Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất nước tại công ty sử dụng TK 6211 cho tất cả các nguyên vật liệu và TK 621D cho điện năng tiêu thụ điện. Điều này là
không cần thiết. Chính như vậy khi tổng hợp chi phí nguyên vật liệu của sản xuất nước rất rắc rối. Nên sử dụng TK 6211 để theo dõi cho tất cả các chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong hoạt động sản xuất nước và chi tiết cho các loại nguyên vật liệu trên các TK cấp 3 như:
TK 62111: Chi phí nước thô
TK 62112: Chi phí hoá chất phèn, Clo TK 62113: Chi phí điện năng sử dụng
TK 62114: Chi phí của các nguyên vật liệu khác
Việc sử dụng tài khoản 627 chi phí sản xuất chung: Chi tiết cho hoạt động xây lắp là 6272, tất cả các tài khoản cấp 2 còn lại của 627 sử dụng để theo dõi cho hoạt động sản xuất nước. Điều này là không phù hợp. Công ty nên mở chi tiết 2 tài khoản cấp hai cho 2 hoạt động:
TK 6271: Chi phí sản xuất chung – Sản xuất nước và chi tiết các tài khoản cấp 3 cho các khoản mục nhỏ:
TK 62711: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 62712: Chi phí Nguyên vật liệu TK 62713: Chi phí công cụ, dụng cụ TK 62714: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 62717: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 62718: Chi phí bằng tiền khác
+ TK 6272: Chi phí sản xuất chung – xây lắp và chi tiết các tài khoản cấp 3 cho các khoản mục nhỏ tương tự như hoạt động sản xuất nước
2.3.2.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Việc tập hợp tiền lương và BHXH của các kỹ sư làm việc tại nhà máy ở trên văn phòng công ty nhưng lại tính vào chi phí nhân công trực tiếp là không đúng. Các nhân viên này làm việc trực tiếp ở nhà máy và lương của họ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp thì các chi phí phát sinh liên quan đến các khoản lương, đãi ngộ của họ phải được tập hợp theo bộ phân nhà máy. Mặt khác như vậy dễ gây nhầm lẫn trong việc tính chi phí nhân công trực tiếp khi hệ thống phần mềm kế toán máy của công ty mới được đưa vào hoạt động, chưa hoàn thiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm, không chính xác. Chính vì vậy kế toán nên tập hợp tính toán các khoản lương, phụ cấp, các khoản trích lương của các kỹ sư này vào bảng phân bổ, bảng thanh toán lương của Nhà máy.
Tại công ty hiện nay không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất mà khi khoản chi phí này phát sinh kế toán hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp theo bút toán
Nợ TK 622
Có TK 334
Như vậy nếu trong kỳ số công nhân nghỉ phép nhiều thì chi phí công nhân trực tiếp tăng kéo theo giá thành sản phẩm cũng tăng từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty
Vì vậy, để chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ít bị biến động giữa các kỳ công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân công trực tiếp sản xuất để đảm bảo đúng chế độ quy định cũng như đảm bảo cho việc phản ánh chi phí được chính xác. Mục đích của công việc này nhằm lấy số tiền lương nghỉ phép của những tháng có công nhân nghỉ phép ít bù vào những tháng có số công nhân nghỉ phép nhiều.
Mức trích trước = Tiền lương thực tế phải
trả người lao động X Tỷ lệ trích trước
Tỷ lệ trích trước =
Tổng số tiền lương nghỉ phép theo
kế hoạch của năm X 100
Tổng quỹ tiền lương theo kế hoạch Khi trích lương nghỉ phép kế toán phản ánh:
Nợ TK 622: Trích trước tiền lương nghỉ phép CNTTSX Có TK 335
Khi công nhân thực tế xin được nghỉ phép, kế toán phản ánh: Nợ Tk 335
Có TK 334
Đặc điểm công nghệ sản xuất nước sạch là một chu trình khép kín, khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành là tháng. Hiện nay do những đặc điểm của quy trình sản xuất, công ty sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Để tính giá thành sản xuất của 1m3 nước, kế toán căn cứ vào tổng giá thành sản phẩm được tập hợp trên TK 6321 và tổng sản lượng nước được sản xuất ra. Kế toán không lập Bảng tính giá thành cho sản phẩm nước theo khoản mục chi phí. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc theo dõi, quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Như chúng ta biết khi nhìn vào bảng tính giá thành sản phẩm sẽ dễ dàng phân tích để biết được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, biết được giá thành sản phẩm tăng hày giảm và do
ảnh hưởng của yếu tố, khoản mục chi phí nào, từ đó các nhà quản trị sẽ đưa ra được các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm hợp lý và đúng đắn. Chính vì vậy cuối tháng kế toán nên lập bảng tính giá thành sản phẩm cho sản phẩm nước sạch. Ta có thể lập bảng tính giá thành sản phẩm nước sạch của tháng 12/2010 theo các số liệu đã có ở trên như sau
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - NƯỚC SẠCH
Tháng 12 năm 2010
Sản lượng: 471.930m3
Đơn vị tính: đồng Khoản mục Phát sinh trong kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVL TT 887.806.896 887.806.896 1.881.22
2.Chi phí NCTT 649.913.900 649.913.900 1.377,14
3. Chi phí SXC 823.783.929 823.783.929 1.767,76
Tổng 2.370.504.726 2.370.504.726 5.026,12
Như vậy qua bảng giá thành có thể biết được giá thành đơn vị của 1m3 nước là 5.026,12 đồng trong đó chi phí nguyên vật liệu nhiều nhất là 1.881,22 đồng còn chi phí nhân công trực tiếp là là ít nhất 1.377,14. Chi phí sản xuất chung là 1767,76.
KẾT LUẬN
Việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch kinh doanh được chính xác và có hiệu quả. Điều này lại một lần nữa chứng minh rằng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng. Vấn đề hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững và mở rộng tiêu thụ cần được quan tâm tại các doanh nghiệp sản xuất. Điều đó cũng là vấn đề quan tâm của ban quản lý cũng như cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An. Ban giám đốc, phong kinh doanh đang nỗ lực đưa ra được các kế hoạch kinh doanh có tính thực tế, khả thi và tối ưu nhất, các cán bộ phòng kế toán thì đang tìm cách để đưa ra các phương án để giảm bớt những chi phí không cần thiết, tiết kiệm trong sản xuất. Cả công ty đang nỗ lực để công ty ngày một phát triển đi lên, sản phẩm có chất lượng và được ngưòi tiêu dùng chấp nhận và sử dụng