Lịch sử làng nghề và dân cư

Một phần của tài liệu Đề tài Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng (Trang 40 - 46)

I. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng

1. Lịch sử làng nghề và dân cư

Bát Tràng là một trong số ít những làng nghề thủ cơng truyền thống cịn giữ lại được cho đến ngày nay của nước ta. Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là hai xã riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán, dạy học; xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh sinh sống chủ yếu bằng nghề thợ mộc và hàng sáo.

Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Xã Bát Tràng rộng 153ha; tồn xã có khoảng 6000 người tương đương với 1500 hộ dân trong đó có 1000 hộ tham gia sản xuất gốm sứ, các hộ còn lại thì làm dịch

vụ.

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG

- 18 -

2. Sản phẩm

Ngày nay Gốm Bát Tràng được xem là một trong những sản phẩm tuyệt hảo từ kiểu dáng đến chất liệu gốm. Nhiều loại gốm quý, màu men độc đáo đã trở thành tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Như gốm Men Ngọc xuất hiện đời Lý- Trần. Gốm Hoa Nâu ra đời vào cuối thời Trần, đầu thời Lê. Gốm Men Rạn và Gốm Hoa Lam thời Lê-Trịnh. Ðặc biệt Gốm Hoa Lam với đặc trưng men trắng ngà, với lối vẽ phóng bút, khống hoạt trang trí hình, hoa màu chàm đen uyển chuyển, mang đậm dấu ấn thẩm mỹ, mộc mạc nhưng tinh tế như tâm hồn người Bát Tràng.

Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thợ gốm Bát Tràng thường dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm có tay nghề cao, hoa văn họa tiết hài hồ với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác nhau, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...

Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kĩ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG

- 19 -

Gốm Bát Tràng có 5 dịng men đặc trưng:

Men lam

Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hố cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm.

Men nâu

Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu của men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu nâu xám).

Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mầu thế kỷ 16-17, men nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc các hình rồng, đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế...

Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay.

Men trắng (ngà)

Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà.

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG

- 20 -

Men xanh rêu

Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát

Tràng thế kỷ 16-17.

Men rạn

Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20.

Một phần của tài liệu Đề tài Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)