IV. Những trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng TMĐT
4. Môi trường pháp lý
Khung pháp lý về thương mại điện tử tại Việt Nam đã cơ bản được hình thành. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006. Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác. Để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Luật Giao dịch điện tử, Chính phủ và Bộ Thương mại đã ban hành các văn bản như Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Quyết định số 25/2006/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế sử dụng chữ ký số của Bộ Thương Mại.
Hiện nay, theo các quy định của pháp luật Việt Nam, văn bản được sử dụng như là một hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại. Nhất là với các hợp đồng kinh tế, nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, chúng
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
- 15 -
ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng rằng thế nào là "văn bản". Theo quan niệm lâu nay của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Như vậy, nếu các hình thức thơng tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dân sự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch thương mại điện tử sẽ không được tận dụng và phát huy. Chính vì vậy, việc xố bỏ rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử.
Quá trình xây dựng pháp luật là một quá trình liên tục khơng phải cứ ban hành một luật ra là đủ mà cần phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. Hiện tại, thương mại điện tử ở Việt Nam còn thiếu nhiều cơ sở pháp lý, nhất là trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên.