Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệ p

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại của Nhật Bản và giải pháp vượt qua của hàng xuất khẩu Việt Nam” pptx (Trang 74 - 78)

II. Quan hệ Thương mại Việt Nam-Nhật

2.3Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệ p

2. Rào cả n

2.3Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệ p

Mặc dù bản thân các doanh nghiệp cũng dần thấy được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại và đang nỗ lực để bảo vệ

nó. Song hiện nay, tình trạng sản xuất và lưu thông hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (trong đó có các đối tượng SHCN) có xu hướng gia tăng; nhất là

nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và bản quyền tác giả...

Đặc biệt tình trạng hàng giả xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ nhập khẩu từ

nước ngoài vào nước ta diễn ra bằng nhiều phương thức và thủ đoạn tinh vi, dưới mọi hình thức: nhập tiêu ngạch, nhập lậu và cả hàng hóa nhập chính ngạch.

Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa qua biên giới sau đó được nhập khẩu quay trở lại Việt Nam như hàng nhập khẩu. Hàng hóa được làm giả theo nhãn hiệu tương tự hoặc trùng nhãn hiệu nổi tiếng nước ngoài nhằm đánh lừa người tiêu dùng trong nước. Hành vi xâm phạm quyền SHCN thường xảy ra đối với các mặt hàng mới xuất hiện, được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng, trong khi đó các doanh nghiệp có liên quan thường chưa kịp “trở tay”.

Điều quan ngại hơn cả là hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện cả trong những trung tâm thương mại và siêu thị tại các thành phố lớn, gồm nhiều ngành hàng, mặt hàng khác nhau: từ những mặt hàng công nghệ sản xuất

đơn giản, giá trị thấp (như chai tương ớt...), đến những mặt hàng có giá trị cao (như đầu video, tủ lạnh, ti vi, xe máy...).

Những hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm quyền SHCN đã được các cơ quan thực thi pháp luật tăng cường kiểm tra, xử lý, nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn một cách hiệu quả. Tình trạng này tác động xấu

đến môi trường cạnh tranh, đầu tư trong nước cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, thiệt hại tới lợi ích của người tiêu dùng. Chỉ tính riêng trong 3 năm từ 1999 đến 2001, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra phát hiện và xử lý 9307 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó hơn 50% số vụ liên quan đến SHCN, chủ yếu là các vi phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.

So với thực tế, kết quả này còn rất hạn chế, có thể vì đây chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”. Hàng giả lưu thông trên thị trường rất khó kiểm soát nhất là các loại hàng giả nhập khẩu từ nước ngoài. Bản thân hoạt động kiểm tra mới

chỉ dừng ở việc xử lý hành vi buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hành vi kinh doanh trái pháp luật; chưa xử lý hành vi vi phạm về SHCN. Như khi kiểm tra băng đĩa hình, chỉ xử lý vi phạm về tem, nhãn băng, đĩa ngoài luồng, sang băng

đĩa trái phép... không xử lý những vi phạm về các lĩnh vực SHCN và bản quyền. Một thực tế là rất nhiều hàng giả xâm phạm quyền SHCN có địa chỉ, nguồn gốc xuất sứ không rõ ràng lưu thông trên thị trường, hoặc các loại hàng làm giả nhãn hiệu của các nhà sản xuất nước ngoài được sản xuất trong nước hoặc nhập từ nước ngoài. Vì nhiều nguyên nhân mà hầu hết các hành vi sản xuất, kinh doanh các loại hàng giả này lại không bị khiếu nại bởi chủ sở hữu, nhưng nếu không có biện pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến thị

trường trong nước, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp có hàng bị làm giả. Các cơ quan thực thi chưa chủ động trong việc kiểm tra, xử

lý đối với hàng giả về SHCN hoặc thông báo cho các doanh nghiệp có hàng bị

làm giả biết. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào thì cơ quan thực thi có quyền chủ động kiểm tra, xử lý và trong trường hợp nào thì có trách nhiệm thông báo yêu cầu đối với các doanh nghiệp có hàng bị làm giả.

Như đã đề cập ở trên, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành quốc nạn. Vấn đề bức xúc hiện nay là chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ thẩm quyền kiểm tra, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN của các cơ quan thực thi các cấp nên có tình trạng kiểm tra, xử lý tràn lan, tuỳ tiện, gây tác động xấu tới thị trường hoặc kiểm tra, xử lý không nghiêm minh, không triệt để, gặp đâu làm

đấy... Nên chăng, Nhà nước cần thực hiện chính sách “một cửa” trong việc giải quyết khiếu nại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thành lập một bộ phận thường trực chuyên tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, tùy theo tính chất từng vụ việc, bộ

phận này có thể giao cho các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác nhau giải quyết.

Ngay cả các doanh nghiệp là chủ sở hữu các đối tượng SHCN cũng nhận thức không đầy đủ vai trò quan trọng của mình trong công tác đấu tranh chống hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vì quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín và thị phần của doanh nghiệp. Mới có một số ít doanh nghiệp chủ động hành động, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc chống hàng giả, xâm phạm quyền sở

hữu trí tuệ. Còn hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm, hoặc có tình trạng dù biết sản phẩm của mình bị làm giả nhưng “ngại” thông tin, tuyên truyền vì sợ ảnh hưởng tới doanh thu; xem công tác chống hàng giả là chức năng và trách nhiệm của các cơ quan thực thi pháp luật nhà nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những hoạt động tích cực trong việc hợp tác đểđấu tranh chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi của mình và người tiêu dùng.

Hiện nay việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ là một tiêu chuẩn cơ bản để

tham gia các hoạt động thương mại quốc tế theo các Hiệp định thương mại giữa các quốc gia cũng như việc tham gia Tổ chức thương mại quốc tế. Các đối tượng của SHCN ngày càng mở rộng, Nhà nước không chỉ bảo hộ quyền SHCN đối với các sản phẩm sản xuất trong nước mà còn phải có chính sách rõ ràng đối phó với hàng hóa, dịch vụ được nhập khẩu từ nước ngoài; bảo hộ SHCN cho các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.

Từ khi Chính phủ ban hành pháp lệnh về Bảo hộ quyền SHCN năm 1989, hệ thống pháp luật bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đã có những bước phát triển quan trọng. Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự và Hình sự trong đó có các điều khoản về bảo hộ Sở hữu trí tuệ và chống hàng giả. Chính phủ cũng đã ban hành hàng loạt các văn bản về quyền SHCN và quyền tác giả. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn, hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ và chống hàng giả còn phải tiếp tục được hoàn thiện, nhất là việc thiết lập một cơ chế hoạt động có hiệu quả, bảo đảm thực thi quyền SHCN và chống hàng giả.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chúng ta phải từng bước hoàn chỉnh hệ thống thực thi pháp luật về chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí

tuệ; cần sự hỗ trợ, phối hợp đồng bộ từ phía các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, người tiêu dùng, các tổ chức đối tác nước ngoài...Hy vọng trong thời gian tới khi Quốc hội phê chuẩn Luật về Sở hữu trí tuệ thì những vướng mắc và chồng chéo văn bản như hiện nay sẽđược cởi bỏ.

Đăng ký quyền sở hữu công nghiệp để bảo vệ thương hiệu cho hàng hoá xuất khẩu cũng quan trọng không kém việc tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt,

được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì thế, việc thực hiện đồng bộ những biện pháp trên đây góp phần quan trọng để hàng xuất khẩu Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại của Nhật Bản và giải pháp vượt qua của hàng xuất khẩu Việt Nam” pptx (Trang 74 - 78)