3.2.1 Giải pháp phát triển văn hóa giao tiếp:
- Những điểm chung cần hướng tới: Chuẩn mực, tự nhiên, đàng hoàng, tự tin trên nguyên tắc 10 điểm: Ân cần, ngay ngắn, chuyên chú, đĩnh đạc, đồng cảm, ôn hoà, rõ ràng, nhiệt tình, nhất quán, khiêm nhường.
- Giao tiếp trong nội bộ đơn vị
- Giao tiếp đối với đối tác của đơn vị trong giao dịch, đối ngoại - Giao tiếp đối với các đơn vị tại địa phương nơi đơn vị đóng quân. - Việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.
3.2.2 Giải pháp thực hiện nghiêm nội quy của cơ quan, đơn vị:
- Chấp hành đúng giờ quy định.
- Trang phục: Phù hợp với môi trường làm việc (trang phục cơ quan, công sở hoặc bảo hộ lao động...), hợp cách, không tuỳ tiện, luộm thuộm. Thời gian qua Tổng công ty và một số các đơn vị thành viên đã thực hiện tốt việc mặc đồng phục vào sáng thứ hai hàng tuần và đeo thẻ.
- Tác phong, giao tiếp, ứng xử. - Thực hiện an toàn lao động.
3.2.3 Giải pháp về đánh giá xếp loại cuối năm
Tuy việc đánh giá xếp loại khách quan như hiện nay là khá tốt phát huy hết khả năng làm việc của nhân viên, nhưng nó lại quá công khai dễ dẫn đến sự ganh tỵ lẫn nhau giữa các nhân viên cùng một vị trí, dễ dẫn đến mất đoàn kết . Nên để việc đánh giá xếp loại cho bộ phân nhân sự dựa trên những mục tiêu được đặc ra mang tính định lượng để dễ dàng lượng hóa các mục tiêu này. Lập ra các bảng lượng háo các mục tiêu này và cứ dựa vào bảng lượng hóa này để đánh giá khách hàng
3.2.4 Giải pháp tạo dựng và bồi đắp hệ giá trị văn hoá
Giai đoạn này nhằm xác lập ra được hệ thống các giá trị văn hoá nền tảng và cốt lõi của ACB bao gồm các sứ mệnh, các quy ước, thiết kế, các biểu thị
văn hoá trong giao dịch, trong cách tổ chức không gian văn hoá để nâng tầm của ACB về hình ảnh, về phong cách riêng biệt có thể cảm nhận được tích cực từ bên trong mỗi cán bộ công nhân viên của công ty và từ bên ngoài, từ đó tạo nên giá trị đặc thù, khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trên cơ sở truyền thống và những kết quả văn hoá doanh nghiệp đã có, xây dựng các chuẩn mực, tiêu chí văn hoá ACB trong quan hệ nội bộ, giao dịch, trong quản lý điều hành, trong sản xuất kinh doanh, trong đào tạo và nhận thức bao gồm :
- Những việc nên làm ; những việc không nên làm. - Nội quy cơ quan, đơn vị
- Chính sách chất lượng.
- Quy định về các hoạt động văn hoá, thể thao, các giải thưởng hàng năm. - Quy tắc: Thái độ, trách nhiệm của mọi cán bộ công nhân viên đối với công việc, đối với tập thể, với các đơn vị trong nội bộ và xã hội.
- Quy tắc văn hoá chung của công ty - Quy tắc văn hoá nhân viên.
- Quy tắc văn hoá với cán bộ quản lý điều hành.
- Quy tắc văn hoá trong giải quyết vấn đề nhân sự trong nội bộ TCT - Quy tắc văn hoá trong giao dịch, đối ngoại,vv...
3.2.5 Giải pháp nâng cao vai trò và các hoạt động của Tuổi trẻ ACB trong việc xây dựng văn hoá ACB: trong việc xây dựng văn hoá ACB:
- Xác định ý thức, trách nhiệm của Tuổi trẻ ACB trong việc giữ vững và phát triển giá trị thương hiệu ACB và các sản phẩm ACB. Tuyên truyền nâng
cao sự hiểu biết về truyền thống của TCT, từ đó giúp cho thanh niên thêm yêu nghề, say mê công việc, tự hào và gắn bó lâu dài với TCT.
