Ho gà (ho bách nhật )

Một phần của tài liệu EBOOK - ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP (Trang 63 - 66)

Nguyên nhân bệnh: Bị cảm tà của thời khí đem đến thành bệnh. Chứng trạng:

Mới thoạt đầu cùng một dạng như cảm mạo, có phát sốt, tắn mũi hắy xì hời, ho hắng thành từng cơn một, ho liền moọt hơi mấy chục viếng. Khi ho, nước mắt nước mũi giàn dụa, trong hầu có đờm không lợi, kiêm có nôn mửa, đờm dãi nôn

ra phát dính. Do ho hắng, bắt buộc mặt phải đỏ, mắt đỏ có khi trong mũi chảy ra máu hoặc trong đờm có day mấu, đồng thời hai cánh tay có sự co động như phong co giật ( theo tiếng ho mà co động).

Cách chữa:

Lấy bổ Thái uyên, tả Thiên dịch, tả Xích trạch, tả Thân trụ, bổ Cách du, tả Trung quản, bổ Khí hải, bổ Túc tam lý. Như thế có thể làm khoẻ tỳ vị, dứt nôn mửa, kiêm có tác dụng hoá đờm. Mỗi ngày chữa một lần, mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả mỗi loại thủ pháp đều từ 50 – 100 lần, Huyệt phế du phải gia chấm gõ ở da 100 lần.

Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên

Hiệu quả chữa: Nhất loạt từ 2 – 3 tuần thì có thể chữa khỏi. 7. Trẻ em bại liệt

Nguyên nhân bệnh:

Do ngoại cảm tà của thời khí, đưa đến trệ khí của kinh lạc, huyết mạch mất được nuôi dưỡng, tang can, tỳ, thận bị bệnh trước hết, kế đó là chuyển làm chứng tê bại, mà phần lớn là tê bại chi dưới.

Chứng trạng:

Nhất loạt ở trẻ em sau khi bị sốt, thì phát hiện thấy một bên của chi dưới không thể dừng được, hoặc không thể hoạt động được, cũng có trường hợp cả hai bên của chi dưới cùng lúc bị bệnh, một bên nặng, một bên nhẹ, dần dần lưng và bụng cũng bại tê, thân mềm vô lực, không thể ngồi, cơ bụng không bình thường ( bệnh nhẹ thì một bên cơ bụng gồ lên, bệnh nặng thì một bên bụng lõm xuống ). Một bên chi dưới tê bại, có khi lây đến tê bại vùng bụng. Bệnh nặngvà lâu ngày, thì vùng đầu gối của chi dưới hoặc vùng xương trụ của cổ tay thàng dị hình, có khi hai đầu gối gần thành hình dùi “ X ”, có khi hai đầu gối lại xa nhau thành hình dùi “ O ”, có khi ở vùng dưới trước mắt có ngoài và chung quanh cổ chân thấy bắp thịt nhẽo ra mà dài, vùng dưới trước mắt cá trong và chung quanh của khớp cổ chân thấy bắp thịt co kéo căng, hình thành lòng bàn chân bại vào trong, cũng có khi ngón chân cái cũng tê bại, thường thường hiện rõ ra đầu ngón chân cái gục xuống, khớp đốt ngón chân lồi lên. Dựa vào bệnh tình cũ, mới nặng, nhẹ khác nhau mà sinh ra các loại chứng trạng khác nhau. Nhẹ thì khớp cổ chân và đầu gối nạn nhi không có sức, có thể men theo mà đi, hoặc là đi thọt rõ rệt.

Cách chữa:

Xương mềm không có sức, không thể đứng được, trách nhiệm của thận. Gân không có sức, không thể co duỗi, trách nhiệm của can. Bắp thịt không thể co và giãn ra, trách nhiệm của tỳ. Đó là chứng và hình ảnh của chứng, đều biểu hiện ở ngoài, ngoài thuộc dương, dương chủ về động. Dương kinh bị bệnh làm cho mất

đi năng lực hoạt động. Dựa vào quan hệ biểu lý của kinh lạc. Thận thuộc tỳ, bàng quang thuộc biểu, Can thuộc lý, đảm thuộc biểu, Tỳ thuộc lý, Vị thuộc biểu. Bệnh tại biểu thì lấy Thận du của kinh bàng quang, và Thứ liêu, Uỷ trung. Lâý Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Khâu khư của kinh đảm, lại lấy các huyệt Giải khê, Túc tam lý, Tất nhỡn, Hạc đỉnh của kinh vị. Vùng bụng tê bại, gia các huyệt Thiên khu, Khí hải. Chi trên tê bại, lấy các huyệt Hợp cốc, Khúc trì, Kiên ngung, Kiển tỉnh, Đại trữ, nhu du. Tất cả đều dùng thủ pháp bổ dương, tả âm, và trợ thêm thì lấy phép dựa theo đường kinh ( bệnh này pháp ở túc kinh, chuyển vào thủ kinh, do đó trên lý luậnphải dựa theo túc kinh mà giải thích ). Mỗi huyệt đều nán day ngang bằng, nhấn nhả chấm gõ ở da, mỗi loại thủ pháp làm 50 lần, lấy thủ pháp dựa theo đường kinh và lắc vần tứ chi trợ thêm.

