II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG.
3. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo đảm.
hình thức bảo đảm.
Một trong những nguyên tắc của tín dụng đó là vốn vay phải được bảo đảm. Bất kỳ một tổ chức tín dụng nào khi cho vay cũng mong muốn thu hồi lại khoản vay đó khi đến hạn bởi vì có như thế nó mới có thể bảo toàn và phát
Nẵng qui định: để được vay thì khách hàng phải thế chấp tài sản hoặc phải có người thứ ba đứng ra bảo lãnh khi không có tài sản (gọi là bảo đảm bằng tín chấp).
Bảng 5: Tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo đảm.
ĐVT: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu SốNăm 2001 Năm 2002 Chênh lệch tiền TT(%) tiềnSố TT(%) tiềnSố TĐ(%)
1. Doanh sốcho vay 13725 100 15918 100 9117 7,64 cho vay 13725 100 15918 100 9117 7,64 Đảm bảo bằng tín chấp Bảo đảm bằng tài sản 8455 5270 61,638,4 94396479 59,340,7 1209984 11,6422,94 2. Doanh số thu nợ 8020 100 11997 100 3977 49,59 Đảm bảo bằng tín chấp Bảo đảm bằng tài sản 5317 2703 66,333,7 74144583 61,838,2 20971880 39,4469,55 3. Dư nợ bình quân 6725 100 9063 100 2338 37,77 Đảm bảo bằng tín chấp Bảo đảm bằng tài sản 4109 2616 61,138,9 63172746 69,730,3 2208130 53,704,97 4. NQH bình quân 93 100 34 100 -59 63,44- Đảm bảo bằng tín chấp Bảo đảm bằng tài sản 59 34 63,536,5 2410 67,730,3 -35-24 -64,81-70,59
Với số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay theo cả hai hình thức bảo đảm đều tăng trong năm 2002, doanh số cho vay đối với hình thức đảm bảo bằng tín chấp tăng từ 8455 triệu đồng (năm 2001) lên 9439 triệu đồng (năm 2002) với tốc độ tăng là 11,64% tương ứng 984 triệu đồng; chỉ tiêu này đối với hình thức bảo đảm bằng tài sản thì tăng từ 5270 triệu đồng lên 6479 triệu đồng với tốc độ 22,94%
(1209 triệu đồng). Đạt được kết quả trên là do trong năm ngân hàng đã chú trọng trong việc mở rộng cho vay, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của khách hàng khi họ chưa có khả năng chi trả một lần. Trong năm 2002 tốc độ tăng doanh số cho vay bảo đảm bằng tài sản gấp đôi doanh số cho vay bảo đảm bằng tín chấp, vì trong năm này do thành phố giải toả quy hoạch đô thị nên đã làm tăng nhu cầu về mua nhà, sữa chữa nhà ở. Và cũng chính nguyên nhân này đã làm cho khách hàng có xu hướng vay dịch chuyển từ vay bảo đảm bằng tín chấp (với tỷ trọng doanh số cho vay chiếm 61,6% năm 2001 giảm còn 59,3% năm 2002) sang vay bảo đảm bằng tài sản (tăng từ 38,4 lên 40,7% năm 2002). Các khách hàng vay dưới hình thức bảo đảm bằng tài sản hầu như là các cá nhân có sản xuất kinh doanh và thường họ vay với món tiền lớn, nguồn thu nhập của họ phụ thuộc và kết quả hoạt động kinh doanh; còn đối với các CBCNV đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị thì vay vốn ngân hàng dưới hình thức bảo đảm bằng tín chấp, nguồn thu nhập của họ ổn định hơn. Mặc khác hình thức bảo đảm bằng tín chấp thường được khách hàng chọn để vay hơn là phải thế chấp tài sản của mình do thủ tục đơn giản, gọn nhẹ và đặc biệt là không cần phải thế chấp tài sản của mình; đồng thời ngân hàng còn có quan hệ tốt với một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố nên doanh số cho vay bảo đảm bằng tín chấp luôn chiếm tỷ trọng cao (60%) trong 2 năm.
Cùng với sự gia tăng về doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng theo với tỷ lệ tương ứng chiều hướng tốt. Năm 2002 doanh số thu nợ đối với khách hàng bảo đảm bằng tín chấp đạt 7414 triệu đồng chiếm 61,8% trong tổng doanh số thu nợ VTD, tăng 2097 triệu đồng tương đương 39,44%. Còn đối với khách hàng đảm bảo bằng tài sản đạt 4583 triệu đồng chiếm 38,2%, tăng 1880 triệu đồng tương đương với 69,55% so với năm 2001. Với doanh số phát vay cao trong năm cao nên việc thu nợ đối với bảo đảm bằng tín chấp có doanh số cao, đây là khách hàng có mức thu nhập ổn định nhất nên việc thu nợ cũng thuận lợi hơn cả. Và nhờ vào hiệu quả kinh doanh của cá khách hàng bảo đảm bằng tài sản tăng trưởng khi mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao mức thu nhập, từ đó góp phần tăng khả năng trả nợ ngân hàng . Với tốc độ tăng doanh số thu nợ trên đã biểu hiện sự lành
Song song với hai chỉ tiêu trên , dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân của ngân hàng cũng có nhiều chuyển biến tích cực.
Cùng với việc mở rộng phát vay ở các đối tượng khách hàng, ngân hàng cũng luôn đề ra mục tiêu tăng trưởng dư nợ với phương châm lấy số đông làm lời, đồng thời xác định mục tiêu tăng cường thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn nên trong năm 2002, dư nợ bình quân của các hình thức bảo đảm đều tăng còn nợ quá hạn bình quân thì giảm. Trong đó, dư nợ bình quân theo hình thức bảo đảm bằng tín chấp tăng với tốc độ 53,7% đạt 6317 triệu đồng còn ở hình thức bảo đảm bằng tài sản chỉ tăng 4,97% so với năm 2001 đạt 2746 triệu đồng, nguyên nhân một số hợp đồng vay được tất toán trước hạn cũng như thị phần tín dụng tiêu dùng theo hình thức bảo đảm bằng tín chấp tăng cao. Bên cạnh đó, không những đã hạn chế được nợ quá hạn phát sinh trong năm 2002 mà ngân hàng còn thu hồi được nợ quá hạn cũ; nợ quá hạn theo hình thức bảo đảm bằng tín chấp giảm 64,81% (ứng với 35triệu đồng) và chỉ còn 24 triệu đồng trong năm 2002. Đặc biệt, nợ quá hạn theo hình thức bảo đảm bằng tài sản giảm đáng kể trong năm qua (70,59%). Đây là sự chuyển biến rất có lợi cho ngân hàng, là một dấu hiệu tốt để ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.