Một Số Kiến Nghị Đối Với Các Cấp, Các Ngành Để Hoàn Thiện Hơn Công Tác Mua Bán Ngoại Tệ Của Ngân Hàng.

Một phần của tài liệu Chính sách nhà nước trong mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng nhà nước (Trang 79 - 82)

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHNo&PTNT TP ĐN:

9. Một Số Kiến Nghị Đối Với Các Cấp, Các Ngành Để Hoàn Thiện Hơn Công Tác Mua Bán Ngoại Tệ Của Ngân Hàng.

Tác Mua Bán Ngoại Tệ Của Ngân Hàng.

Một điều pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là các hoạt động của Ngân hàng phải chịu sự điều tiết của luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp lý do thống đốc NHNN ban hành. Riêng đối với hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng thì ngoài các văn bản trên nó còn chịu sự điều tiết bởi quy chế quản lý ngoại hối do chính phủ ban hành. Các văn bản pháp luật trên đã tạo hành lang pháp lý giúp cho các ngân hàng có điều kiện hoạt động tốt hơn, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, em xin đưa ra vài kiến nghị trong hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng.

Thứ nhất, theo quyết định số 18/1998/QĐ-NHNN7 Ngân hàng nhà nước quy định: Trạng thái ngoại hối dư thừa, dư thiếu cuối ngày các loại ngoại tệ của các tổ chức tín dụng không được vượt ±30% vốn tự có, trong đó riêng USD là 15% vốn tự có. Tỷ lệ 15% của USD xem ra không hợp lý. Do vốn tự có của hầu hết các NHTM rất hạn chế, hiện nay chỉ vào khoảng 60 – 70 triệu USD. Hơn nữa, trên thực tế hiện nay, các giao dịch trên thị trường chủ yếu là bằng USD (hơn 90%), tỷ trọng các loại đồng tiền khác rất thấp (không quá 10%). Vì vậy, quy định tổng trạng thái ngoại hối không vượt quá 30% vốn tự có, trong đó riêng USD là 15% là không phù hợp. Tỷ lệ 15% của USD cần được xem xét và nâng lên.

Thứ hai, cho phép áp dụng nhiệp vụ mua bán quyền chọn (option).

Trong hai năm qua (2002 -- 2003) tình hình mua bán ngoại tệ của các ngân hàng không cong căng thẳng như các năm trước đó. Vào các năm trước, trong thời kỳ căng thẳng ngoại tệ NHNN đã cho phép các ngân hàng sử dụng nghiệp vụ Forward hay Swap để thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng, nhờ vậy mà giải quyết được phần nào tình trạng căng thẳng ngoại tệ. Hiện nay, tình trạng căng thẳng ngoại tệ không còn, vì vậy các khách hàng không thích thực hiện mua bán ngoại tệ bằng nghiệp vụ Forward hay Swap mà thích mua bán giao ngay (spot). Trong tình hình hiện nay, thì các ngân hàng và khách hàng đều có thể thực hiện mua bán quyền chọn, nhưng ngân hàng Nhà nước chưa có một văn bản nào về mua bán quyền chọn. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ mua bán quyền chọn cho các ngân hàng. Có như vậy thì hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng sẽ đa dạng hơn, nhiều hình thức hơn và sôi động hơn. Điều này góp phần thúc đẩy thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phát triển mạnh hơn và thúc đẩy quá trình hình thành thị trường ngoại hối diễn ra nhanh hơn.

Thứ ba, thu hút kiều hối vào tay Nhà nước.

Bãi bỏ thuế thu nhập cá nhân đánh trên kiều hối; cho phép người nhận được nhận kiều hối bằng ngoại tệ là hai sự khai thông để kiều hối chảy về Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, việc cho phép chi trả kiều hối bằng ngoại tệ có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với nền khing tế như: làm tăng tình trạng đô la hóa; làm tăng tình trạng dùng USD làm phương tiện cất giữ trong dân; ngoại tệ mặt được rút ra từ ngân hàng đi vào thị trường tự do có thể được dùng cho những mục đích bất hợp pháp vv….

Vì vậy, về lâu dài phải thu hẹp và xóa bỏ việc nhận kiều hối bằng ngoại tệ. Song nếu Nhà nước chỉ cho phép nhận kiều hối bằng tiền đồng thì người nhận sẽ thiệt thòi. Ngân hàng nhà nước không thể bắt người dân gánh chịu sự mất giá của VND. Do vậy, để

người dân khi nhận kiều hối tự nguyện bán ngoại tệ cho ngân hàng thì ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng biện pháp linh hoạt về tỷ giá, chẳng hạn người nhận kiều hối nếu bán ngoại tệ cho ngân hàng sẽ được áp dụng tỷ giá mua cao bằng tỷ giá mua của thị trường tự do. Điều này đã được thực tế chứng minh nhiều lần, vào những thời điểm giá mua ngoại tệ của ngân hàng ngang với giá của thị trường tự do, người dân đã chọn bán ngoại tệ cho ngân hàng chứ không bán cho các tiệm vàng.

KẾT LUẬN

Nhu cầu về ngoại tệ trong nền kinh tế là rất lớn, vì vậy việc kinh doanh ngoại tệ

đòi hỏi sự nhạy bén và chính xác mọi thông tin liên quan về tỷ giá. Cho nên nghiên cứu về công việc mua bán ngoại tệ là một phần tất yếu trong quá trình kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.

NHNo & PTNT-Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động

kinh doanh nàyvà không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi giao dịch. NHNo&PTNT Thành phố Đà Nẵng ngày càng nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của mình trong trường cạnh tranh khóc liệt, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.

Qua chuyên đề “ Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Thành

phố Đà Nẵng gia đoạn 2002-2003”.Em đã phân tích dựa trên một số phương diện doanh

số mua , doanh số bán,tình hình thanh toán Quốc tế , dư nợ cho vay ngoại tệ .Từ đó chuyên đề đi vào giải quyết các vấn đề :

+ Tổng hợp và khái quát một số vấn đề chung về hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại tệ và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh ngoại tệ.

+Đánh giá thực trạng mua bán ngoại tệ của NHNo&PTNT Thành phố Đà Nẵng

giai đoạn 2002-2003 để nêu lên được những mặt ưu điểm cũng như các hạn chế trong

quá trình kinh doanh ngoại tệ đồng thời tìm ra nguyên nhân giải quyết.

+ Tổng hợp các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả trong quá trình kinh doanh ngoại tệ. Qua đó kiến nghị với các cơ quan liên quan và Ngân hàng, nhằm thực thi một cách tốt nhất các giải pháp này.

Tuy nhiên do năng lực bản thân có hạn và thời gian còn hạn chế nên chuyên đề này còn có nhiều bất cập và thiếu sót.

Rất mong được góp ý của các anh chị trong phòng và thầy giáo hướng dẫn để sửa chữa những sai sót trong quá trình phân tích chuyên đề nhằm chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Chính sách nhà nước trong mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng nhà nước (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)