có bảo hiểm hoả hoạn. Và từ đó lần lượt các công ty bảo hiểm hoả hoạn ở Anh đã xuất hiện. Đó là vào năm 1667, Bác sỹ khoa răng hàm mặt Nicholas Barbon đã lập ra doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn mang tên: "The Fire office" - Văn phòng bảo hiểm cháy đầu tiên. Từ năm 1983, tại nước Anh tiếp tục lập ra các tổ chức hữu ái, nhằm bảo trợ cho các hội viên khi bị hoả hoạn. Ví dụ, vào năm 1684, một văn phòng cạnh tranh khác đã được thành lập mang tên "Friendly Society Fire office". Một số công ty bảo hiểm cháy khác cũng lần lượt ra đời sau đó: " Hand - in - hand" vào năm 1696, "Sun Fire office" vào năm 1710, Union năm 1714, Westminster năm 1717… Việc thành lập những tổ chức như vậy đã đặt nền móng cho bảo hiểm hoả hoạn ở nước Anh. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế

Anh, nhu cầu về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt của dân chúng Anh cũng hình thành và tăng cao dần cùng với khả năng tài chính của họ. Tập quán bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng hình thành và được giữ vững theo sự phát triển đó. Vì vậy, tới thế kỷ 18, quy chế bảo hiểm hoả hoạn ở nước Anh đã được hoàn chỉnh dần từng bước và trở thành Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn hiện đại. Năm 1710, Charlas Povey đã lập ra doanh nghiệp bảo hiểm London, bắt đầu nhận bảo hiểm động sản ngoài phần bất động sản. Nhưng công ty này lúc đó bảo hiểm động sản và bất động sản chỉ thu phí bảo hiểm theo cùng một tỷ lệ phí bảo hiểm, chưa có cơ sở tính toán một cách hợp lý. Vào năm 1714, doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn liên hợp đã được thành lập, bắt đầu áp dụng những phương pháp thu phí phân biệt theo mức độ rủi ro khác nhau, chẳng những thu phí bảo hiểm nhà gạch và nhà gỗ theo những tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau, mà còn có những cách giải quyết khác nhau tuỳ theo vị trí xây dựng, tính chất sử dụng và từng loại đối tượng tham gia bảo hiểm khác nhau. Sau khi xây dựng tỷ lệ phí bảo hiểm phân biệt tuỳ theo mức độ rủi ro, việc kinh doanh bảo hiểm có xu hướng hợp lý hoá.

Sau các công ty bảo hiểm ở Anh, bảo hiểm cháy được mở rộng sang Châu Âu và Bắc Mỹ.

Ở Pháp, công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên do anh em Perien thành lập năm 1686 - 100 năm sau (1786), một công ty khác có tên "La Royale Incendic" cũng được thành lập…

Năm 1677, ở Hambourg (Đức), Quỹ hoả hoạn đầu tiên của thành phố ra đời… Công ty bảo hiểm đầu tiên thành công ở Mỹ là một công ty bảo hiểm tương hỗ, do Benjiamis Franklia và một số thành viên khác sáng lập năm 1752, mang tên là "The Philadelphia Contritionship" chuyên bảo hiểm cháy cho nhà cửa. Công ty bảo hiểm cổ phần đầu tiên ở Mỹ là "The insurance company of North America" được thành lập năm 1792.

Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước, các công ty bảo hiểm với nhau trong việc tìm

kiếm dịch vụ trên thị trường bảo hiểm. Sự phát triển kinh tế cùng với sự tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm tăng giá trị của công trình xây dựng, đồng thời cũng làm xuất hiện nhiều loại bảo hiểm mới về con người và tài sản. Do đó, phí bảo hiểm cũng đã giảm đi đáng kể.

