III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003.
a. Tình hình huy động vốn ngoại tệ của Ngân hàng:
Tại NHNoĐN vốn ngoại tệ mà Chi nhánh huy động bao gồm:
- Tiền gửi tiết kiệm: Đây là loại tiền gửi của cá nhân, chủ yếu là loại có kỳ hạn. - Tiền gửi thanh toán: Chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức
tín dụng.
- Vay từ NHNoVN
Sau đây là tình hình huy động vốn ngoại tệ của Chi nhánh trong 2 năm (2002 - 2003).
Qua bảng số liệu ta thấy lượng ngoại tệ huy động của Chi nhánh trong năm 2003 có tăng lên so với năm 2002, nhưng mức tăng rất nhỏ chỉ 309 nghìn USD, tốc độ tăng cũng rất thấp chỉ đạt 0,9%. Để hiểu rõ tình hình này, chúng ta cần xem xét đến từng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong 2 năm qua. Trong tổng số ngoại tệ Chi nhánh huy động được thì lượng ngoại tệ huy động từ tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 40%). Do vậy, tiền gửi tiết kiệm là nguồn ngoại tệ huy động chủ yếu của Chi nhánh, những biến động tăng giảm của loại tiền gửi này sẽ ảnh hưởng mạnh đến tổng vốn ngoại tệ huy động của Chi nhánh.
ĐVT: 1000USD Năm 2002 Năm 2003 So sánh Đối tượng Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Mức độ tăng giảm (%) Tốc độ tăng giảm(%)
1. Tiền gửi tiết kiệm 15360 45,5 13345 39,1 - 2015 - 13,1 2. Tiền gửi thanh toán 6716 19,9 7045 20,7 + 329 + 4,9 3. Vay NHNoTW 11710 34,6 13705 40,2 + 1995 + 17
Tổng cộng 33786 100 34095 100 + 309 + 0,9
Trong hai năm qua, lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Chi nhánh có sự giảm sút về tỷ trọng và số tuyệt đối. Tỷ trọng của nó giảm từ 45,5% năm 2001 xuống còn 39,1% năm 2003, lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ giảm 13,1%(tức giảm 2015 nghìn USA) so với năm 2002. Chúng ta biết rằng, mục đích chính của người dân khi gửi tiền tiết kiệm là kiếm lời. Vì vậy lãi suất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ ngoài nhân tố lãi suất thì sự tăng gía của đồng ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến tiền lãi của ngoại tệ là hai nhân tố chính ảnh hưởng đến lượng tiền gửi này khi sang VND. Vì vậy, lãi suất và sự tăng giá của đồng ngoại tệ là hai nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh .
Trong năm 2003, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND tiên tục tăng cao (trên 7,0%). Trong khi đó lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (USD) lại lien tục giảm đến mức rất thấp (dưới 2% năm). Một năm trước đó, năm 2002 đồng USD có tăng giá so với VND nhưng mức tăng không cao chỉ 3,9%) và mức tăng giá này có thể liên tục trong
năm 2003. Như vậy, gửi tiền tiết kiệm bằng VND sẽ có lựoi hơn so với gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ. Vì vậy, trong năm 2003 nhiều người đã bán các khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ cho Chi nhánh để chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VND.
Mặt khác, với tình hình lãi suất như trên thì khi nhận được kiều hối nếu người nhận chưa có nhu cầu sử dụng thì họ sẽ không gửi tiết kiệm ngoại tệ mà bán lượng ngoại tệ này cho Chi nhánh để gửi tiết kiệm bằng VND. Các nguyên nhân trên đã làm cho lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ cá nhân tăng lên và đông thời lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Chi nhánh giảm xuống do cơ chế quản lý ngoại hối chặt chẽ của Chính phủ, chẳng hạn như: Các khoản thu ngoại tệ của dân cư như: kiều hối, lương trả băng ngoại tệ, phải thong qua Ngân hàng và họ chỉ nhận được bằng VND với tỷ giá tương ứng. Như vậy, khách hàng phải bán số ngoại tệ này cho Ngân hàng, còn không thì gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Còn đối với Chi nhánh, khi mua được lượng ngoại tệ từ các nguồn này thì lượng vốn huy động ngoại tệ của Chi nhánh sẽ mất khoản ngoại tệ này. Ngược lại khách hàng không muốn bán mà muốn gửi vào Ngân hàng thì sẽ ảnh hưởng đến lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Cụ thể năm 2003, lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ cá nhân tăng 2830 nghìn USD thì lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ giảm: 2015 nghìn USD.
Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tai Chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng thấp nhất trong tổng vốn huy động ngoại tệ của Chi nhánh (khoảng 20%). Vì vậy, những biến động của lượng tiền gửi này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tổng vốn ngoại tệ huy động của Chi nhánh. Trong năm 2003 lượng tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tại Chi nhánh tăng 4,9% so với năm 2002 (tức tăng 329 nghìn USD). Sự tăng lên này chủ yếu là do các khách hàng của Chi nhánh có quy mô hoạt động
xuất nhập khẩu ngày càng lớn, nên tiền gửi thanh toán ngoại tệ của họ tại Chi nhánh mua vào hay bán ra cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Bảng số liệu trên cũng cho thấy, lượng ngoại tệ Chi nhánh vay từ NHNoVN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn ngoại tệ huy động của Chi nhánh trong hai năm qua, lượng ngoại tệ Chi nhánh vay từ NHNoVN tăng mạnh cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Tỷ trọng tăng từ 34,6% năm 2001 lên 40,2% năm 2003. Lượng ngoại tệ vay NHNoVN trong năm 2003 tăng 17% so với năm 2002 (tức tăng 1995 nghìn USD). Do lượng ngoại tệ huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong năm 2003 giảm sút so với năm 2002, nên Chi nhánh phải tăng lượng ngoại tệ vay từ NHNoVN để bù đắp cho sự sụt giảm này.
Trong hai năm qua, lượng ngoại tệ Chi nhánh huy động từ tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh. Nhưng lượng ngoại tệ tăng lên từ vay NHNoVN và tiền gửi thanh toán cũng đã dư để bù đắp cho sự giảm sút của tiền gửi thanh toán. Do đó tổng lượng ngoại tệ Chi nhánh huy động được trong năm 2003 có tăng lên so với năm 2002, dù mức tăng rất ít (chưa quá 1%). Qua quá trình phân tích trên ta thấy, nguồn vốn ngoại tệ của NHNoĐN được tạo nên chủ yếu từ lượng ngoại tệ huy động của Chi nhánh và lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Mặc dù hoạt động mua bán ngoại tệ và huy động vốn ngoại tệ là hai hoạt động khác nhau, song giữa chúng có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau.