Về tổng kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của việt nam (Trang 50 - 51)

- Vốn lưu động

2.3.1Về tổng kim ngạch xuất khẩu

2. Hoạt động kinh doanh của TCT rau quảViệt Nam những năm gần đây.

2.3.1Về tổng kim ngạch xuất khẩu

Hoạt động của TCT rau quả Việt Nam chủ yếu là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu do đó các kết quả kinh doanh thì chỉ tiêu xuất khẩu và nhập khẩu luôn là trọng tâm nhất Đơn vị: USD Thời kỳ Tổng KNXNK Xuất khẩu Tỷ lệ (%) 1988-1996 364.683.655 263.715.411 72,31 1997 38.065.725 22.924.201 60,22 1998 40.456.522 21.058.647 52,05 1999 390128.659 20.392.458 52,12 2000 43.041.525 22.431.704 52,12 2001 60.478.174 25.176.378 41,62 Tổng 585.854.800 375.698.799 64,128

(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác hoạt động kinh doanh các năm của TCT TQ Việt Nam) Bảng trên cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm dần qua các năm từ 1988 --> 2001. Trong 9 năm đầu (1988-1996) tỷ lệ này là 72,31% nhưng đến năm 2001 thì tỷ lệ này chỉ còn chiếm 41,62%. Sở dĩ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giảm là do:

Thứ nhất, hoạt động XNK của TCT vẫn còn chưa thoát khỏi khó khăn của các năm trước và chưa ổn định. Thêm vào đó, tình hình cạch tranh trên thị trường thế giới ngày càng diễn biến phức tạp. Mặt khác hiện nay không chỉ có riêng TCT kinh doanh mặt hàng này mà còn có nhiều công ty khác nữa.

Thứ hai, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng do các nguyên nhân sau:

- Thời kỳ 1988-1996, vật tư nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô nhằm phục vụ chương trình hợp tác rau quả giữa chính phủ 2 nước Việt Nam và Liên Xô nên tỷ trọng nhập khẩu thấp, chỉ chiếm 27,69%.

- Đến năm 1997 thì tỷ trọng này tăng lên 39,78%. Lúc này nền kinh tế đã chính thức chuyển sang guồng máy kinh tế thị trường, việc nhập khẩu không còn theo kế hoạch nữa. Các vật tư hàng hoá nhập khẩu vừa được sử dụng để phục vụ cho sx, vừa phục vụ cho kinh doanh.

- Năm 1998-2000, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu gân fnhư cân bằng nhau. Điều này cho thấy rằng hoạt động kinh doanh XNK của TCT không bị rơi vào tình trạng nhập siêu mà đó chính là sự tiến bộ về cải tiến hoạt động sản xuất - kinh doanh cảu TCT: mua các máy móc thiết bị hiện đại, giống cây trồng mới cho năng suất chất lượng cao ...

- Đến năm 2001, tỷ trọng này vẫn có xu hướng giảm xuống với tỷ lệ nhập khẩu đạt 58,38% do TCT đã mở thêm 1 loạt các nông trường và các nhà máy chế biến rau quả tiên tiến hiện đại, do đó việc nhập các thiết bị là yêu cầu tất yếu.

Nguyên nhân thứ ba làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm là do sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô. vì các thị trường Đông Âu và Liên Xô là những thị trường tiêu thụ lớn, ở gần nhưng mất ổn định. Trong khi đó những thị trường ở xa muốn mua nhiều nhưng công nghệ bảo quản cũng như các điều kiện khác của TCT chưa đáp ứng được nhu cầu đó. Do đó để mát nhiều hợp đồng từ các thị trường này.

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của việt nam (Trang 50 - 51)