của 1 số đơn vị liên doanh và 100% vốn nc ngoài, còn lại thì chủ yếu vẫn là các DN có mô hình nhỏ và vừa, phương thức sản xuất ko toàn diện, chủ yếu là pương thức gia công , ko có thương hiệu giày dép quốc tế, chưa có sự liên doanh theo ngành, vc xúc tiến thươg mại chưa đc chú trọng, chưa tạo đc các trang web bán hàng có quy mô trên thị trường TG. Trong khi đó những điều vừa nêu trên thì TQ hầu như chiếm vị trí đứng đầu và là điểm mạnh của TQ, cho nên TQ có lợi thế hơn VN.
- chính phủ: mặc dù cả 2 nc đều có những chính sách tích cực nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp giày da phát triển mạnh. Nhưng có thể dễ dàng nhận ra là ngành giày da of TQ đc hưởng nhiều chính sách đúng đắn of chính phủ TQ hơn là giày da of VN. Ngoài ra, những cs thúc đẩy, hỗ trợ cho các DN ngành ở trog nc , TQ còn có những cs XK hợp lý, tăng sức mạnh cạnh tranh cho ngành giày da.
- Cơ hội: VN có nhiều cơ hội hơn so với TQ trog vc đẩy mạnh XK mặt hàng giày dép, gia tăng vị thế của mình về sp này trên trường quốc tế.
Câu 2: toàn cầu hóa là gì? Vì sao nói toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu khách quan? * toàn cầu hóa: theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa là 1 hiện tượng, 1 quá trình, 1 xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi trường,…) giữa các quốc gia. Theo nghĩa hẹp,
toàn cầu hóa là 1 khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.
*Vì sao nói toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu khách quan?
“Toàn cầu hoá” là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, mà hình thức biểu hiện đầu tiên của toàn cầu hoá đó chính là toàn cầu hoá kinh tế. Cách đây hơn 150 năm, Các Mác đã dự báo xu hướng này và ngày nay đã trở thành hiện thực.
Theo ông, toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thị trường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội mà ở đó, phân công lao động quốc tế và quốc tế hoá sản xuất trở thành phổ biến.
Trong lịch sử, trước khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, giao thông chưa phát triển, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá còn bị giới hạn trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, năng suất thấp nên chưa có thị trường thế giới theo nghĩa hiện đại. Từ khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, đặc biệt là từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, đời sống kinh tế các nước có sự thay đổi căn bản. Tình trạng tự cấp, tự túc và bế quan toả cảng của các địa phương, các dân tộc trước kia được thay thế bằng sự sản xuất và tiêu dùng mang tính quốc tế. Tuy nhiên, cho đến trước Thế chiến thứ 2, hình thức quốc tế hóa chủ yếu vẫn là phân công áp đặt trực tiếp, tức là các nước phát triển áp dụng chiến tranh xâm lược và bạo lực để thống trị các nước lạc hậu, bóc lột, vơ vét tài nguyên và tiêu thụ hàng hoá. Trong đó, mỗi nước đế quốc có một hệ thống thuộc địa riêng, phân công lao động và quốc tế hoá còn mang tính chất cát cứ, làm cho các nước lạc hậu không thoát khỏi tình trạng khó khăn trì trệ.
Từ sau Thế chiến 2, do tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kỹ thuật, lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hết sức nhanh chóng. Thêm vào đó là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, làm cho hệ thống phân công lao động quốc tế theo lối áp đặt trực tiếp phải sụp đổ và thay thế bằng hệ thống phân công mới gọi là toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phát triển mới của phân công lao động và hợp tác sản xuất vượt ra khỏi biên giới một quốc gia vươn tới qui mô toàn thế giới, đạt trình độ chất lượng mới.
Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hoá sản xuất, của tốc độ phát triển nhanh của lực lượng sản xuất, bắt nguồn từ sự thúc đẩy của khoa học, kỹ
thuật và công nghệ hiện đại, nó là kết quả tất yếu của sự phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng phân công lao động quốc tế, sự mở rộng hơn nữa trong không gian và thời gian các mối quan hệ giao lưu phổ biến của loài người và sự hiện diện nóng bỏng của những vấn đề toàn cầu cấp bách. Nói cách khác, nó là kết quả của các quá trình tích luỹ về số lượng đã tạo ra một khối lượng tới hạn để số lượng biến thành chất mới; xu hướng quốc tế hóa, khu vực hoá đã chuyển thành xu hướng toàn cầu hoá trong thời đại ngày nay. Nó là một trong những xu thế lịch sử tất yếu do quy luật phát triển của lực lượng sản xuất chi phối.