- Tích cực tham gia các hoạt động như tham gia phát động các phong trào thi đua, chiến dịch thi đua, các đợt thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
- Động viên đoàn viên thanh niên tích cực học tập nâng cao trình độ, nhanh nhạy cập nhật thông tin, nắm bắt thị trường và khoa học công nghệ mới, ứng dụng vào việc đổi mới công việc.
- Đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động của đoàn phù hợp với sự phát triển của Tổng công ty và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Đất nước.
- Các hoạt động góp phần quảng bá thương hiệu ACB.
+ Tổ chức các hoạt động và viết bài tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình và các cơ quan tuyên truyền của Tổng công ty như Bản tin nội bộ ,website ACB.
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền
+ Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị, Đoàn thanh niên chủ động đứng ra tổ chức các hội thảo về chuyên môn trong nội bộ đơn vị, hoặc giữa các đơn vị trong TCT với các đơn vị ngoài TCT, thông qua đó giới thiệu về TCT, quảng bá về các sản phẩm ACB.
- Các hoạt động văn hoá, xã hội, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo từ thiện, tham gia tổ chức các hoạt động thanh niên tình nguyện, nghĩa tình biên giới hải đảo, hiến máu nhân đạo...
3.3 Những giải pháp học từ văn hóa doanh nghiệp Nhật
Các đặc trưng cho văn hoá kinh doanh của Nhật Bản chủ yếu và nổi bật là môi hình quản lý đều mang những đặc điểm như chú trọng nguồn lực con người, coi trọng con người và mối quan hệ hài hoà (nguyên tắc Wa) trong quan hệ con người, mọi người trong tổ chức đều tham gia vào quá trình hoạt động quản lý và tập thể quan trọng hơn cá nhân. Trong đó đáng chú ý là thuyết kiểm tra chất lượng toàn diện (TQC – Total Quality Control) theo hệ thống Kaizen (cải thiện). Khái niệm TQC vốn được Nhật học hỏi, tiếp thu và cải tiến từ khái niệm Kiểm tra chất lượng (QC – Quality Control) của Mỹ vào năm 1946. ban đầu, QC chỉ có nghĩa là “chất lượng của sản phẩm”, nhưng người Nhật mở rộng ra khắp mọi thức, trở thành Kiểm tra chất lượng toàn diện (TQC): chất lượng sản phẩm, hoạt động, nhân lực, uy tín và cải tiến không ngừng quy trình Hoạch định – Thực Hiện – Kiểm tra – Đối phó. TQC được người Nhật hiểu là “sự cải tiến (kaizen) không ngừng bất cứ chất lượng nào được nhận thấy là mục tiêu cải tiến với sự tham gia đầy đủ của mọi thành viên trong tổ chức, sử dụng những kỹ thuật kiểm tra chất lượng để thực hiện”. TQC là một công cụ để “không ngừng cải tiến chất lượng” (kaizen), nhằm cải tiến sản phẩm và dịch vụ, củng cố và tăng cường các hoạt động của công ty.Việc đưa kaizen vào trong ý thức của mọi nhân viên, là một nhân tố khiến cho Nhật Bản phát triển và tạo nên một nếp văn hoá kinh doanh riêng biệt của họ
* Bên ngoài công ty
Với những mối quan hệ bên ngoài công ty như khách hàng trong nước và nước ngoài, người Nhật có các thái độ khác nhau. Với các công ty Nhật Bản, thường giữa họ có mối quan hệ làm ăn lâu dài, tin cậy nhau – công ty Nhật thường là keirestu kaisha (công ty có phụ thuộc hay liên hệ) với công ty khác,
họ cùng nằm trong một hệ thống chặt chẽ, phân công nhau trong kinh doanh, tạo thành một nhóm kinh doanh trung thành với nhau khiến công ty nước ngoài khó mà xâm nhập vào được. Đương nhiên là người bên ngoài sẽ phải mất nhiều thời gian, gặp nhiều khó khăn mới có thể chen vào cùng làm ăn với một công ty trong hệ thống đó. Người Nhật thà mua từ công ty Nhật khác trong hệ thống đó với giá cao hơn thay vì mua từ công ty bên ngoài. Mối quan hệ giữa người với người (ningen kankei) rất quan trọng trong xã hội Nhật Bản, nó là thước đo của tình bạn, sự gắn bó và hợp tác chặt chẽ trong đời sống của họ. Trong tất cả các cuộc làm ăn, kinh doanh người Nhật luôn lấy mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên, cấp dưới làm cơ sở cho mọi hoạt động. Trong xã hội mỗi người Nhật có một vị trí nhất định trong một bộ máy, nếu không hiểu được vị trí của họ cũng làm người Nhật lúng túng. Do vậy người Nhật e dè khi tiếp xúc với người họ chưa có quan hệ mật thiết. Người Nhật, do đó, mất nhiều thời gian để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, hiểu biết nhau trước khi họ bắt đầu thực sự làm ăn với nhau. Đi chơi golf với nhau là một trong những cách quan trọng nhằm tạo lập quan hệ hiểu biết của họ.
