Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1 GIẢI PHÁP CHUNG:
Tích cực đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vấn đề đổi mới công nghệ luôn là vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp VN. DN xuất nhập khẩu VN còn thiếu nhiều thông tin về các công nghệ tiên tiến hiện nay nên có khi đã bỏ tiền ra mua công nghệ đã trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại... Vì vậy, ta nên đưa ra một số giải pháp để doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ như:
• Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để họ có khả năng “đổi mới công nghệ”. Cụ thể là ta nên xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp các doanh nghiệp trong lúc họ cần vốn. Làm cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay từ ngân hàng hơn qua việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn.
• Cần xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ để cung cấp thông tin cập nhật, chính xác và chi tiết về các công nghệ hiện đại , qua đó, doanh nghiệp có thể an tâm lựa chọn công nghệ thích hợp nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đồng thời, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và triệt để công nghệ đó, tránh gây lãng phí.
• Thực hiện cổ phần hóa các trung tâm nghiên cứu công nghệ để có thể hoạt động tốt hơn, đồng thời triển khai hướng các trung tâm này vào việc phục vụ cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơn, thay vì ta cứ phải nhập công nghệ từ nước ngoài một cách tràn lan như bây giờ.
• Chú trọng đầu tư vào con người, giúp người lao động lẫn người quản lý có đầy đủ kiến thức, hiểu biết để khai thác triệt để các công nghệ mới và hiện đại.
Để đẩy mạnh xuất khẩu trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định được chiến lược mặt hàng xuất khẩu và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn thị trường và xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì các doanh nghiệp cần lực chọn phương thức đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý sao cho phu hợp. Mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu. Phát triển thị trường, tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu vững chắc nhằm
khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và the chiều ngang để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và phải luôn nhận thức được tầm quân trọng giữa cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít cần phải tăng cường hợp tác, liên kết để giúp đỡ lẫn nhau. Phải hoàn thiện cơ chế quản lý; đào tạo và phát huy năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhận thức được vai trò quan trọng của các hiệp hội ngành hàng, phải liên kết chặt chẽ với các tổ chức này, để các tổ chức này thật sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Tích cực tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới .Từ thời điểm này trở đi, chúng ta không thể tiếp tục lơ là trước các sự kiện của thế giới. Những biến động dù rất nhỏ nhưng nếu không tích cực phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, dự báo xu hướng tiếp diễn và có biện pháp phòng ngừa thì việc chúng ta bị ảnh hưởng là rất lớn.
Khi hội nhập, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau không những giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh mà còn đe dọa đến sự sống còn của chính doanh nghiệp đó. Giờ đây cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra sản phẩm một cách chặt chẽ, có hệ thống từ đầu vào cho đến đầu ra.
• Thành lập các bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu chế biến, đến khâu sản xuất sản phẩm đến lúc xuất khẩu sản phẩm.
• Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu về những đặt tính của sản phẩm để dự báo trước những rủi ro có thể xảy ra khi thời gian vận chuyển kéo dài, hay các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm…có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
• Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về việc sử dụng chất kháng sinh và các loại hóa chất khác.
• Có các chứng từ về kiểm tra chất lượng hàng hóa đầy đủ trước khi xuất khẩu hàng hóa.
• Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu những qui định của các nước nhập khẩu về vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm để đảm bảo sản phẩm của mình luôn đáp ứng đúng các yêu cầu đó, nhằm tạo lòng tin cho đối tác và tạo cơ hội hợp tác kinh doanh lâu dài với các đối tác.