Tăng cường mối liên kết giữa các đơn vị thành viên Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các tổng công ty 91” docx (Trang 70 - 71)

I. Những giải pháp đối với bản thân các Tổng công ty 91 1 Giải quyết mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành

2. Tăng cường mối liên kết giữa các đơn vị thành viên Tổng công ty.

Sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên là điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh của Tổng công ty nói chung và của từng doanh nghiệp thành viên nói riêng. Nếu khắc phục được tình trạng rời rạc của các công ty thành viên hiện nay thì sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty, mỗi doanh nghiệp thành viên sẽ tăng cường khả năng sản xuất, cạnh tranh và vì thế vai trò của Tổng công ty cũng được thực hiện. Tóm lại tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty cũng chính là tăng cường vai trò của Tổng công ty trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng.

Để tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên trong các Tổng công ty cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

- Thứ nhất, mối quan hệ giữa các thành viên chư yếu dựa trên mối quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế và được điều khiển bằng các hợp đồng hoặc thoả thuận kinh tế. Những thoả thuận hay hợp đồng kinh tế này là cơ sở cho sự phối hợp hành động phát huy sức mạnh chung của Tổng công ty như một tổ chức thống nhất hùng mạnh.

- Thứ hai, từng bước tiến hành phân công chuyên môn hoá giữa các đơn vị thành viên.

Chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh là tập trung hoạt động của mỗi doanh nghiệp vào việc thừc hiện những công việc cùng loại nhất định. Trong công nghiệp cũng như trong xây dựng, chuyên môn hoá được thực hiệ dưới nhiều hình thức khác nhau: chuyên môn háo sản phẩm là việc tập trung sản xuất của doanh nghiệp vào việc chế tạo một loại sản phẩm hoàn chỉnh; chuyên môn hoá bộ phận và chi tiết của sản phẩm; chuyên môn hoá theo giai đoạn công nghệ

chế tạo sản phẩm đó là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào việc trực hiện một hoặc một số giai đoạn công nghệ của quá trình chế tạo sản phẩm.

Chuyên môn hoá hoạt động của doanh nghiệp ngoài lợi ích như làm tăng năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, kỹ sảo của người lao động... thì nó là chất kết dính tự nhiên các doanh nghiệp lại với nhau do các đơn vị chuyên môn hoá có quan hệ chặt chẽ về công việc và về lợi ích. Hoạt động của công ty này tốt chỉ trên cơ sở công việc của công ty đảm nhận các giai đoạn công nghệ trước và sau nó hoàn thành với chất lượng đảm bảo. chuyên môn hoá cũng loại trừ cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty, thay vì các doanh nghiệp thành viên đấu thầu với nhau để giành hợp đồng thì lúc này các các doanh nghiệp liên kết với nhau để tranh thầu với công ty khác.

Do đặc điểm của các Tổng công ty hoạt động trên địa bàn rộng lớn và do đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nên chăng các đơn vị chuyên môn hoá theo khu vực để giảm bớt chi phí di chuyển.

3.Các Tổng công ty cần chủ động áp dụng mô hình quản lý mới.

Chúng ta nhận thấy, trong các Tổng công ty 91 hiện nay đang thống nhất áp dụng cơ cấu quản trị theo kiểu trực tuyến - chức năng. Những nhược điểm của mô hình này đã làm cho Tổng công ty hoạt động kém hiệu quả, bộ máy quản trị sơ cứng. Do đó mỗi Tổng công ty cần chủ động trong việc học tập và áp dụng những mô hình quản trị khác tiên tiến hơn, phù hợp hơn của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới.

Cụ thể đó là nên đưa hai mô hình quản trị theo kiếu ma trận và kiểu hỗn hợp vào áp dụng trong các Tổng công ty thay vì mô hình trực tuyến - chức năng đang được sử dụng, mà nó chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhất định và môi trường kinh doanh tương đối ổn định.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các tổng công ty 91” docx (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w