Ðiều trị bằng kháng thể đơn clone

Một phần của tài liệu MIỄN DỊCH HỌC LÂM SÀNG (Trang 128 - 129)

- Tá chất: Tá chất (adjuvant, bắt nguồn từ từ adjuvare trong Tiếng La Tinh có nghĩa là hỗ trợ hoặc giúp đỡ) là những chất khi được trộn với kháng nguyên và tiêm cùng với chúng sẽ làm tăng tính sinh

5.Ðiều trị bằng kháng thể đơn clone

Hạn chế chủ yếu của từng loại phương pháp ức chế miễn dịch là tác dụng không đặc hiệu của chúng và bởi vậy ít hay nhiều nó cũng gây ra trạng thái ức chế miễn dịch lan tỏa và làm cho cơ thể nhận rơi vào nguy cơ ễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Thật là l{ tưởng khi có một chất ức chế miễn dịch đặc hiệu về phương iện kháng nguyên tức là nó chỉ ức chế miễn dịch đối với kháng nguyên có trong mô ghép mà không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với các kháng nguyên khác. Các kháng thể đơn clone có tiềm năng của một chất ức chế miễn dịch đặc hiệu như vậy mặc dù qui trình kỹ thuật vẫn còn trong thai nghén.

Cho đến này người ta đã có các kháng thể đơn clone và đã được ùng để ức chế hoạt động của tế bào T hoặc một tiểu quần thể của tế bào T. Chưa sản xuất được kháng thể đơn clone mà ức chế riêng đối với các tế bào T được hoạt hóa bởi kháng nguyên ghép. Các kháng thể đơn clone kháng CD3 đã được dùng để phong bế hoạt động của tế bào T. Khi tiêm kháng thể này thì số lượng tế bào T trong máu ngoại vi giảm nhanh chóng o đại thực bào nuốt các tế bào T đã được bao phủ kháng thể kháng CD3. Kháng thể này đã được dùng trong giai đoạn thải bỏ cấp và ngăn cản được phản ứng thải bỏ. Người ta cũng đã sản xuất được kháng thể đơn clone kháng thụ thể dành cho IL-2 và dùng chúng để kéo dài thời gian sống ư của mô ghép.

Thụ thể dành cho IL-2 chỉ xuất hiện trên các tế bào T hoạt hóa, vì vậy tiêm kháng thể này sau khi gh p đã phong bế sự tăng sinh của tế bào T đã được hoạt hóa khi đáp ứng chống lại các kháng nguyên ghép. Kết quả này thể hiện rõ trên các mô hình ghép tim và ghép thận ở chuột cống. Cả phân tử CD3 lẫn thụ thể dành cho IL-2 đều có trên tất cả các tế bào T hoạt hóa vì vậy chúng làm ảnh hưởng đến toàn thể tế bào T. Ðể hạn chế tác dụng không mong muốn này người ta đã sản xuất kháng thể đơn clone kháng CD4 và nhận thấy chúng cũng có tác ụng kéo dài thời gian sống ư của mô ghép trên mô hình ghép thận ở khỉ.

Ðiều đặc biệt là kháng thể này không làm giảm số lượng tế bào TCD4+ mà chỉ làm cho các tế bào này rơi vào trạng thái bị ức chế miễn dịch. Việc điều trị bằng kháng thể đơn clone thường nhằm mục đích làm giảm hoặc bất hoạt tế bào T trong cơ thể nhận ghép, nhưng người ta cũng ùng chúng để xử lý mô gh p đặc biệt là tủy xương trước khi gh p. Làm như vậy để làm kiệt các tế bào lympho T có thẩm

quyền miễn dịch ở trong mô gh p và ngăn cản chúng gây ra bệnh mô ghép chống túc chủ. Tác dụng này có thể đạt tối đa bằng cách chọn lựa kháng thể đơn clone có quyết định isotype đóng vai trò là một chất hoạt hóa tốt đối với hệ thống bổ thể.

Một bất lợi chủ yếu của việc dùng kháng thể đơn clone để kéo dài thời gian sống ư của mảnh ghép là chúng có nguồn gốc từ tế bào chuột nhắt vì vậy cơ thể nhận thường sinh ra một đáp ứng kháng thể kháng lại protein chuột nhắt và làm thanh lọc nhanh kháng thể này khỏi cơ thể. Hiện nay người ta đang cố gắng tạo các kháng thể đơn clone có nguồn gốc từ tế bào người để thay thế cho kháng thể đơn clone có nguồn gốc từ tế bào chuột nhắt.

Do các cytokine có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc thải bỏ mô ghép nên có thể sử dụng các kháng thể đơn clone kháng các cytokine để điều trị trong ghép. Kháng thể đơn clone kháng TNF-( có tác dụng kéo dài hiệu quả ghép tủy xương trên mô hình chuột nhắt và làm giảm biểu hiện của bệnh mô ghép chống túc chủ. Các kháng thể đơn clone kháng TNF-( hoặc IL-2 có tác dụng kéo dài thời gian sống ư của tim ghép trên chuột cống. Tuy vậy các kháng thể đơn clone này vẫn chưa được ùng cho người.

Một số loại đơn bào có thể bong các glycoprotein ở bề mặt của chúng sau khi đã gắn với kháng thể. Ngoài lớp glycoprotein bao phủ của Plasmodium có chứa một vài epitope đặc hiệu cho tế bào T và những epitope này nằm trong những vùng của glycoprotein rất dễ bị biến đổi kháng ngyên.

4. Do kích thước tương đối lớn nên giun sán là loại ký sinh trùng sống bên ngoài tế bào và chỉ bị tấn công bởi kháng thể. Cơ thể thường chỉ bị nhiễm ít giun sán và chúng không nhân lên ở bên trong cơ thể vì vậy hệ thống miễn dịch rất hạn chế trong việc tiếp xúc với giun sán và mức độ miễn dịch sinh ra thường thấp.

Một phần của tài liệu MIỄN DỊCH HỌC LÂM SÀNG (Trang 128 - 129)