Thuận lợi và khó khăn:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM" doc (Trang 27 - 30)

2.5.4.1 Thuận lợi:

- Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hoá vào thị trường các nước. Chi phí giảm là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Cơ hội vàng đã đến với ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Vấn đề còn lại là làm thế nào để khai thác tối đa lợi thế đó.

- Từ 1/5/2004, Mỹ đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chín của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) sản xuất chế biến đồ gỗ Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào Mỹ. Trong khi đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày một mở rộng, các quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo ra một sân chơi mới và rộng lớn cho đồ gỗ Việt Nam.

- Hiện nay, hàng đồ gỗ giá rẻ của Trung Quốc chiếm thị phần khá lớn tại thị trường Nhật Bản. Và theo nhận định của các chuyên gia Nhật Bản thì chỉ có hàng của Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc. Việt Nam có lợi thế vì có lao động giỏi và rẻ. Hàng Việt Nam có những điểm mạnh và cơ hội khác để vào thị trường Nhật Bản với thuế suất 0% là ngày càng có nhiều người Nhật có "cảm tình" với hàng Việt Nam. Chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật tương đương với chi phí vận chuyển bên trong nước Nhật dù rằng đoạn đường vận chuyển bên trong ngắn hơn. Những cơ hội này có thể giúp tạo được mối quan hệ lâu dài cho hàng Việt Nam trên thị trường Nhật.

- Các chính sách về đầu tư ngành gỗ của Đảng và Nhà Nước rất rõ ràng, công minh, phù hợp đối với nền kinh tế nói chung và nói riêng là đối với các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, luôn kêu gọi và luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.

- Việt Nam rất ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng: đây là điểm rất thuận lợi, các doanh nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư các ngành kinh tế tại nước nhà.

- Từ xưa, tay nghề của từng nhóm thợ mộc và chạm khắc tự truyền dạy cho nhau đã đạt tới mức rất điêu luyện thể hiện qua những tác phẩm mộc, điêu khắc trong các đình chùa. Ngày nay những sản phẩm chế biến gỗ của chúng ta cũng ngày càng tinh xảo, tinh tế, hồn Việt trong những sản phẩm đồ gỗ chất lượng cao sản xuất tại Việt Nam đã thuyết phục cả những thị trường khóa tính trên thế giới.

- Đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô trên turng bình với trình độ quản lý, thiết bị, tay nghề công nhân, được khách hàng đặc biệt chú ý.

- guồn nhân lực Việt Nam ta dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của người lao động Việt Nam đủ sức và thừa sức để tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ cao cấp, quy trình kỹ thuật tiên tiến của sự phát triển tri thức tòan cầu.

2.5.4.2 Khó khăn:

- Thị phần đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu (NK) của nước ngoài còn quá nhỏ bé. Chúng ta có những thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng chúng ta chưa khai thác hết. Việt Nam có đội ngũ thợ cần cù, sáng tạo và tài hoa, nhưng giá nhân công rẻ, chưa thoả đáng, nên chưa phát huy được tối ưu tiềm năng con người trong quá

trình sản xuất. Đã bắt đầu xảy ra tình trạng, một số nghệ nhân tay nghề cao “nhảy” từ các DN trong nước các DN sản xuất đồ gỗ nước ngoài ở Việt Nam

- Từ khi bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá cao, một số DN sản xuất chế biến gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư ồ ạt sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Điều này khiến cho các DN sản xuất đồ gỗ Việt Nam có thêm những đối thủ ngay cùng một sân chơi… Các nhà sản xuất đồ gỗ Trung Quốc sẽ sản xuất tại Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ và cạnh tranh gay gắt với đồ gỗ Việt Nam tại đây. Nhưng có lẽ, điều lo ngại hơn cả là các DN Trung Quốc rất biết tận dụng nhân công Việt Nam, biết cách khai thác bàn tay tài hoa của những người thợ. Và đặc biệt, họ có những quy trình công nghệ sản xuất hiện đại hơn các DN Việt Nam rất nhiều.

- Giá nguyên liệu gỗ. Nguyên liệu gỗ trong nước đang không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Tài nguyên gỗ đã bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi nên ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Hiện giá nguyên vật liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái… Nhiều nước như Lào, Myanmar, Indonesia - vốn là bạn hàng cung cấp gỗ nguyên liệu chủ yếu cho ta – nay đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô. Ta phải nhập gỗ đã qua sơ chế, nên giá thành đắt. Hơn nữa, chi phí cho cước vận chuyển cũng không nhỏ, do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới tăng. Ước tính, trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20-22%. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các DN.

- Việt Nam chưa có tiếng nói chung về sự phát triển của thị trường, hầu như việc phát triển thị trường là tự phát từ hướng các doanh nghiệp, doanh nghiệp tự lực, tự cường trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường và tự dò tìm các phương hướng phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất mà không có bất kỳ sự tập trung chỉ đạo, hướng dẫn những đường lối sáng suốt và kịp thời từ phía Chính Phủ, từ Hiệp hội ngành gỗ.

- Ngành chế biến gỗ của Việt Nam còn mang tính đầu tư và sản xuất nhỏ, sản xuất mang tính thủ công, tính cách gia đình, việc tích lũy vốn, để đầu tư thiết bị máy móc hiện đại của các nước tiên tiến không được chú trọng. Các nhà sản xuất nhỏ là tác nhân gây nên sự mất cân đối về giá cả xuất khẩu. Do sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí công lao động thấp, không phải chịu những khoản thuế, các chi phí đónng BHXH, BHYT và các chế độ khác cho người lao động, giá thành cấu thành cho sản phẩm xuất khẩu thấp, vì vậy họ đưa ra giá chào bán sản phẩm xuất khẩu thấp, tạo nên sự mất cân đối về hệ thống giá cả xuất khẩu trong nước và từ giá cả này mà khách hàng áp đặt giá và gây áp lực đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất lớn. Và đẩ có thể nhận được đơn hàng từ khách hàng, các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận sản xuất với giá thấp, ít lợi nhuận và có lúc không có lợi nhuận, và điều này kéo theo hàng loạt doanh nghiệp lớn phá sản , đóng cửa.

- Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến gỗ, họ không có bất kỳ sự tư vấn, tham mưu nào của các công ty tư vấn, các Hiệp hội ngành gỗ, hoặc các cơ quan hữu quan, dẫn đến việc mất phương hướng mở rộng đầu tư, đi sau các nước bạn về đầu tư công nghệ, máy móc, và hiển nhiên thua kém nước bạn về chiếm thị phần trên thương trường quốc tế.

- Các doanh nghiệp mới muốn xâm nhập, đầu tư vào ngành sản xuất gỗ, cũng không có bất kỳ sự tư vấn, hướng dẫn nào về các kế hoạch, dự án đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới của thế giới, họ bị động và dẫn đến nhiều doanh nghiệp tự đầu tư và đầu tư sai, không mang lại hiệu quả trong sản xuất, vì thực tế do các thiết bị, máy móc, công nghệ đầu tư không phù hợp với sự phát triển ngành chế biến gỗ toàn cầu.

- Sự bất ổn về nguồn nhập khẩu nguyên liệu gỗ, phục vụ cho sản xuất do ảnh hưởng đến cách chính sách của các nước xuất khẩu cho chúng ta.. Hơn 80% nguyên liệu gỗ phục vụ cho ngành xản xuất chế biến gỗ đều phải nhập khẩu, và đa số nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, đây là những nước thường xuyên thay đổi về chính sách xuất khẩu gỗ, lúc cho xuất khẩu, lúc lại cấm không cho xuất khẩu gỗ, yếu tố này hết sức khó khăn, bị động cho các doanh nghiệp, gây sự bị động trầm trọng trong sự phát triển ngành chế biến gỗ.

- Việt Nam chưa có các cảng gỗ, chợ gỗ, các nhà máy chuyên xẻ gỗ, cung cấp cho các nhà máy chế biến, chưa có trung tâm nguyên phụ liệu cung ứng các sản phẩm gỗ để các nhà sản xuất yên tâm làm ăn.

- Ở một số địa phương thủ tục hải quan còn chậm và kéo dài từ khai báo, kiểm hóa đến chứng nhận thực xuất, hoàn thuế giá trị gia tăng, vừa làm tăng chi phí, thậm chí làm đổ vỡ kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, thâm hụt vốn kinh doanh. Thủ tục đóng dấu búa vào gỗ nhập khẩu cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM" doc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w