Và trong đó đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thế, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú. Tham gia toàn cầu hoá kinh tế, các quốc gia vẫn hoàn toàn độc lập về chính trị, xã hội, vẫn là các chủ thế tự quyết định ý thức hệ, vận mệnh và con đường phát triển của mình. Toàn cầu hoá kinh tế làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau về vốn, kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu và thị trường. Đến nay toàn cầu hoá kinh tế đã cuốn hút nhiều quốc gia ở khắp các châu lục, đã có 27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu ra đời và hoạt động. Đây là sự phát triển mới chưa từng có. Lịch sử đã chứng tỏ không một quốc gia nào, dù lớn và giàu đến đâu, cũng không thể sản xuất được tất cả các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta không quên 100 năm về trước Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế để rồi phải chịu sự thụt lùi về mọi mặt. Thành tựu có được như ngày nay là nhờ vào mở cửa kinh tế.Như vậy rõ ràng xu thế này là xu thế phát triển tất yếu của thời đại không thể khác được. Chỉ có những quốc gia nào nắm bắt nhịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức mới đứng vững và phát triển. Cự tuyệt hay khước từ toàn cầu hoá kinh tế tức là tự gạt mình ra ngoài lề của sự phát triển.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan của các nước trong giai đoạn hiện nay
Đề 10:
Câu 1: phân tích ưu, nhược điểm của chiến lược đa nội địa? Ví dụ minh họa và cho biết vì sao hãng lại lựa chọn chiến lược này?
BL:Chiến lược đa thị trường nội địa
Là chiến lược hướng đến việc tối đa hóa đáp ứng nhu cầu địa phương. Đặc điểm của công ty thực hiện chiến lược đa thị trường nội địa là họ tùy biến sản phẩm và chiến lược marketing để phù hợp với yêu cầu địa phương. Xảy ra đồng thời với xu hướng toàn cầu hóa, chiến lược đa thị trường nội địa có một xu hướng trái ngược lại khuyến khích các công ty thích ứng các hoạt động trãi rộng khắp trên thế giới với những đặc điểm và điều kiện cụ thể.
Ưu điểm
Ưu điểm chủ yếu của chiến lược đa nội địa là đáp ứng được yêu cầu địa phương. Chiến lược này cho phép các công ty nghiên cứu kỹ sở thích của người tiêu dùng ở thị trường các quốc gia khác nhau, đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả các sở thích mới của người tiêu dùng. Kết quả mà các công ty mong đợi khi đưa ra những sản phẩm mới là người tiêu dùng sẽ nhận biết được giá trị cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, cho phép công ty theo chiến lược đa nội địa được định giá cao hơn và giành được thị phần lớn hơn. Chiến lược đa nội địa hợp lý khi có sức ép cao về phản ứng địa phương và sức ép thấp về giảm chi phí.
Nhược điểm
Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược đa nội địa là không cho phép các công ty khai thác lợi ích kinh tế của qui mô trong việc phát triển, sản xuất hay marketing sản phẩm. Như vậy, thông thường một chiến lược đa nội địa làm tăng chi phí cho các công ty quốc tế và buộc các công ty này phải định giá bán cao hơn để thu hồi những chi phí đó. Do đó, chiến lược đa nội địa thường không thích hợp với các ngành mà công cụ cạnh tranh bằng giá cả. quyết định thực hiện chiến lược này, định hướng chủ yếu của các công ty là đáp ứng các điều kiện môi trường của từng quốc gia thị trường, vì vậy công ty khó có thể xây dựng tốt và rõ ràng các khả năng và các năng lực tiềm tàng xuyên suốt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế hay toàn cầu và các công ty địa phương của các công ty chủ nhà.
Điều kiện áp dụng
- Sự khác biệt về văn hóa và xã hội đòi hỏi phải có những thay đổi trong chiến thuật. Các chính quyền của các nước trên thế giới cũng thường đòi hỏi rằng các hành động của các công ty là phải phù hợp với lợi ích của nước sở tại.
