I. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Có thể thấy một điều rằng hầu hết các doanh nghiệp Bát Tràng đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Bình quân vốn của mỗi hộ chỉ vào khoảng 75-100 triệu đồng và doanh thu hàng năm đạt khoảng 15-25 triệu đồng. Với quy mô sản xuất nhỏ như vậy các hộ gia đình chủ yếu cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước hoặc gia công cho các doanh nghiệp lớn. Cũng vì nguyên nhân này mà rất nhiều đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài đã bị bỏ qua.
Toàn bộ làng nghề hiện nay có khoảng 1000 lị nung trong đó có khoảng 200 lò gas. Đầu tư một lò lung bằng gas tốn ít nhất 150 triệu đồng- một số tiền không nhỏ so với một hộ kinh doanh bình thường ở Bát Tràng. Tuy nhiên dùng lị nung bằng gas có rất nhiều ưu điểm như khi sản xuất một chiếc bình bằng khí ga sẽ rẻ hơn 20% so với lò nung bằng than, hay chi phí sản xuất một chiếc vại lớn bằng gas sẽ rẻ hơn 60% khi dùng lò than. Hơn nữa, sử dụng lò ga để nung sản phẩm sẽ hạn chế được lượng khí thải ơ nhiễm mơi
trường. Ngồi ra, sử dụng lị nung bằng gas còn đem lại vẻ đẹp rất riêng cho
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
- 21 -
gốm sứ Bát Tràng. Mầu men của sản phẩm đều, bóng, sản phẩm chịu lực tốt hơn (có thể sử dụng để nấu nướng thức ăn trong lị vi sóng). Trong vài năm gần đây, giá gas liên tục tăng cao đến chóng mặt, chi phí cho mỗi lần nung lên tới 3 triệu đồng. Trong khi đó giá sản phẩm tăng thì sẽ khơng cạnh tranh được trên thị trường. Trước thực trạng đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã quay trở về dùng lò than truyền thống.
Hiện nay nỗ lực tập trung phát triển kinh tế làng nghề là ưu tiên số một của nhân dân và chính quyền Bát Tràng. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mơ hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, liên kết, thường khoảng 5-7 nhà với nhau phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, chia sẻ bí quyết. Liên kết để ra mắt thương hiệu chung sẽ rút ngắn con đường quảng bá sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Liên kết các nhà sản xuất gốm sứ hiện là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện mở rộng sản xuất trong điều kiện khơng cần trường vốn mà vẫn có thể sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn.
Phương thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề cũng được làng nghề và nhà nước hết sức quan tâm. Tháng 11 năm 2003, làng cổ Bát Tràng khai trương Chợ Gốm làng cổ Bát Tràng (Battrang ancient village ceramics market), là nơi các hộ sản xuất kinh doanh mang sản phẩm tới chợ vừa bán vừa trưng bày, nhằm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm. Mơ hình kết hợp sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ cũng đang phát huy hiệu quả cao tại làng gốm Bát Tràng. Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình du lịch văn hóa của Bát Tràng phát triển. Ví dụ như việc cho ra đời tuyến xe bus số 47 Long Biên - Bát Tràng, nối liền làng cổ Bát Tràng với khu vực nội thành thành phố Hà Nội khánh thành tháng 11 năm 2005 mở ra
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
- 22 -
hướng đi mới, thúc đẩy phát triển tham quan, du lịch làng gốm cổ truyền Bát Tràng.
Ngoài ra, một nét mới trong việc quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng là sự ra đời của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng (BTEP) cuối năm 2004. Trung tâm này được thành lập là kết quả hợp tác giữa Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng và Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Công ty tài chính quốc tế (IFC). Đây là một bước tiến mới trên con đường phát triển của làng gốm Bát Tràng bởi nó đóng góp một kinh nghiệm tốt cho các ngành kinh doanh nhỏ và vừa khác ở Việt Nam trên con đường tìm cách quảng bá thương hiệu.
Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên đến hơn 40 triệu USD.
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng cịn giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ em đều có việc để làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 - 5.000 lao động với mức lương trung bình từ 600.000đ - 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến làm việc hàng ngày.
gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, khó khăn trong việc
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
- 23 -
tìm đầu ra cho sản phẩm và phải cạnh tranh với gốm sứ nước ngoài, đặc biệt là gốm Trung Quốc. Rất nhiều hộ gia đình đã phải đóng cửa ngừng sản xuất do hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả. Thực trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề.