Tình hình hoạt động vốn VND:

Một phần của tài liệu Chính sách nhà nước trong mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng nhà nước (Trang 63 - 67)

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003.

d. Tình hình hoạt động vốn VND:

Huy động vốn là hoạt động rất quan trọng của ngân hàng,. nhất là huy động , vốn VND. Tại NHNoĐN nguồn vốn VND mà Chi nhánh huy động bao gồm :

- Tiền gửi tiết kiệm: đây là loại tiền gửi của cá nhân, chủ yếu là loại có kỳ hạn. - Tiền gửi thanh toán: chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức

tín dụng

- Vay từ NHNNVN

Sau đây là tình hình huy động vốn của NHNNĐN trong hai năm của (2002-2003)

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VND

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Mức độ tăng Tốc độ tăng

1. Tiền gửi tiết kiệm 676.650 46% 634.155 50% 157.505 + 33% 2. Tiền gửi thanh toán 317.080 30,6% 358.800 28,3% 41.720 + 13,2% 3. Vay NHNoTW 242.471 23,4% 274.577 21,7% 32.106 + 13%

Tổng cộng 1.036.621 100% 1.267.532 100% 231.331 + 22,3%

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng lượng vốn VND huy động của Chi nhánh trong hai năm qua tăng rất mạng, tăng 22,3% tức tăng 231.331 triệu đồng. Để thấy rõ sự tăng lên này chúng ta cần xem xét tình hình từng nguồn huy động vốn VND của Chi nhánh trong thấy tổng lượng vốn VND huy động của Chi nhánh thì vốn huy động từ tiền gửi tiế kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 50%). Vì vậy, tiền gửi tiết kiện VND là nguồn vốn huy động quan trọng nhất, chủ yếu nhất của Chi nhánh. Những thay đổi tăng giảm của nó sẽ ảnh hưỡng trực tiếp mạnh mẽ đến tổng vốn VND huy động của Chi nhánh. Trong hai năm qua, tiền gửi tiết kiệm VND tại Chi nhánh tang lên rất mạnh cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Tỷ trọng tăng từ 46% lên 50%. Năm 2003 lượng tiền gửi tiế kiệmVND tăng 33% so với 2002 (tức tăng 157.505 triệu đồng ). Đối với tiền gửi tiết kiệm VND chỉ với mức 6% năm . mặc dù lãi suất tiền tiếp kiệm bằng ngoại tệ tưang 3%, thấy hơn lại suất tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ. Nhưng nếu cộng them tỷ lệ tăng gia của đồng ngoại tệ trong năm 2002(3,9%) thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ cũng trên 6,9% năm (tính theo VND). Mức lãi suất này cao hơn lian suất tiền gửi tiết kiệm nội tệ. Vì vậy, trong năm 2002 gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ xem ra có lựoi hơn so với gửi tiết kiệm bằng VND. Do vậy, huy động tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ có phần thuần lợi hơn so với huy động tiền gửi tiết kiệm VND.

Năm 2003, tiền gửi tiết kiệm VND tăng mạnh so với năm 2002. Sự tăng lên này do lãi suất huy động VND tăng cao, từ đó thu hút nhiều người đem tiền gửi vào ngân hàng. Trong 2003 nền kinh tế Đà nẵng tiếp tục tăng trưởng cao, nhu cầu vay vốn để mở rộng, phát triển sản xuất của các doanh nghiệp tăng cao, nhu cầu vay vốn để mở rộng , phát triển sản xuất của doanh nghiệm tăng cao. Vì vậy, trong năm 2003 hầu hết các ngân hàng trên địa bàn đều bị khan hiếm tiền đồng. Các ngân hàn phải cạnh trang nhau trong việc thu hut tiền đồng bằng cách tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND. Do đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằngVND trong năm 2003 đạt mức 7% năm. Trong khi đó lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USA hạ xuống mức rất thấp , dưới 2% năm , bên cạnh đó, trong năm 2003 đồng USA chỉ tăng gía nhẹ (2,1%). Vì vậy nếu cộng them tỷ lệ tăng giá của USD thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm USD tính nhanh VND chỉ khoảng 4,1% năm, vẫn thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND. Như vậy , trong năm 2003 nếu gửi tiếp kiệm bằng VND thì sẻ có lợi hơn vớ gởi tiết kiệm bằng USD. Mà tiền gửi tiết kiệm thì có mục đích chủ yếu là kiếm lời. Do đó, rất nhiều người đã bán các khoảng tiền gửi tiếp kiệm bằng USD cho Chi nhánh để chuyển sang tiền gửi VND. Cụ thể , trong năm 2003 tiền gửi ngoại tệ giảm 2.015 nghìn USD (hơn 30 tỷ VND). Điều này sẽ góp phần làm choc ho doanh sô mua ngoại tệ trong 2002 của Chi nhánh nhành tăng lên, vốn hoạt động tiền gửi tiết kiệm VND cũng tăng lên. Như vậy, hoạt động hoạt động tiền gửi tiết kiệm nội tệ cũng có ảnh hưởng đén hoạt động mua bán ngoại tế của Chi nhánh. Khi Chi nhánh đẩy mạnh huy động vốn VND thì hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh cũng được nâng cao, hay nói cách khác là hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh được đẩy mạnh góp phần làm tưng lượng tiền gửi tiết kiệm bằng VND tại Chi nhánh.

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, trong 2 năm qua tiền gửi thanh toán bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng vốn VND huy động của Chi nhánh . Nó luôn chiếm gần 1/3 tổng vốn VND huy động. Trong hai năm qua thì tiền gửi thành toán bằng VND có giảm về mặt tỷ trọng (tà 30,6% năm 2002 giảm xuống 28,3% năm 2003), nhưng nó vẫn tăng lên về số tuyệt dối. Năm 2003 tiền gửi thanh bằng VND tăng 13,2 %(tăng 41.720 triệu đồng) so với năm 2002 mục đích của tiền gửi thành toán là tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, chuứ không phải là để kiếm lừoi. Vì vậy lãi suất không phải là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến huy động loại tiền gửi này. Do đó sự tăng lên của tiền gửi thanh toán VND tại NHNHĐN chỉ có thể là do nên kinh tế Đà nẵng trong hai năm qua luôn đạt mức tăng trưởng cao.Đa số các khách hàng của của Chi nhánh có kết qủa kinh doanh tốt, quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng, nên lượng tiền gửi thanh toán của họ tại Chi nhánh cũng tăng lên.

Trong hai năm qua thì vốn VND huy động vay NHNoVN có tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng (từ 23,4% xuống còn 21,7%). Điều này cho thấy rằng NHNoĐN đang thực hiện tốt công tác huy động vốn VND. Chi nhánh đã tự huy động được một lượng vốn rất lớn trên địa bàn Đà Nẵng. Do đó, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng ít lệ thuộc vào vốn vay từ NHNoVN. Năm 2003 vốn vay NHNoVN của Chi nhánh chỉ tăng 13% tức tăng 32.106 triệu đồng. Sự tăng lên này là để đáp ứng nhu cầu cho vay của Chi nhánh. Mặc dù vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và thanh toán trong năm 2003 tăng mạnh so với năm 2002, nhưng sự tăng lên này cũng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của Chi nhánh trong năm 2003. doanh số cho vay VND của Chi nhánh trong năm 2003 tăng 24% so với năm 2002. Vì vậy Chi nhánh phải bay them vốn từ NHNoVN.

Tóm lại, qua sự phân tích trên ta thấy, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm VND luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất, nên nó rất quan trọng đối với Chi nhánh. Hoạt động mua bán ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến tiền gửi tiết kiệm VND là chủ yếu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn VND của Chi nhánh. Ngược lại, hoạt động huy động vốn VND từ tiền gửi tiết kiệm cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua bán ngoại tệ cuat Chi nhánh. Như vậy hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh và huy động VND đều có những tác động ảnh hưởng qua lại với nhau.

PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHNO & PTNTĐN ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHNO & PTNTĐN

Một phần của tài liệu Chính sách nhà nước trong mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng nhà nước (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)