Động kinh: Nguyên nhân bệnh:

Một phần của tài liệu EBOOK - ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP (Trang 54 - 55)

Thường thuộc tình chí mất điều độ, tâm thần không an, lâu ngày thì thành bệnh này.

Chứng trạng:

Đầu tối, tim hồi hộp, hay quên, ưu sầu, hay buồn bất thường, mất ngủ, tư chi có lúc co quắp.

Cách chữa:

Bệnh này chủ yếu là đối chứng lấy huyệt, tả Hợp cốc, bổ Liệt khuyết, Phong trì, để thanh não trấn tĩnh. Bổ Nội quan, Thông lý để tư âm an tâm, bổ Chiên trung, tả Cự khuyết, Trung quản, bổ Khí hải để thông khí của Nhâm mạch. Tả Kỳ môn, bổ thái uyên để thư can giải uất, và tương hỗ phối hợp với các huyệt trên đều có tác dụng trấn tĩnh. Nếu có kèm với chứng khác thì tuỳ chứng mà gia huyệt, mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi thủ pháp từ 50 – 150 lần. Thủ pháp nhẹ mà chậm, liệu chừng dùng thêm pháp đẩy xoay ở vùng đầu, phép áp theo ở vùng lưng.

Thứ tự điểm huyệt: Trước hết, điểm huyệt ở vùng trên, thủ pháp nên nhẹ mà từ từ.

Hiệu quả chữa: Chữa bệnh này, nếu phối hợp với an ủi tinh thần có thể chữa khỏi được.

27. Động kinh: Nguyên nhân bệnh: Nguyên nhân bệnh:

Thường do tiên thiên bất túc, hậu tiên nuôi dưỡng kém, chính khí hư nhược, tinh thần thiếu tốt đẹp, đột nhiên bị sợ hãI, bệnh lâu ngày tự nhiên pháp thành, mà làm ra chứng giảm, động kinh.

Chứng trạng:

Phát bệnh đột nhiên, trước khi phát bệnh có cảm giác đầu đau hoặc đầu tối, không do tự chủ mà ngã xuống đất, tứ chi co rút. Chứng nhẹ có chừng 10 phút thì tự tỉnh rút co quắp. Chứng nặng, môi và mý mắt đều co dật, đầu cũng lệch hướng về một bên, miệng nôn ra đờm dãI uốn cong thân ngực lại, cơn thì có cách ngày hoặc cách tháng pháp bệnh, cũng có trường hợp một ngày nhiều lần pháp cơn.

Cách chữa:

Tình trạng pháp cơn động kinh là do trung khu thần kinh nhất thời tán loạn, do đó mà số lần điểm huyệt phải rõ ràng, vòng trong nắn nhỏ phải rõ rệt. Do chứng

giản khi bị lâu ngày, trung khu não tất bị tổn thương, cho nên thủ pháp cần nhẹ. Thông qua thủ pháp và phối huyệt, đối với chứng động kinh phát cơn chứng trạng có thể giảm nhẹ, chủ yếu là có công năng thúc đẩy khôi phục trung khu não. Lấy huyệt: bổ Thần môn, bổ Liệt khuyết, bổ Hậu khê, tả Thái dương, bổ Phong trì, bổ Bách hội, bổ Thái khê, bổ Tam âm giao, bổ Túc tam lý, bổ Đới mạch, bổ Chiên trung, bổ Cự khuyết, tả Trung quản, bổ Khí hải, bổ Phế du, bổ Tâm du, bổ Cách du, bổ Tỳ du, bổ Thận du. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều làm 50 – 70 lần.

Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới dựa theo thứ tự tiến hành. Hiệu quả chữa:

Điểm huyệt từ 3 – 5 lần có thể thấy hiệu quả, tứ là thời gian làm cơn dàI có thể làm cho thời gian làm cơn ngắn lại. Mỗi tuần chữa 3 lần, liên tục chữa trong thời gian 2 -3 tháng có thể làm cho bệnh tình chuyển biến tốt lên. Bệnh nhẹ mà chữa kịp thờ, thì có thể chữa khỏi. Trẻ em di chứng sau khi bị sốt cao mà pháp sinh bệnh này rất nhẹ, có thể dậy cho những người trong nhà của đứa trẻ đó hàng ngày điểm huyệt ở Bách hội 200 lần, nếu kiên trì thời gian dàI tương đương từ nửa năm trở nên thì có thể khỏi dứt.

Một phần của tài liệu EBOOK - ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP (Trang 54 - 55)