Thực thi chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Nghệ An (Trang 39 - 40)

- Lãi suất là công cụ quan trọng để NH huy động vốn trong dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng.... Kinh nghiệm của NH trong quá trình hoạt động cho thấy bước thành công trong huy động vốn là bằng chính sách lãi suất. - Lãi suất được khách hàng quan tâm nhiều nhất vì dựa vào đó khách hàng sẽ so sánh và quyết định NH giao dịch, gửi tiền. Lãi suất cũng chính là yếu tố dễ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa NH và khách hàng. Khách hàng luôn mong muốn lãi suất huy động cao đểthu được lợi nhiều hơn, ngược lại NH lại muốn hạ thấp lãi suất huy động để giảm chi phí. Chính vì vậy, để dung hòa lợi ích giữa NH và khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo cho công tác huy động vốn diễn ra một cách tốt đẹp thì lãi suất cần được điều chỉnh một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với từng thời kỳ, từng đối tượng khách hàng và phù hợp với tình hình kinh doanh của NH. Lãi suất huy động cao không phải bao giờ cũng là tối ưu, do lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cũng sẽ phải cao, có như thế mới bù đắp được cho chi phí huy động và có lãi. Lãi suất cho vay cao, người dân sẽ lại lựa chọn NH khác có lãi suất thấp hơn để vay, vốn huy động được bị ứ đọng, không được sử dụng hiệu quả. Như vậy, sự điều chỉnh lãi suất huy động một cách linh hoạt và mềm dẻo sẽ giúp NH huy động được lượng tiền cần thiết, đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Tùy theo sự biến động lãi suất trên thị trường, NH cần có sựđiều chỉnh lãi suất một cách kịp thời và chính xác, đảm bảo lãi suất huy động ngang bằng với các NH trên địa bàn hoặc cao với một lượng cần thiết để thu hút khách hàng đến gửi tiền.

- Tại hầu hết các NH khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm với hình thức nhận lãi cuối kỳvà không tham gia các chương trình khuyến mãi của NH, khi khách hàng muốn rút tiền trước hạn, khách hàng sẽ phải chịu thiệt chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Trường hợp khách hàng chỉ mới vừa gửi được một khoảng thời gian ngắn so với kỳ hạn lựa chọn thì không có gì đáng nói tuy nhiên khi khách hàng đã gửi được khoảng thời gian khá dài, sắp đến hạn nhưng bắt đắc dĩ phải rút trước hạn và chịu lãi suất không kỳ hạn sẽ sự tổn thất về lợi ích của khách hàng là không nhỏ. Để đối phó với việc này, khách hàng sẽ chia nhỏ số tiền cần gửi thành nhiều sổ khác nhau cũng như chỉ chọn gửi với những kỳ hạn ngắn để dễ dàng thay đổi quyết định. Điều này hoàn toàn không tốt với cả NH và khách hàng. Cả hai sẽ mất nhiều thời gian, công sức hơn trong việc hoàn tất thủ tục cũng như bảo quản sổ. Ngoài ra, NH cũng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi trung dài hạn nguồn tiền mà NH có thể sử dụng khá lâu dài và ổn định. Chính vì những lý do trên, cũng như

nhằm tạo ra sự khác biệt, mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng, thay vì áp dụng như trước đây, NH nên cho phép khách hàng được hưởng lãi suất của kỳ hạn liền sau kỳ hạn mà khách hàng chọn gửi với điều kiện khách hàng đã gửi được trên 3 tháng. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng đến Sacombank chi nhánh Nghệ An gửi tiền bởi nếu cần tiền đột xuất họ sẽ rút được tiền mà không phải chịu thiệt hại lớn như trước đây. Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa đối với những khách hàng có sốdư tiền gửi lớn bởi nếu số dư tiền gửi càng lớn thì chênh lệch tiền lãi khi rút trước hạn và rút đúng hạn cũng sẽ càng lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Nghệ An (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)