Gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể

Một phần của tài liệu MIỄN DỊCH HỌC LÂM SÀNG (Trang 182 - 183)

- Tá chất: Tá chất (adjuvant, bắt nguồn từ từ adjuvare trong Tiếng La Tinh có nghĩa là hỗ trợ hoặc giúp đỡ) là những chất khi được trộn với kháng nguyên và tiêm cùng với chúng sẽ làm tăng tính sinh

1.3.Gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể

1. Ðáp ứng gây độc tế bào trực tiếp

1.3.Gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể

Một số tế bào có hoạt tính gây độc tế bào thường bộc lộ các thụ thể trên màng dành cho phần Fc của phân tử kháng thể. Khi kháng thể được gắn một cách đặc hiệu vào một tế bào đích, các tế bào có các thụ thể này có thể gắn vào phần Fc của phân tử kháng thể và như vậy cũng gắn vào tế bào đích rồi sau đó làm tan tế bào đích. Mặc dù các tế bào có tác dụng gây độc tế bào trong hiện tượng này là không đặc hiệu nhưng sự đặc hiệu của kháng thể đã định hướng chúng đến tế bào đích. Kiểu gây độc tế bào này được gọi là gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể (antibody-dependent cell-mediated cytotoxicity - viết tắt là ADCC), thường hay gọi là hiệu quả ADCC. Có rất nhiều tế bào cho thấy là có hiệu quả này trong đó có các tế bào NK, đại thực bào, tế bào mono, bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan (hình 13-10).

Ta có thể quan sát in vitro hiện tượng giết các tế bào bị nhiễm virut sởi bởi tế bào phụ thuộc kháng thể bằng cách cho kháng thể kháng sởi cùng với các đại thực bào vào môi trường nuôi cấy các tế bào bị nhiễm virut sởi. Tương tự như vậy ta có thể quan sát được hiện tượng giết chết giun sán ví dụ như sán máng (schistosome) hoặc sán lá máu (blood fluke) in vitro bởi tế bào phụ thuộc kháng thể bằng cách ủ các ấu trùng vừa mới nhiễm (tức là các schistosomule) với kháng thể kháng ấu trùng cùng với các bạch cầu ái toan.

Các tế bào đích bị giết bởi hiệu quả ADCC, một hiện tượng không có liên quan với hiện tượng tan tế bào bởi bổ thể, hình như có liên quan đến một số cơ chế gây độc tế bào khác nhau. Khi các đại thực

bào, bạch cầu đa nhân trung tính hoặc bạch cầu ái toan gắn vào một tế bào đích bằng cách thông qua thụ thể dành cho Fc của chúng thì các tế bào này trở nên dị hoá chủ động hơn, điều này dẫn đến làm tăng các thành phần có tác dụng gây tiêu tan trong các hạt hoặc trong lysosome nằm trong bào tương của chúng.

Việc giải phóng các thành phần có tác dụng tiêu tan này ở vị trí tiếp xúc thông qua Fc có thể dẫn đến tổn thương tế bào đích. Ngoài ra các tế bào mono hoạt hoá, các đại thực bào, và các tế bào NK cũng chế tiết yếu tố gây hoại tử ung u chất có tác dụng gây độc tế bào đối với các tế bào đích mà nó gắn vào. Vì cả các tế bào NK và bạch cầu ái toan đều có chứa perforin trong các hạt bào tương nên tổn thương màng của các tế bào đích của chúng cũng có thể do perforin giống như cơ chế gây độc tế bào bởi tế bào lympho T gây độc đã mô tả.

Một phần của tài liệu MIỄN DỊCH HỌC LÂM SÀNG (Trang 182 - 183)