Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động:

Một phần của tài liệu Khái quát tình hình Sản xuất – Kinh Doanh của Doanh Nghiệp.DOC (Trang 26 - 30)

Với tất cả các căn cứ và vấnĐể thực hiện được các chiến lược về đào tạo và phát triển nhân lực thì trước tiên cần xác định được nhu cầu đào tạo thì mới có thể xây dựng được kế hoạch đào tạo và đào tạo đúng yêu cầu cần thiết của công việc. Để xác định nhu cầu đào tạo đúng thì phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, đó là chiến lược phát triển lâu dài với sản phẩm đa dạng và phù hợp nhu cầu của thị trường, đội ngũ công nhân viên phải biết xử lý tình huống trong mọi hoàn cảnh để đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy, phải xác định được lượng công nhân viên cần đào tạo để biết xử lý tốt tình huống khi có sự thay đổi. Yêu cầu đặt ra đối với đào tạo, phát triển là công nhân viên cần biết được các kế hoạch này và kỹ năng thực hiện yêu cầu công việc trong kế hoạch, xử lý tình huống khi có sự thay đổi.

Căn cứ vào tình hình nhân lực của Công ty: Tổng số lao động năm 2008 của Công ty là 127 người, trong đó lao động gián tiếp là 30, còn lại lao động trực tiếp . Nhưng do Công ty có kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh lân cận nên cần một lực lượng lao động nhiều hơn, vì vậy phải tuyển thêm lao động trực tiếp và có kế hoạch đào tạo để đáp ứng được lượng công việc phải làm.

Căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của các phòng ban: Để đạt được mục tiêu đề ra của Công ty, các cán bộ chức năng phải là người có chuyên môn và kỹ năng về quản lý, nhạy bén trước sự thay đổi của công việc. Vì vậy, Công ty không ngừng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý để họ có kỹ năng làm việc giỏi hơn. Việc xác định nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý dựa vào tiêu chuẩn định biên và chức danh từng công việc cụ thể của từng phòng và kết quả hoạt động của từng phòng ban trong thời gian qua, từ đó các bộ phận sẽ xác định được lượng cán bộ cần đào tạo trong đợt tới.

Căn cứ vào ý kiến khách hàng, năng suất lao động, tìm hiểu rõ công nhân viên chưa đạt yêu cầu công việc, từ đó tiến hành lập danh sách đào tạo chính xác.

Chính sách hiện hành của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động:

Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra thì Công ty nên chú ý quan tâm đến lợi ích của họ, vì có như vậy họ mới yên tâm làm việc hết khả năng và cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Những thành quả mà Công ty đạt được ngoài việc cán bộ biết cách sắp sếp và tổ chức công việc thì công sức trực tiếp là do người lao động mà ra. Vì vậy, họ xứng đáng để được quan tâm hơn thế nữa và xứng đáng để được trả công tương xứng với thành quả lao động mà họ tạo ra. Ngoài những khoản tiền công, tiền lương nhận được, Công ty nên có cả các chính sách về chế độ tiền thưởng và phụ cấp như: Thưởng khi họ hoàn thành xuất sắc vượt mức kế hoạch, thưởng khi ký được các hợp đồng lớn, trợ cấp khi họ bị ốm đau, thai sản, … để khuyến khích người lao động về mặt tinh thần, đảm bảo công bằng trong Công ty sẽ tạo được lòng tin của họ với Công ty.

Để thu hút nhân tài trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày nay thì Công ty nên tăng mức lương cho người lao động phù hợp với lợi ích mà Công ty đạt được và phù hợp với công sức mà người lao động đóng góp chứ không nên áp dụng cứng nhắc mức lương hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra, Công ty nên có chế độ thưởng phạt công bằng để tạo động lực làm việc cho người lao động và tạo ý thức, kỷ luật lao động hơn cho họ trong công việc.

Đối với các công nhân viên trực tiếp sản xuất thì việc trả lương theo sản phẩm là tốt vì như vậy họ sẽ cố gắng hoàn thành vượt mức nhưng như vậy cũng có bất lợi cho Công ty và cho cả người lao động: họ cứ chạy theo sản phẩm mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm thì gây nên thiệt hại lớn cho Công ty; hay trong tháng đó mà ký được ít hợp đồng bán than hay lượng than cục nhập vào Công ty ít thì người lao động sẽ bị thiệt. Do vậy, nên tuỳ theo kết quả của sản xuất kinh doanh mà trả cho người lao động mức lương xứng đáng.

Đối với các phòng ban thì việc tính lương này lại phải chú ý kết hợp cả việc trả lương theo thời gian và việc sẽ bị phạt khi không hoàn thành tốt ý thức lao động cũng như nội quy của Công ty, của phòng ban.

Bên cạnh đó, Công ty cũng nên khuyến khích họ bằng việc sẽ tăng lương theo thâm niên làm việc. Với các cá nhân, hay tập thể đạt thành tích tốt có thể được khuyến khích thêm bằng cách tăng thưởng và kỷ luật đối với những người vi phạm và chống đối lại lợi ích của Công ty. Cách làm này vừa khuyến khích, vừa cảnh báo để người lao động có ý thức trách nhiệm hơn đối với công việc, lại tạo được công bằng trong thu nhập cho công nhân viên.

Tạo điều kiện để cho công nhân viên có thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và hiệu quả hơn. Hiện nay, thời gian làm việc của Công ty là không hợp lý vì công nhân viên làm việc quá nhiều trong 1 ca làm việc. Như vậy sẽ không đảm bảo sức khoẻ cho họ, nếu muốn tăng ca thì phải quy định rõ mức tiền cho một giờ tăng ca và có chế độ ăn hợp lý trong thời gian tăng ca nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động giữa các ca làm việc và với mức thù lao xứng đáng.

Công ty nên đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hộ lao động đầy đủ cho người lao động vì nó sẽ bảo đảm an toàn cho người lao động khi tham gia làm việc. Như vậy họ sẽ có cảm giác an toàn hơn khi làm việc. Ngoài ra, Công ty nên tổ chức cho họ những đợt thăm quan, nghỉ mát tối thiểu mỗi năm 1 lần để họ thay đổi không khí và thư giãn.

Có chính sách khuyến khích những người đi đào tạo nâng cao để họ phấn khởi và chú tâm học hơn vì lợi ích của bản thân và của Công ty.

Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật trong một phòng làm việc như: máy vi tính, điện chiếu sáng, bộ phận làm mát, tủ tập thể lưu trữ thông tin và tủ cá nhân, … để họ thấy dễ chịu mỗi khi làm việc vì bên cạnh có những điều kiện cần thiết để họ có thể hoàn thành công việc.

Nền văn hoá trong Công ty cũng là một nhân tố quan trọng để thấy được tính tập thể trong Công ty, nó chi phối hành vi cư xử của công nhân viên. Bầu không khí văn hoá trong Công ty cũng góp phần quyết định việc tăng năng suất làm việc và từ đó có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Do vây, Công ty nên chú ý tạo được bầu không khí cởi mở, mội người tôn trọng và hợp tác với nhau tạo nên một thể thống nhất. Văn hoá trong Công ty là bộ mặt của Công ty trong việc cạnh tranh trên thị trường để lôi kéo các khách hàng. Vì vây, Công ty nên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ cùng hợp tác, phát triển từ trên xuống dưới, đặc biệt là giữa các phòng ban, việc cạnh tranh về thành tích là vấn đề riêng của từng phòng nhưng cũng phải có sự liên kết giữa các phòng ban vì lợi ích chung của Công ty.

Một điều cần thiết và quan trọng là người lãnh đạo thấy được những mong muốn và nhu cầu của nhân viên của mình để từ đó đáp ứng cho họ cả về vật chất và tinh thần để họ yên tâm phấn khởi hoàn thành công việc và lao động sáng tạo hơn.

Trong phương pháp quản trị, nhà quản trị phải vừa mềm mỏng và cứng rắn trong từng hoàn cảnh, không chỉ quản trị bằng những lời nói mà còn cả hành động để làm gương cho họ, luôn nhận xét khách quan và có sự công bằng với tất cả mội người để ai cũng cảm thấy mình được tôn trọng.

Bất kỳ vì mục tiêu gì thì Công ty cũng phải bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Công ty và người lao động. Làm tốt được công việc này cũng có nghĩa là một phần đóng góp vào hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vừa thúc đẩy được sự phát triển của Công ty, vừa tạo động lực phát triển toàn diện con người.

C. Vốn :

Một phần của tài liệu Khái quát tình hình Sản xuất – Kinh Doanh của Doanh Nghiệp.DOC (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w