0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM (Trang 58 -60 )

- Vốn lưu động

4. Thực trạng xuất khẩu rau quả của TCT rau quảViệt Nam vào thị trường Mỹ

4.2 Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ

Thực hiện một hợp đồng xuất khẩu phải qua các bước sau: - Chuẩn bị giao dịch

- Đàm phán ký kết hợp đồng - Thực hiện hợp đồng

Công việc chuẩn bị giao dịch bao gồm việc nghiên cứu và lập phương án kinh doanh. Sau khi đánh giá được khả năng đạt hiệu quả, phòng kinh doanh thực hiện bước tiếp theo là đàm phán ký kết hợp đồng.

Giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng được coi là khâu quan trọng quyết định việc hợp đồng có được ký kết hay không. Trong giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng bằng thư tín thương mại và trình tự như sau:

* Chào hàng

- Chào hàng tự do: không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng, chủ yếu là để quảng cáo, thăm dò thị trường, duy trì bạn hàng ... Hình thức này được TCT sử dụng trong thời gian đầu chưa có bạn hàng. Sau này khi đã có bạn hàng thường xuyên, TCT sử dụng đơn chào hàng cố định.

- Chào hàng cố định; là chào hàng ràng buộc trách nhiệm của người phát đơn chào hàng.

* Chấp nhận chào hàng: là thể hiện ý muốn ký kết hợp đồng của người được

chào với người chào. Trong trường hợp phía bạn chấp nhận có sử đổi một số điểm, TCT phải thông báo cho phía bạn là chấp nhận sửa đổi đó.

Khi ký kết hợp đồng cần lưu ý những điểm sau:

- Đối tượng hợp đồng: phải ghi rõ tên hàng với số lượng, chất lượng và bao bì ra sao.

- Giá cả, điều kiện thanh toán

Giá cả: Ghi rõ đơn giá, tổng giá trị, đồng tiền tính giá và đông ftiền thanh toán

Điều kiện thanh toán; TCT thường chọn điều kiện thanh toán tín dụng chứng từ nhưng riêng hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ, bạn hàng thương lo ngại phương thức này vì phức tạp, tốn kém và ưa hình thức nên dễ có tranh chấp nên họ thường yêu cầu pá dụng phương thức chuyển tiền. So với L/C tuy phương thức này nhanh hơn nhưng không đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu.

- Giao hàng: ghi rõ thời hạn giao hàng và điều kiện giao... Giai đoạn thực hiện hợp đồng xuất khẩu

- Chuẩn bị hàng để xuất khẩu: TCT là đầu mối cuối cùng tập trung hàng từ các xí nghiệp chế biến vì vậy phải kiểm tra hàng kỹ để làm các thao tác tiếp theo ví dụ: kiểm tra độ an toàn cảu kiện, độ an toàn của các thanh gỗ, các nút đinh, kẻ ký mã hiệu, lập phiếu đóng gói theo mẫu riêng của TCT ...

- Kiểm nghiệm, kiểm dịch xin giấy chứng nhận vệ sinh; trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá về phảm chất, ssó lượng, trong lượng, bao bì. Việc kiểm dịch vệ sinh là một khâu bắt buộc tiến hành nagy tại đơn vị sản xuất hay nơi thu mua: nông trường, trạm, cửa khẩu ... ở Việt Nam, TCT xin giấy chứng nhận vệ sinh ở Bộ Y tế, các giấy tờ này chỉ có giá trị 7 ngày nếu hàng không xuất khẩu được.

- Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm.

Trước kia, do điều kiện bảo hiểm và vận tải trong nước kém phát triển nên TCT chủ yếu bán hàng theo điều kiện FOB do đó không chịu trách nhiệm thuê tàu và mua bảo hiểm. Hiện nay, do điều kiện thay đổi, TCTC đã bán hàng được theo điều kiện CIF

Công ty bảo hiểm thường xuyên cảu TCT là Bảo Việt. Do xuất khẩu sang Mỹ được giao thành nhiều chuyến hàng nhỏ hàng năm nên TCT thường chọn mua bảo hiểm cho cả năm. khi giao hàng xong chỉ cần gửi đến Bảo Việt 1 văn bản gọi là giấy báo băt đầu vận chuyển.

Hãng tàu thường xuyên của TCT là Vietran. Do có mối quan hệ lâu dài nên thủ tục thuê tàu diễn ra đơngiản, thuận tiện.

- Làm thủ tục hải quan, được thực hiện theo 3 bước

Khai báo hải quan: phải kê khai chính xác, chuẩn bị một số giấy tờ như hoá đơn, phiếu đóng gói, giấy phép kinh doanh XNK, bảng kê chi tiết...

Kiểm tra hàng hoá: TCT có bộ phận sắp xếp sẵn hàng hoá theo trật tự để thuận tiện việc kiểm tra và chịu chi phí nhân công về mở và đóng các kiện hàng.

Thực hiện quyết định của hải quan – theo quyết định của hải quan hàng hoá sẽ được phép thông quan.

- Giao hàng: TCT có thể giao hàng trực tiếp lên tàu hoặc thông qua VIETRANS. Một số mặt hàng xuất khẩu bằng container thì TCT có trách nhiệm thuê container, đóng gói vào container và lập bản kê khai hàng trong container. Trong trường hợp không dủ 1 container, TCT phải lập “bản đăng ký hàng chuyên chở”, sau khi được chấp nhận TCT mới giao hàng đến bãi container cho người vận tải.

- Thanh toán và giải quyết khiếu nại: Sau khi giao hàng, TCT lập bộ chứng từ thanh toán gồm hoá đơn, vận đơn, các loại giấy chứng nhận, đơn bảo hiểm và một số chứng từ khác. Cho đến nay, chưa có một hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ gặp phải trường hợp khiếu nại.

Trên đây là toàn bộ quy trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ nói chung. Tuỳ từng mặt hàng cụ thể mad ta có các phát sinh đòi hỏi TCT phải nắm bắt linh hoạt kịp thời để có các biện pháp đối phó.

4.3 Các kết quả cụ thể về hoạt động xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ của TCT rau quả Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM (Trang 58 -60 )

×