III. Thực trạng tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty 91 hiện nay.
1. Tình hình tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty
1.2. Mối quan hệ giữa các Tổng công ty 91 với các quan quản lý Nhà nước.
những đơn vị này hiện còn được bao cấp một phần nhưng tiến tới, chúng phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động trong vòng 5 năm tới. Trong khi kinh phí hoạt động eo hẹp, kinh phí Nhà nước cấp cho các đề tài nghiên cứu theo đặt hàng của Nhà nước chỉ rất hạn chế mà phải tự trang trải, chắc chắn các viện nàyphải được sự hỗ trợ của Tổng công ty mà nó trực thuộc. Năng lực nghiên cứu phụ thuộc ngành vì thế mà bị hạn chế bớt.
Với 596 doanh nghiệp thành viên của 17 tổng công ty 91thì có 396 đơn vị làm ăn có lãi chiếm 51,3%, 53 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Theo như số liệu này chúng ta thấy các đơn vị thành viên còn chưa phát huy được sức mạnh của mình khi được tập hợp vào Tổng công ty, số đơn vị làm ăn có lãi còn quá thấp.
Hiện nay, đang xuất hiện một số quan điểm khác về việc sắp xếp, lựa chọn những đơn vị loại nào là đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị nào hạch toán phụ thuộc. Theo đó, không nên để các đơn vị mạnh, có tiềm lực lớn hạch toán độc lập, còn các đơn vị nhỏ, yếu, sản xuất gặp nhiều khó khăn hạch toán phụ thuộc, bởi lẽ điều này chỉ càng làm phân tán nguồn lực ít ỏi mà Tổng công ty tập hợp được, biến các Tổng công ty thành cơ quan cứu trợ cho các đơn vị yếu. Trong khi đó, do không hỗ trợ gì được cho các đơn vi mạnh. Từ lập luận này, nhiều nhà nghiên cứu và quản lý đề nghị tổ chức theo mô hình ngược lại, đưa các đơn vị mạnh sản xuất kinh doanh có lãi, có khả năng cạnh tranh mạnh thành các dơn vị hạch toán phụ thuộc để tạo tiềm lực thực tế cho Tổng công ty, đảm bảo cho cơ quan văn phòng Tổng công ty có khả năng thực tế chi phối về mặt kinh tế đối với các đơn vị khác. Tư tưởng này được gọi là "Nắm mạnh buông yếu" thay vì "Nắm yếu buông mạnh".
1.2. Mối quan hệ giữa các Tổng công ty 91 với các quan quản lý Nhànước. nước.
Trong quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước có thể nói Tổng công ty 91 không có cơ quan chủ quản, chủ trương của Chính phủ thành lập Tổng công ty 91 nhằm gắn bó bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản. Quan điểm này được nêu đi, nêu lại nhiều lần qua các văn bản nhà nước, qua hệ thống thông tin đại chúng. Nhưng Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chủ trương, cơ chế này. Phải chăng đây là sự
nhận thức chưa đầy đủ ở tầm vĩ mô. Các Tổng công ty 91 rơi vào tình trạng chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác quản lý. Việc làm này tạo ra nhiều tầng nấc trung gian, trách nhiệm không rõ ràng. Trước đây các Tổng công ty chỉ có cấp trên là bộ máy quản lý, nay giải quyết công việc các Tổng công ty phải qua nhiều cơ quan khác mới giải quyết được. Trong đó nhiều công việc đã giao trả lại các Bộ quản lý ngành giải quyết.
Theo luật định, Hội đồng quản trị có một số quyền, nhưng thực tế các quyết sách lớn nhất vẫn phải do Bộ quản lý ngành và Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Mặt khác, chức năng quản lý và quyền hạn của Hội đồng quản trị chưa gắn kết với chức năng Đảng lãnh đạo,do vậy phát sinh vướng mắc về quy trình quản lý và điều hành, vai trò của Hội đồng quản trị trong công ty bị lu mờ. Đối với Tổng công ty không có một bộ nào quản lý trực tiếp mà chịu sự quản lý của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ Ban nhân dân Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện một số quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với Tổng công ty thì các cơ quan này chưa thực hiện đầy đủ nội dung đã phân cấp .
Mối quan hệ Tổng công ty 91 với bộ máy quản lý ngành hiện nay chưa xác định rõ đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty, quyền hạn chủ sở hữu giữa Bộ tài chính, Bộ cơ quan quản lý ngành , UBND tỉnh còn nhiều vướng mắc, chồng chéo, còn quá nhiều đầu mối trong quản lý Tổng công ty. Việc thực hiện xoá bỏ nhiều quan hệ hành chính chủ quản vẫn chưa chuyển biến kịp thời với yêu câù đổi mới, đã gây lúng túng trong việc Tổng công ty chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh khi cần kiến nghị lên thủ tướng Chính phủ. Nhìn chung các cơ quan quản lý Nhà nước còn can thiệp quá sâu vào tổ chức và hoạt động của các Tổng công ty 91 quyết định nhiều vấn đề thuộc nội bộ Tổng công ty.