- Khi công nghiệp hóa phát triển, các nhà cạnh tranh nội địa tranh giành trong việc phục vụ từng phân khúc thị trường nhỏ, điều này ép công ty phải thích ứng với nó. Với một nhà cung ứng địa phương có khả năng tạo ra sản phẩm đơn chiếc phù hợp với nhu cầu cụ thể,
khách hàng sẽ không còn bị ép buộc phải chấp nhận các sản phẩm được thiết kế cho quốc gia khác. Việc phân phối và bán hàng là hai yếu tố cần được thích nghi với mỗi nước. Mặc dù tên nhãn và việc quảng cáo có thể giống nhau ở các nước nhưng sự phân phối và tổ chức bán hàng không thể tiêu chuẩn hóa được vì việc tiết kiệm do quy mô thì chẳng bao nhiêu mà để cho thích hợp thì có nhiều vấn đề.
- Khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa bởi vì những khác biệt giữa các quốc gia và bởi vì tiềm năng có do tiết kiệm quy mô là rất ít. Ngay việc dùng một cái tên chung cũng có nhiều bất tiện vì sự liên kết về ngôn ngữ mỗi nơi mỗi khác. Ví dụ xe tải của Ford hiện là Fiera lại có nghĩa là “bà già xấu xí” ở những nước nói tiếng Tây Ban Nha. Một nhãn hiệu mang tính địa phương có thể kích thích sự tự hào, có thể kết nối với những truyền thông hay đặc điểm của địa phương. Còn một tên nhãn mang tính toàn cầu có thể có ý nghĩa xấu ở một số địa phương hoặc có thể liên kết vào chính trị của một nước và do đó cũng thăng trầm theo những biến cố quốc tế.
Ví dụ: Chiến lược đa thị trường nội địa của Coca-cola và Matshushita
-Khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Coca – cola đã mở rộng hệ thống giao hàng tận nhà, điều mà các thị trường khác không có, và nó trở thành một lợi thế rất lớn dẫn đến vai trò thống trị của Coca – cola ở thị trường nước ngọt Nhật Bản.
- Một chuyên viên tiếp thị của Matsushita về lò viba đã nhận xét như sau: “ dân Anh thích mặt trên của miếng thịt phải giòn cho nên phải thêm một chi tiết làm cho nhiệt độ thật cao trong lò của họ. Dân Đức muốn khoai tây phải thật chín còn dân Anh chỉ thích nhai nghe giòn, do đó phải thiết kế các nút kiểm soát khác nhau”.
“Khách hàng là chủ” - P&G áp dụng chiến lược đa nội địa
Hiểu ra văn hóa kinh doanh ở mỗi quốc gia đều khác nhau, P&G thực hiện chiến lược đa nội địa. Chiến lược đa nội địa đã ảnh hưởng đến hoạt động của công ty như sau:
-Định hướng của công ty con: sẽ do chính chi nhánh đó quyết định, miễn saođịnh hướng này đáp ứng tối đa những nhu cầu đặc thù của địa phương và phù hợp với định hướng chung của P&G.
-Hình ảnh của công ty con: Các chi nhánh khác nhau xây dựng hình ảnh cóthể khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được thương hiệu của P&G, tất cả vìsự phát triển chung của công ty. Cũng trong giai đoạn này, khái niệm “một P&G vì lợi ích của người tiêu dùng” dần hình thành. Nếu trước đây mỗi cá nhân trong P&G không định hình được hình ảnh của công ty thì nay họ đã tự hào hơn về một P&G đang hằng ngày hoạt động vì những lợi ích nhiều khi rất giản đơn, dù đó chỉ là giặt quần áo sạch hơn 5 phút hay tháo tã cho em bé nhanh hơn 10 giây. -Cơ cấu tổ chức của công ty con: Bám sát vào đặc thù của sản phẩm và địa phương mà linh hoạt thay đổi sao cho cơ cấu không phải “cái áo” bó buộc các chi nhánh mà trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho sự phát triển của các công ty con.
-Kế hoạch sản xuất: Chủ yếu sẽ do chính nhà máy của P&G tại địa phươngđó trực tiếp sản xuất hay đặt hàng một nhà máy khác cũng của P&G nhưng ở một quốc gia khác. Dù ở hình thức nào thì thành phẩm phải đảm bảo phùhợp với thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường đó.
-Kế hoạch kinh doanh, định giá sản phẩm, chiến lược Marketing, bánhàng, chiêu thị,… cũng sẽ do những chi nhánh của P&G lập ra và thực hiện nhằm bám sát thực tế địa phương mình.
Sự thay đổi chiến lược này đã đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho P&G,nguyên nhân vì: