Các kết quả cụ thể về hoạt động xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ của TCT rau quả Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của việt nam (Trang 60 - 66)

- Vốn lưu động

4. Thực trạng xuất khẩu rau quả của TCT rau quảViệt Nam vào thị trường Mỹ

4.3 Các kết quả cụ thể về hoạt động xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ của TCT rau quả Việt Nam.

Xâm nhập được vào thị trường Mỹ là một trong những bước đột phá của TCT rau quả Việt Nam. Có thể nói, giai đoạn 1998 –2001 là giai đoạn đầy thăng trầm của TCT trong lĩnh vực xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là hoạt

động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Sau đây ta sẽ đi phân tích một số kết quả nổi bật về hoạt động xuất khẩu của TCT sang thị trường Mỹ.

Trước hết là về tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1997 –2001. Trong giai đoạn này, khi mà nền kinh tế đang vấp phải những bước rất khó khăn; Việt Nam lại năm trong khu vực khủng hoảng tiền tệ năm 1997 nên hoạt động của TCT nói chung cũng rất khó khăn. Thị trường qua các năm hầu như không tăng, kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định và thị trường mới là Mỹ cũng vậy. Ta quan sát bảng số liệu sau về kim ngạch xuất khẩu của TCT sang thị trường Mỹ STT Năm Giá trị So sánh 1 1997 2.369.748 2 1998 1.476.301 62,3 % 3 1999 2.288.201,5 154,99 % 4 2000 2.454.125 107,25 % 5 2001 1.875.906 76,43 % 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 1997 1998 1999 2000 2001 n¨m G t (U S D )

Mặc dù là nước có sản lượng rau quả lớn trên thế giới nhưng hàng năm Mỹ vẫn nhập khẩu hàng tỷ USD các mặt hàng này từ các nước khác trong đó có Việt Nam. Từ khi bỏ cấm vận với Việt Nam, lương xuất khẩu rau quả của Việt

Nam sang thị trường Mỹ chiếm khoảng 0,056% năm 1998; năm 1999 là 0,071%; năm 2000 là 0,061% và năm 2001 là 0,058%. Như vậy ta thấy tỷ trọng rau quả xuất khẩu cảu Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ chiếm 1 phần rất khiêm tốn. Điều này cũng là một điều dễ hiểu đối với Việt Nam bởi vì Mỹ tuy là thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng hàng hoá của Việt Nam mới được biết trên thị trường Mỹ; các sản phẩm cảu Việt Nam chưa đủ đa dạng, phong phú để thoả mãn được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng Mỹ.

Về kim ngạch xuất khẩu các năm trên bảng số liệu trên ta thấy có sự tăng giảm bất thường. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu là 2.369.748 USD nhưng đến năm 1998 lại giảm 62,3% còn 1.476.301 USD. Các năm 1999 và 2000 đều có sự tăng lên hết sức đáng kể và tưởng chừng dến năm 2001, khi mà Hiệp định thương mại được ký kết thì kim ngạch sẽ tăng lên nhưng điều này không xảy ra. Năm 2001, kim ngạch chỉ đạt 1.875.906 USD, chỉ bằng 76,43% năm 2000 (2.454.125 USD năm 2000). Sự biến động của kim ngạch xuất khẩu này có nhiều nguyên nhân:

Các năm 1997, 1998 và 1999 do Việt Nam chưa ký được Hiệp định thương mại với phía Mỹ nên việc cạnh tranh với hàng hoá các nước cùng trong mặt hàng rau quả là rất khó khăn.

Do giá bán các mặt hàng rau quả của Việt Nam qúa cao so với sản phẩm cùng loại của các nước khác nên không được phí Mỹ chấp nhận.

Việc xuất khẩu sng Mỹ chỉ dừng lại ở mức bán sản phẩm cho các nhà nhập khẩu phí Mỹ chứ chưa có hệ thống phân phối của mình tại Mỹ.

Sang năm 2001, khi mà hiệp định thương mại có hiệu lực, song việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp nhiều khó khăn và theo như các nhà phân tích thì việc xảy ra tình trạng này là do giá sản phẩm vẫn cao.

Thứ hai ta nghiên cứu về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Có thể nói, các sản phẩm của TCT tương đối đa dạng với nhiều loại sản phẩm và mẫu mã khác nhau, ta có thể chia thành các nhóm chính sau:

- Rau quả hộp: dứa khoanh, dứa rẻ quạt, dứa miếng nhỏ, nước dứa được đóng trong nước đường, chôm chôm, thanh long, nấm hộp, dưa chuột...

- Rau quả đông lạnh: dứa, xoài, chôm chôm, đậu, nướ dừa - Rau quả sấy khô - muối: chuối, xoài, long nhãn, vải khô... - Các loại gia vị và các sản phẩm khác

STT Nhóm hàng 1998 1999 2000 2001

1 Rau quả tươi 2,6 % 4 % 8 % 8,4 %

2 Rau quả hộp 28 % 27 % 25 % 26,5 %

3 Rau quả đông lạnh 0 3 % 9 % 14 %

4 rau quả sấy – muối 10,6 % 6 % 7 % 7,4 %

5 Các loại khác 58,8 % 60 % 51 % 43,7 %

Biểu cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của TCT các năm

Nhìn bảng số liệu ta thấy cơ cấu các loại sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ có sự biến động qua các năm. Trong khi các loại rau quả tươi và rau quả đông lạnh có sự tăng lên (cụ thể là rau quả tươi năm 1998 chiếm 2,6% nhưng đến năm 2001 đã chiếm tới 8,4%; rau quả đông lạnh từ con số 0% năm 1998 đã tăng lên và chiếm tới 14% vào năm 2001) thì rau quả hộp và rau quả sấy muối có xu hướng giảm xuống, đặc biệt lad rau quả hộp, 1 loại sản phẩm được coi là nòng cốt, chủ lực của TCT trong các năm qua. Sự biến động này phản ánh sự cố gắng của TCT trong việc tìm kiếm 1 cơ cấu sản phẩm hợp lý, phù hợp với đòi hỏi về xu hướng biến động của thị trường Mỹ từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.

Điều quan tâm tiếp theo khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ là vấn đề giá cả. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ, TCT chọn việc định giá tổng hợp trên cơ sở chi phí sản xuất nhu cầu thị trường, sự cảm nhận của khách hàng về sản phẩm và giá của các đối thủ cạnh tranh. Diễn biến theo quy luật thị trường, giá cả xuất

khẩu các mặt hàng rau quả sang Mỹ có những biến động và được thể hiện dưới biểu sau đây

Giá FOB bình quân một số sản phẩm xuất khẩu của TCT

Stt Tên sản phẩm Trọng lượng Số hộp /carton Số carton/ can (20 feat)

Giá FOBHP(USD/tấn) 98 99 2000 2001 1 Dứa miếng nhỏ 800 24 1300 8,46 7,24 6,64 6,13 2 Dứa khoanh 800 24 1300 10,57 9,74 8,57 8,21 3 Nước dứa 830 24 900 7,85 7,40 5,60 5,26 4 Ngô rau 450 24 1650 9,88 8,74 7,12 7,01 5 Nước quả 250 24 3200 6,42 6,48 4,27 4,05

Qua các số liệu đưa ra chúng ta thấy rằng hầu hết giá của các laọi sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ đều có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là vào các năm 1999 và 200, các nước trong khu vực sản xuất các sản phẩm này được mùa lớn nên giá xuất khẩu cảu họ giảm xuống. Mặt khác bước sang năm 2000 TCT thực sự đi vào cạnh tranh và chấp nhận giá cạnh tranh sau một thời gian dài thăm dò thị trường Mỹ. Đây là một giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với TCT trên con đường khai thác tiềm năng thị trường Mỹ.

Nhận xét chung

Trong các hợp đồng xk của TCT rau quả Việt Nam ra thị trường nước ngoài thì xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm một vị trí quan trọng. Tuy xét về lợi nhuận và kim ngạch xuất khẩu có thể chưa đáng kể nhưng xét về cơ hội làm ăn là rất lâu dài, và như vậy TCT thực sự đã đạt được 1 số thành công nhất định. Trong khi nhiều doanh nghiệp còn chưa ám nghĩ tới thị trường Mỹ để xuất khẩu sang đó thì từ năm 1995, TCT đã nghiên cứu thị trường tranh thủ các nguồn thông tin, giới thiệu mặt hàng và tìm được bạn hàng khá ổn định trong 7 năm liền góp phần giúp ngành rau quả nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung có những khởi sắc trong những năm qua, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn công nhân ở các xí nghiệp chế biến và hàng vạn lao động ở các nông

trường. Mối quan hệ giữa sản xuất chế biến, xuất khẩu và thị trường nếu được giải quyết tốt sẽ đem lại lợi ích kinh tế và xã hội hoàn hảo. Vấn đề đặt ra cho TCT hiện nay là làm như thế nào để phối hợp các mối quan hệ này trong vai trò người làm chủ, tận dụng và tạo dựng hoàn cảnh để phát triển.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của việt nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)