Nguyên nhân:
Bệnh lỵ người xưa cũng gọi là “Trệ hạ”, thường lây lan vào khoảng giữa hạ và thu. Do ngày nóng mà ăn thức ăn lạnh mát hoặc thữc ăn không sạch, sẽ thêm vào đó là khí hậu rất mực khác thường, biến hoá chênh lệch,nóng lạnh rất lớn, đã làm cho tà trú ở đường ruột mà xoay ra làm thành lỵ.
Chứng trạng:
Đại tiện không khoái, màu phân hoặc trắng hoặc đỏ. Thường gọi màu trắng là bạch lị, màu hồng là hồng lị. Nhưng chung đều có chứng trạng lý cấp hâu trọng.
Cách chữa:
Tả huyệt Hợp cốc, có thể trừ được thấp nhiệt trú ở dưới, bổ hai huyệt Túc tam lý, Thiên khu ( Thời kỳ đầu thì dùng tả pháp, thời kỳ cuối thù dùng bổ pháp ), để thúc đẩy trường vị trở lại bình thường, phối hợp với huyệt Trung quản dùng tả pháp có thể thanh nhiệt ở tam tiêu, phối với Quan nguyên dùng phép bổ có thể lợi cái thấp ( tháo đi cái thấp ) ở hạ tiêu. Bổ huyệt thận du để điều tiết đại tiểu tiện, Tả huyệt Thứa sơn cí thể thanh táo ở bàng quang, Bổ huyệt Chiếu hải để có thể tư âm lợi tiện. Nếu gặp lúc phát sốt, gia điểm ở huyệt Nội quan, bổ pháp, huyệt Đại chuỳ tả pháp hoặc dùng phép theo ( tuần ) mà tả ở kinh huyệt đại trường, mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều 100 lần, mỗi ngày điểm huyệt một lần hoặc hai lần. Vùng bụng thủ pháp không nên nặng, thủ pháp ở các huyệt giảm bớt sức nặng ở vùng bụng.
Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, thủ pháp ở các huyệt giảm bớt sức nặng ở những huyệt vùng bụng.
Hiệu quả chữa: Một đến hai lần có thể thấy nhẹ bớt, từ 5 –6 lần có thể chữa khỏi.
Hiệu quả chữa: Một đến hai lần có thể thấy nhẹ bớt, từ 5 –6 lần có thể chữa khỏi.
Do đại trường khô khan, tân dịch không đủ mà mất ẩm ướt, vì thế mà bí kết đại tiện không thông thư.
Chứng trạng:
Khoảng hai đến ba ngày mới bàI phân một lần, thời gian ngồi bàI phân rất lâu, tuy có thấy phân ra nhưng phân ra rất khó khăn.