Năm 1986, ở Cộng hoà Liên bang Đức, phí bảo hiểm tăng 2% so với năm 1985, tỷ lệ phí giảm từ 1,01% năm 1985 xuống 0,96% năm 1986. Bảo hiểm hoả hoạn ở Nhật đứng thứ 3 trong bảo hiểm tài sản, chiếm 17,7% trong tổng số phí bảo hiểm.

Như vậy, có thể nói rằng tập quán bảo hiểm của dân chúng thể hiện trình độ văn minh của tiến hoá xã hội. Và có người cho rằng nền văn minh Âu - Mỹ có thể phát triển mạnh và lâu dài do nền kinh tế thị trường và ngành bảo hiểm ở đây đã sớm hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn nơi khác, cho dù nơi đây cũng là cội nguồn của các cuộc chiến tranh tàn khốc…

2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

Ở VIỆT NAM

Ở nước ta, chưa có một tài liệu nào ghi rõ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có từ bao giờ. Thời Pháp thuộc có một số chi nhánh bảo hiểm của Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn tiến hành nghiệp vụ này. Đến trước ngày miền Nam giải phóng, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã phát triển hơn. Có hàng chục công ty tiến hành bảo hiểm hoả hoạn, phí bảo hiểm chiếm trên dưới 5% tổng số phí hàng năm theo số liệu thống kê như sau (tính bằng VNĐ).

NĂM PHÍ BHHH TỔNG SỐ PHÍ HÀNG NĂM TỶ LỆ %

1968 112.500.000 2.250.000.000 5

1969 143.100.000 2.700.000.000 5,3

1970 147.100.000 2.900.000.000 5,1

Trong những năm gần đây, số phí bảo hiểm hoả hoạn cũng không ngừng tăng, thể hiện trong bảng sau: NĂM PHÍ BHHH TỔNG SỐ PHÍ HÀNG NĂM TỶ LỆ % 2000 57.194.000.000 263.141.000.000 22% 2001 59.696.000.000 417.893.000.000 14% 2002 65.408.000.000 530.884.000.000 12%

Ngun: Báo cáo thường niên năm 2002 ca Vinare

Cho dù tỷ trọng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày càng giảm trong tổng số phí bảo hiểm hàng năm, nhưng điều đó là do số phí bảo hiểm hàng năm của các nghiệp vụ khác tăng lên rất cao, cao hơn nhiều so với mức tăng phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.

Như chúng ta đã biết, con số thiệt hại do cháy ở nước ta không phải là nhỏ. Tỷ lệ bồi thường của toàn bộ thị trường bảo hiểm nước ta trong năm 2003 vẫn ở mức 28%, tức là vẫn ở mức bình quân so với mọi năm. Tuy nhiên, những tổn thất do hoả hoạn gây ra trong những năm gần đây đã gia tăng một cách đáng lo ngại. Điều đặc biệt nguy hiểm là các vụ cháy lớn, nghiêm trọng lại không ngừng gia tăng. Ví dụ như vụ cháy rừng U Minh đã kéo dài trong suốt mấy tháng cũng như hàng chục vụ cháy lớn ở các khu chợ, hàng trăm vụ cháy ở các nhà dân và cháy công sở, văn phòng…Một số vụ điển hình là:

- Vụ cháy kho giấy Công ty Phú Tài xảy ra vào ngày 10/6/2000 gây thiệt hại khoảng 12,5 tỷ VNĐ.

- Vụ cháy Công ty may Hải Sơn xảy ra vào ngày 23/3/2000 gây thiệt hại khoảng trên 6 tỷ VNĐ.

- Vụ cháy Công ty TNHH Thịnh Khang (Công ty sản xuất hộp nhựa) xảy ra vào ngày 7/5/2000, thiệt hại khoảng trên 6 tỷ VNĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vụ cháy Nhà máy nhựa đồ chơi tại Bình Dương hồi tháng 5/2002 với số tiền bồi thường ước khoảng 7 tỷ đồng.

- Vụ cháy tại Công ty "Toàn Lực - Viễn Đông" tại Thành phố Hồ Chí Minh với thiệt hại ước tính khoảng 28 tỷ đồng. (Đây là vụ cháy lớn nhất vào năm 2002). - Vụ cháy tại công ty chế biến thực phẩm Hoàng Long với thiệt hại ước tính

khoảng 560.000 USD.

Đặc biệt gần đây nhất là vụ cháy toà nhà trung tâm thương mại ITC ở Thành phố Hồ Chí Minh gây thiệt hại vật chất khoảng 12,5 tỷ đồng.

Để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra và cũng là để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn theo Quyết định số 06/TC - QĐ ngày 17/1/1989 của Bộ Tài Chính.

Năm 1990 đã có 16 công ty bảo hiểm, các địa phương tiến hành nghiệp vụ này với giá trị tham gia bảo hiểm hơn 6000 tỷ đồng. Đến năm 1994, bảo hiểm hoả hoạn đã được tiến hành ở hầu hết 53 tỉnh, thành với tổng số tài sản ở Việt Nam được bảo hiểm hoả hoạn lên tới 27.000 tỷ đồng. Năm 1995 là một năm đánh dấu việc Bảo Việt không còn giữ vị trí độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nữa. Trái lại, Bảo Việt phải san sẻ thị phần của mình trong khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt với các công ty bảo hiểm khác như: Bảo Minh, PJICO, Bảo Long, PVIC,…

Hiện nay, ở Việt Nam đã có 18 công ty bảo hiểm, trong đó có 13 công ty bảo hiểm phi nhân thọ và 5 công ty bảo hiểm nhân thọ.

Có thể nói mặc dù số lượng các công ty khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày một đông nhưng không phải là thiếu những mảnh đất mầu mỡ cho các công ty phát triển nghiệp vụ này. Bởi vì, thị trường bảo hiểm Việt Nam quả thật có rất nhiều tiềm năng cho nghiệp vụ này phát triển. Tuy vậy, trong lĩnh vực này, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ khai thác chủ yếu các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn vẫn

bỏ ngỏ một thị trường đầy tiềm năng là rất nhiều trường học, bệnh viện, khu triển lãm, chợ và hàng triệu tư nhân với giá trị hàng chục tỷ USD chưa được khai thác hoặc chưa có điều kiện để tham gia bảo hiểm. Cụ thể, hiện nay, theo ước tính, số lượng tài sản được bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt chiếm khoảng 30% tổng số lượng tài sản cần bảo hiểm. Đó thực sự mới chỉ là một phần tài sản rất nhỏ bé của đất nước ta.

Hiện nay, nước ta đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở cửa đất nước, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài… Đối với các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài thì việc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là không thể thiếu được.

Như vậy, tiềm năng khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên thị trường Việt Nam vẫn còn rất to lớn. Trong tương lai, nghiệp vụ này sẽ vẫn tiếp tục là một trong những lĩnh vực dịch vụ mà các nhà bảo hiểm trong nước và nước ngoài phải đặc biệt quan tâm.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM. I. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua - bán các sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đáp ứng nhu cầu đảm bảo sự an toàn trong cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư. Với tư duy kinh doanh, thị trường của một công ty bảo hiểm chính là những khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng của công ty đó. Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có những đặc điểm hoạt động và chịu sự tác động của các quy luật thị trường giống như thị trường các sản phẩm khác. Tuy nhiên, do đặc tính của sản phẩm và môi trường kinh doanh hiện đại, thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểm đó mang lại cả những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam.

1. THUẬN LỢI

1.1. Về chủ thể tham gia thị trường

Chủ thể tham gia vào thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt gồm có: các công ty bảo hiểm, các công ty môi giới và văn phòng đại diện nước ngoài, các khách hàng tham gia mua bảo hiểm.

1.1.1. Các công ty bo him

Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trở

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" doc (Trang 27)