Từ xưa, người Nhật luôn coi người nước ngoài là “gaijin” (ngoại nhân), mang tâm lý bài ngoại, tự tôn, tự ty dân tộc nên không cho phép người nước ngoài xâm nhập vào tổ chức của họ. Ngày nay, do mở rộng cơ hội làm ăn quốc tế, nên người Nhật tiếp xúc với nhiều người nước ngoài. Nếu chưa xác lập được mối quan hệ tốt đẹp với người Nhật thì người nước ngoài sẽ mất đi cơ hội làm ăn với họ. Một trong điều đáng lưu ý là người Nhật thường lúng túng khi gặp đối tác làm ăn là nữ giới, đặc biệt là những người Nhật “chân ướt chân ráo” (những người Nhật truyền thống, lứa tuổi trung niên trở lên), còn những người Nhật “thành thục, già đời” (juku) thường là còn trẻ và làm việc nhiều với người
nước ngoài, học hỏi tại nước ngoài thì điều này họ có thể chấp nhận được.Người Nhật tìm hiểu rất kỹ tình hình hoạt động của các công ty, quan tâm tối ảnh hưởng của cá nhân tới các sự kiện trong công ty đó trước khi họ làm ăn với công ty đó. Do đó, người Nhật thường mất nhiều thời gian trong việc trước khi quyết định làm ăn với đối tác. Việc nhờ người quen biết có uy tín, có quan hệ tốt đẹp với đối tác làm người trung gian (shokainin) giới thiệu trong việc tạo mối quan hệ với người Nhật là một điều đáng lưu ý khi làm ăn với người Nhật. Tốt nhất shokainin (đó phải là nam giới) là một người Nhật hiểu biết tường tận tình hình của công ty, sản phẩm, dịch vụ và quan hệ giao dịch, mối quan hệ của hai bên, và ông ta có địa vị quản lý tầm trung… Có thể nói, việc tạo lập mối quan hệ trong văn hoá kinh doanh của nhiệt là rất quan trọng, nhưng một khi đã hiểu biết lẫn nhau, tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài và tin cậy lẫn nhau thì công việc làm ăn kinh doanh với người Nhật sẽ rất thuận lợi.
Khi bắt đầu gặp người Nhật, việc chào hỏi, trao đổi danh thiếp rất quan trọng – người Nhật thường rất thích nếu người nước ngoài cúi chào họ theo kiểu ojigi và thích người tỏ ra hiểu văn hoá, ngôn ngữ Nhật Bản và yêu mến đất nước của họ. Ngoài ra, người Nhật có những đặc trưng riêng của họ trong thương lượng kinh doanh như không thích tranh luận chính diện với đối thủ, không phản ứng ngay và luôn tỏ ra ôn hoà, khiêm nhường, bình tĩnh, thích đàm phán với người có chức vụ ngang mình, luôn muốn người của mình nhiều hơn bên đối phương, để dẽ dàng ra quyết định sau này. Người Nhật thường có nhiều cách nói mơ hồ (aimai) để diễn đạt ý muốn và không nói “không” một cách rõ ràng nên người nước ngoài rất dễ hiểu lầm lời nói và ý nghĩ của họ. Ngoài ra, tiếng Nhật rất khó với cấu trúc ngữ pháp ngược, từ vựng pha trộn và lời nói thường chỉ là một phần trong giao tiếp, phần quan trọng chìm ẩn trong giáp tiếp
nằm ở trong các cử chỉ của họ nhiều hơn. Người Nhật không nói thắng sự việc mà nói tế nhị – “ý tại ngôn ngoài”, ý ngoài lời nói (haragei), trong thương lượng kinh doanh thì việc phải hiểu được những gì đằng sau lời nói (haragei) rất quan trọng. Sự tiến triển tốt đẹp của cuộc thương lượng nhiều khi chỉ thể hiện trong những nụ cười hoặc những lời nói ý nhị, và người Nhật không hứa hẹn chắc nịch một điều gì vì họ sợ không làm được và họ không muốn nghe người khác hứa hẹn chắc nịch vì họ muốn giữ thể diện cho người ấy nếu tương lai không thực hiện được lời hứa. Điều này quả là rất khó hiểu và khó nắm bắt đối với người nước ngoài. Sự im lặng trong đàm phán của họ cũng là một cách đàm phán vì người Nhật không thích sự ồn ào. Với người Nhật, sự tin tưởng lẫn nhau còn quan trọng hơn hợp đồng bằng giấy tờ…
Có thể nói, việc hiểu người Nhật và văn hoá kinh doanh của họ rất phức tạp. Nhưng các công ty Nhật Bản bao giờ cũng là những công ty chân thành có uy tín cao, đáng tin cậy và luôn là những đối tác trung thành trong kinh doanh với bên ngoài, đó chính là một những đặc trưng đáng tự hào và được trân trọng, học hỏi trong văn hoá kinh doanh của họ.
Nhật Bản đã tạo được một nền văn hoá kinh doanh đặc trưng của họ và những giá trị văn hoá đó đã giúp họ từ một nước Nhật nghèo tài nguyên, bị thất trận và bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh đã thành công trong sự phát triển kinh tế trở thành cường quốc kinh tế lớn trên thế giới khiến thế giới phải thán phục, kinh ngạc. Nhật Bản bắt đầu vươn ra hợp tác, chiếm lĩnh nền kinh tế thế giới và mở rộng các quan hệ hợp tác trên nhiều mặt với các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã có những phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, giao lưu văn hoá. Ngày càng có tổ chức Nhật sang
đầu tư, làm việc tại Việt Nam và ngược lại cũng có nhiều tổ chức Việt Nam làm ăn, tiếp xúc với người Nhật. Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc kinh doanh với người Nhật, việc hiểu biết về người Nhật và văn hoá kinh doanh của họ đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho ta tránh được được những hiểu lầm và góp phần vào sự thành công trong công việc. Đồng thời việc tìm hiểu về văn hoá kinh doanh của Nhật Bản cũng ít nhiều góp phần vào việc phát triển quan hệ kinh doanh với người Nhật, và qua đó có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung.
KẾT LUẬN
Văn hoá công ty hiện nay được xem là chỉ số nhận dạng giữa các công ty với nhau và là yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của công ty. Tuy nhiên, văn hoá công ty bao gồm nhiều cấp độ và nhiều khía cạnh khác nhau nên việc xây dựng văn hoá công ty đòi hỏi phải trải qua một thời gian dài và nhiều khó khăn. Trong giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, các công ty xây dựng được một nền văn hoá vững mạnh, giữ gìn các giá trị cốt lõi đồng thời biết thay đổi để phù hợp với môi trường địa phương đảm bảo sẽ phát triển và tồn tại lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp - David H. Maister- NXB Thống Kê
2. Đạo Đức Kinh Doanh Và Văn Hoá Doanh Nghiệp- Phạm Quốc Toản- NXB Lao động Xã hội 3. Website : - http://www.acb.com.vn - http://www.saga.vn - http://www.doanhnhan360.com ….