Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại của Nhật Bản và giải pháp vượt qua của hàng xuất khẩu Việt Nam” pptx (Trang 32 - 74)

II. Quan hệ Thương mại Việt Nam-Nhật

2. Rào cả n

2.3 Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark

Vấn đề môi trường đang được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản. Cục môi trường của Nhật đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu), các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”.

Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

- Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có nhưng ít.

- Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.

- Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít.

- Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên.

Ecomark không đưa ra các tiêu chuẩn và cũng không nói lên chất lượng hay tính an toàn của sản phẩm. Ecomark ra đời năm 1989, đến nay dấu này được rất nhiều người Nhật biết đến. Các công ty nước ngoài có thể xin dấu chứng nhận Ecomark thông qua các nhà nhập khẩu.

2.4 Luật trách nhiệm sản phẩm

Luật trách nhiệm sản phẩm đã được ban hành vào tháng 7-1995 để bảo vệ

người tiêu dùng. Luật này quy định rằng nếu như một sản phẩm có khuyết tật gây ra “thương tích cho người hoặc thiệt hại về của cải” thì nạn nhân có thể đòi người sản xuất bồi thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm. Luật trách nhiệm sản phẩm cũng được áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu.

2.5 Luật vệ sinh thực phẩm

Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng ở Nhật Bản. Hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại đều chịu quy định giống nhau theo luật và được chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phẩm, các máy móc dùng để sản xuất chế biến và bảo quản thực phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị cũng như cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y tế và phúc lợi Nhật Bản.

Bộ luật Vệ sinh thực phẩm áp dụng cho cả hàng nội, hàng nhập khẩu, cần phải hiểu đúng chế độ quản lý về sinh thực phẩm để có thể kinh doanh thành công ở Nhật Bản.

2.6 Hệ thống phân phối

Chức năng của hệ thống phân phối ở Nhật Bản không có gì khác biệt lắm so với các nước khác. Nó giúp cho việc di chuyển hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. Nó đồng thời đóng vai trò là kênh bán hàng cho nhà sản xuất và kênh mua hàng cho người tiêu dùng. Hệ thống phân phối của Nhật bao gồm hai cấp, đó là các khâu, mối quan hệ giữa các nhà sản xuất (nhà xuất khẩu), các công ty thương mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ (cửa hàng bách hoá, siêu thị, các cửa hàng tiện dụng, các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ở các khu phố có nhiều cửa hàng bán lẻ, hoặc các dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận địa chỉ người tiêu dùng).

Các kênh phân phối hàng nhập khẩu thay đổi tuỳ theo từng loại sản phẩm, mạng lưới bán buôn và các công ty tham gia vào quá trình này.

Ở Nhật bản, hoạt động và chức năng của công ty ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu của các nhà sản xuất nước ngoài vào thị

trường Nhật Bản. Các công ty ngoại thương có hai chức năng. Thứ nhất là thúc

đẩy bán buôn với chức năng là những nhà trung gian. Thứ hai là các công ty ngoại thương thực hiện hàng loạt các công việc như: cung cấp vốn, gánh chịu rủi ro, phát triển nguồn nhân lực, buôn bán, tổ chức và đầu tư. Ngoài ra, các công ty ngoại thương còn thực hiện chức năng cung cấp thông tin.

Có thể nói hệ thống phân phối ở Nhật Bản rất phức tạp và có các đặc điểm chủ yếu sau: Có rất nhiều cửa hàng bán lẻ. Nói cách khác, mật độ cửa hàng bán lẻ rất đông. Giữa các nhà chế tạo và các nhà bán lẻ tồn tại rất nhiều cấp phân phối trung gian

Tồn tại hệ thống duy trì bía bán lẻ.

Giữa các nhà sản xuất và bán lẻ có sự liên kết rất chặt chẽ, thể hiện ở chỗ

các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán buôn; các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ. Các nhà sản xuất thực hiện chế độ chiết khấu hoa hồng thường xuyên và rộng rãi, sẵn sàng mua lại hàng nếu không bán được, các nhà bán lẻ thường chỉ kinh doanh một số hàng hóa của các nhà sản xuất nhất

định ở trong nước. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối, bán lẻ rất khăng khít, bền vững khiến cho hàng hóa nước ngoài rất khó khăn thâm nhập thị trường Nhật Bản, mở rộng đại lý tiêu thụ.

II. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu Việt-Nhật và khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật của Doanh nghiệp Việt Nam

1. Kim ngch, cơ cu xut nhp khu Vit-Nht

1.1 Kim ngạch

Diễn biến của động thái cấu thành giá trị xuất nhập khẩu Việt-Nhật từ đầu thập kỷ 90 đến nay xảy ra theo chiều hướng: phía Việt Nam chủ yếu là giá trị

xuất khẩu trong khi phía Nhật Bản thì chủ yếu là giá trị nhập khẩu. Do đó dẫn

đến tình hình là cán cân thương mại Việt-Nhật ngày càng xuất siêu lớn hơn về

phía Việt Nam. Cụ thể, nếu năm 1988 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang Nhật chỉ có 2 triệu USD thì năm sau đó, năm 1989 đã xuất siêu 178 triệu USD, các năm tiếp theo đều tăng liên tục, năm 1990 là 381 triệu USD, năm 1992 là 419 triệu USD... năm 1995 là 795 triệu USD và năm 1997 đã lên đến 915 triệu USD, gấp 2,2 lần so với năm 1992 và gấp 457,5 lần so với năm 1988. Chính vì xuất siêu của Việt Nam sang Nhật đã diễn ra liên tục hàng năm và năm sau đều cao hơn năm trước đã khiến cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật luôn luôn cao hơn so với tăng trưởng của nhập khẩu từ Nhật sang Việt Nam. Cụ

thể, tính chung cho cả 10 năm (1988-1997), kim ngạch xuất nhập khẩu Việt- Nhật đạt 16.895 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 11.023 triệu USD và nhập khẩu là 5.872 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân hàng năm

giữa Việt Nam và Nhật Bản là 28,5%, trong đó tăng trưởng xuất khẩu là 32,7% và nhập khẩu là 27,2%. Tính chung cho cả 10 năm đó, Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật 5.151 triệu USD, chiếm 46,7% tổng KNXK và 30,5% tổng KNXNK. Trong đó, nếu làm phép phân tích so sánh số liệu tổng cộng xuất siêu của 5 năm sau (1993-1997) với tổng cộng xuất siêu của 5 năm trước (1988-1992) ta thấy 5 năm sau đạt xuất siêu tổng cộng là 3.726 triệu USD tăng gấp 2,6 lần so với tổng cộng xuất siêu của 5 năm trước đã đạt được là 1.426 triệu USD.

Như vậy, cho đến kết thúc năm 1997, trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, ta thấy động thái tiến triển KNXNK nói chung và KNXK nói riêng về phía Việt Nam là luôn trong xu thế phát triển khả quan kể cả về tốc độ

tăng trưởng và quy mô giá trịđã đạt được. Bước sang năm 1998 và tiếp sau đó là năm 1999, có một tình hình là bức tranh buôn bán đó đã khác trước. Căn cứ vào các kết quả tổng hợp số liệu thống kê của Tổng cục thuế Bộ Tài chính, Bộ Công thương Nhật Bản và Hội Mậu dịch Nhật-Việt ta thấy các hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước đều chững lại, thậm chí đã có sự suy giảm hơn trước (tuy chưa nhiều) cả về tốc độ tăng trưởng và quy mô giá trị. Nếu như năm 1997 KNXNK đạt được về phía Việt Nam là 419,37 tỷ yên, tăng hơn 22,1% so với năm 1996; thì sang năm 1998 với KNXNK đạt được 402,73 tỷ yên đã bị giảm 4% so với năm 1997. Và năm 1999, tính đến 7/1999, ta đã đạt được KNXNK là 215,84 tỷ yên, bị giảm 6,1% so với 7 tháng cùng kỳ năm 1998. Nếu tính riêng hoạt động xuất khẩu ta thấy, KNXK đạt được của năm 1997 là 264,47 tỷ yên, tăng hơn 20,5% so với năm 1996, thế nhưng sang năm 1998 với 228,93 tỷ yên, KNXK đã bị giảm tới 13,4% so với năm 1997, còn trong 7 tháng đầu năm 1998, ta đã đạt LNXK là 119,3 tỷ yên nếu so với 7 tháng cùng kỳ năm trước là đã bị giảm 9,9%. Tình hình suy giảm cũng xảy ra tương tự với hoạt động nhập khẩu: năm 1998 đã đạt được KNNK là 173,8 tỷ yên, chỉ tăng có 12,2% so với năm 1997 (trong khi năm 1997 đã tăng tới 24,9% so với năm 1996)l và 7 tháng đầu

năm 1999 đã đạt KNNK là 96,53 tỷ yên, so với 7 tháng đầu năm 1998 đã giảm 0,9%.

Trong mấy năm gần đây kim ngạch 2 chiều luôn ở mức 4,7 tỷ-4,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật ở mức 2,5 tỷ- 2,6 tỷ

USD. Một điều đáng chú ý là Việt nam luôn xuất siêu đối với Nhật bản trong hơn 10 năm qua (riêng năm 2001 là khảng 300 triệu USD).

Trong năm 2002, xuất khẩu đạt 2,43 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2001 (giảm 2,8%). Như vậy đây là năm thứ 3 liên tiếp xuất khẩu của ta sang thị trường Nhật Bản giảm. Nhập khẩu lại tăng mạnh (2,5tỷ USD) so với năm 2001(tăng 13,12%) dẫn tới nhập siêu 71 triệu USD. Tuy con số này không lớn nhưng đây là lần đầu tiên ta nhập siêu từ Nhật sau hơn 10 năm liên tiếp xuất siêu sang thị

trường này. BẢNG 5 GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VIỆT-NHẬT Năm Xuất (Triệu USD) Nhập (Triệu USD) Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Nhật (Triệu USD) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (Triệu USD) Tỷ trọng (%) buôn bán Việt-Nhật so với buôn bán của Việt Nam với thế giới 1990 14 95 809 4.289 18,9 1991 217 662 879 4.438 19,8 1992 451 870 1.321 5.512 25,8 1993 639 1.069 1.708 6.904 24,7 1994 644 1.351 1.994 9.880 20,2 1995 921 1.716 2.638 12.700 20,8 1997 2.193 1.293 3.481 20.105 17,3 1998 1.850 1.380 3.230 20.855 16,0 1999 1.950 1.450 3.400 21.250 16,5 2000 2.621 2.250 4.871 25.530 18,4 2001 2.509 2.215 4.724 25.615 18,2 2002 2.438 2.509 4.947 26.854 19,0

Nguồn: Bộ Thương Mại Việt Nam

Như vậy là những phân tích, lý giải trên đây về diễn biến động thái tốc độ

tăng trưởng và quy mô giá trị buôn bán Việt-Nhật thể hiện ở KNXNK, KNXK trong những năm vừa qua về cơ bản đã cho thấy kim ngạch buôn bán Việt-Nhật

kể cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đã tăng nhanh, tương đối ổn định. Thực tiễn cho thấy thị trường Nhật Bản đã chấp nhận hàng hóa Việt Nam, triển vọng sẽ

còn tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới khi mà cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực qua đi cùng với việc kinh tế Nhật Bản dần phục hồi trở lại. Ngoài ra, trường hợp ngược lại đối với hàng Nhật Bản xuất khẩu sang thị trường Việt Nam, thực tiễn phát triển cũng đã cho thấy kể từ đầu thập niên 90 đến nay, KNNK của Việt Nam đối với hàng hóa xuất từ thị trường Nhật Bản cũng đã tăng nhanh mặc dù còn nhiều khó khăn xảy ra làm cho hoạt động nhập khẩu đã bị giảm mạnh hơn so với sự giảm của hoạt động xuất khẩu. Song nhìn vào xu thế

phát triển, chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng nhờ có đẩy mạnh tăng cường xuất khẩu, chúng ta sẽ có đầy đủ khả năng để tăng nhanh nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho sự thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu của VN - Nhật Bản 1.2.1 Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu

Xem xét tỷ trọng giá trị xuất khẩu từng loại hàng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng năm, đã có diễn biến như sau (%): BẢNG 6 1990 1992 1995 1997 1999 2001 2002 Dầu thô 64,4 60 35,5 27,6 28,3 20,2 13,6 Sắt vụn 3,3 Gỗ 5,3 7 Tôm đông lạnh 16,4 12,1 11,1 11 Mực khô 1,6 2,2 4 Hàng dệt may 3,3 4,8 4,5 5,2 31,1 26,7 Giầy dép 3,6 3,5 Than không khói 2,3 3,3 3,1 3 Dây và cáp điện 7,6 9,5

Hải sản 12 25 30,3 Nguồn: Hải Quan Việt Nam

Trên đây là danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu từng năm của nước ta. Có thể thấy rằng cơ cấu xuất khẩu của Việt nam sang Nhật bản vẫn chưa có thay đổi gì lớn. Điều đó có nghĩa cho đến nay, cơ cấu hàng xuất khẩu của ta vẫn còn đơn giản. Diện mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu còn khá hẹp, chưa có thay đổi nhiều so với những năm đầu thập niên 90. Mặc dù, nếu xét riêng về việc phấn đấu giảm tỷ trọng xuất các sản phẩm thô, tăng tỷ trọng xuất các sản phẩm

đã qua công nghiệp chế biến thì ta cũng đã có nhiều tiến bộ. Cụ thể, nếu như

những năm đầu thập niên 90, hàng xuất sang Nhật bản của ta chủ yếu là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, chiếm đến 90% KNXK, trong đó riêng dầu thô đã chiếm đến 60%, thì hiện nay đã giảm xuống nhiều, nhưng vẫn còn tới trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế. Mặt hàng chủ yếu của ta xuất sang Nhật

đến nay vẫn là dầu thô, hải sản, dệt may, than đá, giầy dép, cà phê và một số mặt hàng nông sản khác, ngoài ra là hàng tiêu dùng trong gia đình như dụng cụ gia

đình, vali, cặp túi, xắc các loại...

Về xuất khẩu: KNXK giảm chủ yếu là do mặt hàng dầu thô trước đây chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của ta sang Nhật, nay sụt giảm về cả số lượng lẫn kim ngạch. Trong khi các mặt hàng chủ lực ngoài dầu thô hầu hết đều tăng so với năm 2001. Bên cạnh các mặt hàng chủ lực truyền thồng như dầu thô, cà phê, chè, gạo, hàng dệt may, hải sản... đã xuất hiện một số mặt hàng mới vào thị

trường, nhưng đã đạt kim ngạch đáng khích lệ và không ngừng tăng trưởng là dây điện và cáp điện 174 triệu USD, rau quả 14 triệu USD, cao su khoảng trên 10 triệu USD, hạt điều 5 triệu USD, dầu ăn và chè đều đạt khoảng 3 triệu USD.

BẢNG 7

10 MẶT HÀNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG NHẬT CÓ KIM NGẠCH LỚN NHẤT

2001 2002 Số TT Tên hàng Trị giá (triệu USD) Tên hàng Trị giá (triệu USD) 01 Hàng dệt may 591,50 Hải sản 555,44 02 Hải sản 474,76 Hàng dệt may 489,95 03 Dầu thô 384,69 Dầu thô 249,85 04 Dây điện và cáp điện 145,66 Dây điện và cáp điện 174,10 05 Sản phẩm gỗ 100,39 Sản phẩm gỗ 128,39

06 Giầy dép 64,40 Máy tính& linh kiện 57,11

07 Máy tính& linh kiện 50,82 Giầy dép 53,92

08 Than đá 35,59 Than đá 48,50

09 Sản phẩm nhựa 28,27 Thủ công mỹ nghệ 43,17

10 Thủ công mỹ nghệ 25,16 Sản phẩm nhựa 30,16

Nguồn: Hải quan Việt Nam

1.2.2 Về cơ cấu sản phẩm nhập khẩu chủ yếu

Cũng theo cách xem xét như đối với cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu, cơ

cấu hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản sang nước ta có động thái tiến triển như sau (%): BẢNG 8 1990 1992 1995 1997 1999 2001 2002 Tivi 12,8 17,2 Xe máy 12,3 11,8 4,6 4,9 2,3 3,3 Ô tô 9,6 15 9,2 3,8 3,5 7,4 9,5 Sắt thép ống 2,9 2,9 2 2,2

Máy quay video 6,9

Mạng điện thoại 4,9

Dầu nhẹ 2,1 2,4

Thép hợp kim 3,1 2,2 2 2,2

Sợi tổng hợp 2 1,8 Máy khâu 1,9 1,7 Máy xây dựng 2,3 2,8 38,5 42,2 Hàng vải dệt 2 1,8 Sắt thép các loại 11,6 17,3 Chất dẻo 3,4 3,5

Nguồn: Hải Quan Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại của Nhật Bản và giải pháp vượt qua của hàng xuất khẩu Việt Nam” pptx (Trang 32 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)