Ghi chú:

1. Bảo nạn nhi nằm sấp, trước hết điểm Thận du, Thứ liêu, Uỷ trung, thứ là điểm các huyệt Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Khâu khư.

2. Bảo nạn nhi nằm ngửa, làm phép xát vê ( thác niệm ) mấy lần, trước hết xát vê ở kinh dương minh ở mặt chính của đùi, và đến kinh thái dương ở mặt sau đùi ( xát vê bằng ngón tay các mặt trước đùi, hai ngón trỏ và giữa xát vê ở mặt sau đùi ), lại xát vê thái dương kinh ở mặt ngoài đùi, và đến quyết âm kinh ở mặt trong của đùi, để lưu thông khí kinh lạc bị trệ ( thao tác trên là dọc theo hướng hoạt động của kinh lạc ).

3. Hai bàn tay hợp áp xát hai cạnh đùi, xát qua lại mấy lần. Trước hết từ bàn chân lên đến vùng đùi to, rồi lại từ đùi to đến bàn chân ( ở thao tác này là từ hướng chiếu ngang các loại hoạt động tổ chưcs ở chi của nạn nhi )

4. Lại dùng hai bàn tay hợp áp vào cơ bắp của chi bị nạn một số lần, để ép tổ chức cơ bắp làm cho hiện rõ sự giãn nở và co rút, làm cho mạch máu chạy mạnh lên.

5. Làm phép lắc vần chi dưới 8 –9 lần. Một tay nắm lấy bàn chân, tay kia nắm lấy đầu gối, làm cho đùi gập lại rồi lại duỗi thẳng ra ( để làm cho khớp vùng đầu gối và háng khôi phục cơ năng duỗi gập ). Lại làm gập duỗi xoay ra hướng ngoài, và làm gập duỗi xoay vào hướng trong, mỗi phía 8 – 9 lần.

6. Dùng một tay đỡ gót chân ( đồng thời dùng ngón tay bấm móng, áp vào huyệt vị cục bộ tê bại xung quanh gót chân ), tay còn lại đỡ vùng lòng bàn chân ( đồng thời dùng đầu gón tay áp, bấm vào huyệt Thái xung ) , làm cho một mặt cổ chân xoay ra ngoài, xoay vào trong, hoạt động 8 – 9 lần lại bấm khe cac ngón ở bàn chân.

7. Điểm các huyệt Giải khê, Túc tam lý, Tất nhỡn, Hạc đỉnh.

8. Phàm da dẻ và bắp thịt teo lại, đều có thể gia phép chấm gõ ở da tại cục bộ, để thúc đẩy cơ năng của bắp, thịt tại cục bộ khôi phục. Cuối cùng dùng lòng

bàn tay xoa xát da dẻ của người bệnh, xoa đi xoa lại mấy lần.

Chi trên tê bại, dựa theo các huyệt trình bày ở trước, mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da. Mỗi loại thủ pháp đều 50 lần. Lại xát vê ở chi trên, từ bàn tay lên đến vai, lấy thủ dương minh kinh làm trọng điểm. Thứ đó là một bên của thủ tháidương kinh, xát vê đi lại mấy lần, lại dùng hai bàn tay hợp áp từ bàn tay lên đến vai mấy lần. Kế là một bàn tay nắm cổ tay, một bàn tay để lòng bàn tay vào khớp vai làm cho bàn tay nâng lên thõng xuống ho-ạt động 8 – 9lần, từ hướng trước xoay cánh tay sang hướng sau8 –9 lần, từ hướng sau xoay cánh tay sang hướng trước 8 –9 lần, làm hoạt động gập khuỷu và hoạt động gấp cổ tay 8 –9 lần, sau đó bấm ở khe nôí ngón tay ở bàn tay, vào xoa xát bàn tay trên da cánh tay, làm qua làm lại mấy lần.

Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, theo đúng thứ tự mà điểm huyệt, thủ

pháp nên nhẹ mà nhanh.

Hiệu quả chữa:

Trên lầm sàng, nhất loạt chữa 1 –2 lần là thấy hiệu quả. Cạch ngày chữa 1 lần , chừng 6 –10 lần thì bệnh giảm nhẹ, trên dưới 20 lẩn thì khỏi. Bệnh mới dễ chữa, bệnh lâu ngày rất khó. Bệnh nhẹ thu hiệu quả nhanh, bệnh nặng thu hiệu quả chậm,. Tê bại hai chi dưới thu hiệu quả chậm , một bên chi dưới thu hiệu quả nhanh.

Tóm lại: cắn cứ vào bệnh tình nặng, nhẹ, mới, cũ, quyết định hiệu quả chữa. nhưng có bệnh tuy nhẹ, chữa nhầm mà kéo dài thời gian thì thu hiệu quả chậm. Cũng có bệnh mới, thế bệnh nặng mà loạn tìm thấy, chữa không đúng, làm cho thi thể nạn nhi bị ảnh hưởng cũng thu hiệu quả chậm.

Ghi thêm: Chi dưới tê bại, bất luận là một bên hoặc hai bên, khi nằm sấp điểm huyệt, huyệt vị ở hai chi dưới đêù điểm. Khi nằm nghiêng, điểm huyệt và làm các thủ pháp khác vẫn làm một bên người bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu EBOOK - ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP (Trang 63 - 66)